Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.845 tác phẩm
2.760 tác giả
551
122.974.657

vanchuongviet.org

Tư liệu văn hóa nghệ thuật

TIN TỨC
Gian nan đòi quyền tác giả
Những ca khúc trong 2 album Lệ Quyên ngay khi vừa phát hành đã bị các trang mạng xâm phạm bản quyền Tình trạng xâm phạm bản quyền tràn lan và người bị xâm phạm quyền tác giả vẫn gian nan trên con đường kiện tụng...

 

 

Thực thi luật rất kém

 

Đó là nhận định của luật sư (LS) Lê Quang Vy (VLT Lawyers), người được không ít nghệ sĩ nhờ tư vấn, hỗ trợ và đại diện pháp lý cho những vụ vi phạm bản quyền, chủ yếu liên quan đến âm nhạc. Theo anh, “việc thực thi luật ở nước ta rất kém, kể cả cơ quan, tổ chức nhà nước chứ không riêng cá nhân - người sử dụng nào. Nghị định xử phạt có nhưng các cơ quan chức năng cũng không mạnh tay, nên nạn vi phạm bản quyền vẫn liên tục và công khai”. 

 
 

LS Vy cho biết với trường hợp ca sĩ Lệ Quyên bị 9 trang mạng xâm phạm bản quyền năm ngoái, dù đã gửi văn bản đến các trang mạng yêu cầu thanh toán tiền thù lao cho ca sĩ này, song đến nay vẫn còn 4 đơn vị trốn tránh nghĩa vụ. Ngoài Lệ Quyên, một số ca sĩ nổi tiếng khác cũng đang nhờ anh thu thập chứng cứ, cũng về vi phạm bản quyền âm nhạc, nhằm yêu cầu các bên vi phạm thực hiện nghĩa vụ theo luật định.

 

 

http://www.thanhnien.com.vn/PublishingImages/img-thanhnien/quote1.gif;pv9fd2aab5433eefcc

Nghị định xử phạt có nhưng các cơ quan chức năng cũng không mạnh tay, nên nạn vi phạm bản quyền vẫn liên tục và công khai

http://www.thanhnien.com.vn/PublishingImages/img-thanhnien/quote2.gif;pv337a7fb6f27ef78c

 

Luật sư Lê Quang Vy

 

Nhiều năm qua và đặc biệt từ sau khi nhạc sĩ Phạm Duy qua đời, rất nhiều đơn vị, bầu show tổ chức những đêm nhạc Phạm Duy. Tuy xuất phát từ ý nghĩa tốt đẹp, nhưng theo bà Nguyễn Thị Ngọc Trâm, Giám đốc dự án Phạm Duy, thuộc Công ty CP văn hóa Phương Nam - đơn vị độc quyền khai thác tất cả các sáng tác của Phạm Duy tại VN, không chỉ nhiều đơn vị tùy tiện sử dụng, mà đôi khi còn cố tình phớt lờ, không thực hiện nghĩa vụ tác quyền. “Ngay cả một số ca sĩ, những người lẽ ra phải rất ý thức về vấn đề này, cũng không tôn trọng quyền tác giả đối với nhạc sĩ, ở đây là thông qua đơn vị đại diện. Tất nhiên, khi có thông tin về việc sử dụng trái phép nhạc Phạm Duy, chúng tôi đều yêu cầu họ thực hiện theo luật bản quyền. Với những trường hợp bất hợp tác, chúng tôi có những hành động để bảo về quyền tác giả cho gia đình nhạc sĩ Phạm Duy”, bà cho biết.

 

Một họa sĩ bị gần 100 đơn vị sử dụng trái phép hình ảnh

 

Mới đây, Báo Thanh Niên nhận được đơn  phản ảnh của họa sĩ Nguyễn Văn Lộc về tình trạng vi phạm tràn lan tác quyền đối với hình ảnh của anh. Theo đó, trong nhiều năm qua, họa sĩ Lộc đã thực hiện các hình ảnh thể hiện tranh tết dân gian VN, và đó là những hình ảnh được dùng trong công việc thiết kế quảng cáo của anh, với mong muốn phổ biến hình ảnh tết cổ truyền VN. Ngày 1.11.2012, họa sĩ nộp hồ sơ đăng ký bản quyền hình ảnh, đến ngày 7.1.2013 được Cục Bản quyền tác giả cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả (số 169/2013/QTG) cho tác phẩm Hình thức thể hiện tranh tết dân gian, loại hình: Mỹ thuật ứng dụng.

 

Tết Quý Tỵ (2013) qua, những hình ảnh trong tác phẩm của anh đã bị sử dụng trái phép trên toàn quốc trong các lĩnh vực quảng cáo, từ trang trí tết ở các công ty, quảng cáo truyền hình, quảng cáo báo giấy, website, quảng cáo bao bì sản phẩm,... (anh đã chụp hình được nhiều nơi và thu thập các chứng cứ để có cơ sở khởi kiện). Sau tết, anh đã gửi văn bản thông báo đến gần 100 đơn vị, công ty đã sử dụng hình ảnh trái phép này để yêu cầu thực thi tác quyền. Đến 22.3, chỉ có 7 đơn vị phản hồi (2 đài truyền hình và  5 doanh nghiệp), liên hệ trực tiếp và làm việc thỏa đáng. Còn lại đa phần đều cố tình im lặng hoặc trả lời văn bản một cách miễn cưỡng, chối bỏ trách nhiệm, đùn đẩy cho các đơn vị thi công, thiết kế...

Tiếp xúc với PV Thanh Niên, họa sĩ cho biết đã đến văn phòng LS và được hướng dẫn khởi kiện. Tuy nhiên, khó có thể biết được vụ kiện kéo dài trong bao lâu, và người trong cuộc sẽ phải chịu đựng sự mệt mỏi dai dẳng khi các cơ quan chức năng không mặn mà trong việc bảo vệ quyền tác giả.

 

Đề nghị mức phạt cao nhất là 500 triệu đồng

Đầu tháng 3 vừa qua, Bộ VH-TT-DL, Cục Bản quyền tác giả tổ chức hội nghị góp ý xây dựng dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan. Theo dự thảo, mức phạt cao nhất đối với tổ chức vi phạm quyền tác giả được đề nghị là 500 triệu đồng, đối với cá nhân là 250 triệu đồng. Dự kiến, nghị định có hiệu lực từ 1.7.2013.

 

 

Nguyên Vân - TN0