Với sắc diện tươi tắn, bà Annette nói với Thanh Niên Online tại sân bay: “Sau khi tai nạn xảy ra, tôi đã quay lại Việt Nam lần đầu vào năm 2006. Chuyến đi đó, đối với tôi vẫn còn là chuyến trở về với những nỗi sợ hãi, vì những ký ức về thảm kịch rơi máy bay vẫn còn trong tâm trí. Thế nhưng, những nỗi sợ đó trong lần trở lại này đã hoàn toàn tan biến. Tôi chỉ thấy được ngay tại đây lúc này một Việt Nam ấm áp, ASME B31.3 nồng hậu”.
Bà Annette nói tiếp: “Lần trở lại này còn hạnh phúc hơn vì tôi có con gái đi kèm. Không còn gì vui bằng được cho con mình thấy nơi đã đánh dấu một cột mốc quan trọng trong đời tôi. Tôi muốn đưa con gái mình quay trở lại nơi hiện trường tai nạn, gặp lại những người đã cứu mạng tôi để tôi và con được nói lời cảm ơn. Họ đã trực tiếp cứu mạng tôi, và do vậy cũng gián tiếp cứu con gái tôi”.
Joosje, cô con gái 17 tuổi của bà Annette, cũng cho biết mình thực sự “choáng ngợp” trong lần đến Việt Nam cùng mẹ. “Tôi chỉ muốn cảm kích tất cả những gì đã xảy ra: tai nạn máy bay, việc mẹ tôi chống chọi để sinh tồn, và tất cả những người cứu hộ. Không có tất cả những điều đó thì sẽ không có tôi trên cuộc đời này. Nếu gặp được những người đã từng cứu sống mẹ tôi, tôi chỉ muốn nói ngay với họ lời cảm ơn. Và cả sự khâm phục tôi asme code dành cho họ”, Joosje nói với Thanh Niên Online.
Bà Annette và ấn bản tiếng Việt của cuốn hồi ký về tai nạn máy bay tại Ô Kha (Khánh Hòa) - Ảnh: Độc Lập
|
Sau buổi họp báo ra mắt cuốn sách “192 Hours - Giành giật sự sống từ chuyến bay định mệnh” (nguyên tác “Turbulence: A Survival Story") vào lúc 9 giờ sáng ngày 12.8 tại khách sạn Continental, bà Annette sẽ bay ra Nha Trang để thăm lại núi Ô Kha vào ngày 13.8. Trong chuyến đi này, bà cũng sẽ đến thăm thân nhân của đoàn cứu hộ đã tử nạn khi tiếp cận chuyến bay VN-474.
Bà Annette cũng sẽ có các buổi giao lưu với độc giả tại Nhà sách Fahasa Nguyễn Huệ (40 Nguyễn Huệ, quận 1, TP.HCM) vào lúc 18 giờ - 20 giờ 30 ngày 15.8, và Nhà sách Trí Việt (11H Nguyễn Thị Minh Khai, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP.HCM) vào lúc 9 giờ sáng ngày 16.8.
Đặc biệt, bà cũng sẽ dành thời gian giao lưu với độc giả Thanh Niên Online vào lúc 9 giờ sáng 15.8. Tại buổi giao lưu này, bà sẽ chia sẻ những kinh nghiệm của bản thân để vượt qua nỗi đau mất mát và sống asme download quãng đời còn lại sao cho ý nghĩa nhất.
Ý chí sinh tồn
Ngày 14.11.1992, Annette Herfkens và chồng sắp cưới Willem van der Pas cùng 31 hành khách rời TP.HCM tới Nha Trang trên chuyến bay mang số hiệu 474 của Vietnam Airlines. Khi cách đích đến Nha Trang 19 dặm, và cách ngôi làng gần nhất 10 dặm thì chiếc máy bay bất ngờ đâm vào đỉnh núi và rơi xuống núi Ô Kha.
Willem van der Pas cùng các hành khách và phi hành đoàn đều qua đời do chấn thương. Chỉ duy nhất Annette còn sống sót với thương tích đầy mình. Thung lũng Ô Kha vốn được mệnh danh là “thung lũng tử thần” bởi từ trước năm 1975 đã có nhiều máy bay rơi ở khu vực này. Hơn nữa, đó là khu vực hẻo lánh nên để có thể tồn tại trong 8 ngày, Annette đã phải lấy những miếng xốp từ thân máy bay để tích nước làm nguồn “thức ăn” duy trì sự sống cho đến khi đoàn cứu hộ xuất hiện và đưa cô tới bệnh viện cấp cứu.
Trong tự truyện 192 Hours, bạn đọc không chỉ tìm thấy sự nhanh trí, ý chí kiên cường của Annette mà còn học được từ cô thái độ sống lạc quan để vượt qua nghịch cảnh. Chính thái độ sống lạc quan đã nâng đỡ tinh thần cho Annette, giúp cô có thêm sức mạnh để vượt qua đau thương từ ngoại cảnh với những xác người đang nằm la liệt trước mắt cũng như đau thương đến từ tinh thần và thể xác của chính mình. Thay bằng phải chứng kiến sự thực đau đớn, Annette đã hòa nhập với mọi thứ xung quanh, với vẻ đẹp của thiên nhiên, kể cả với xác chết đang trong quá trình phân hủy cạnh bên.
Annette bộc bạch: “Cả ngay lúc còn ở khu rừng lẫn sau này, tôi nhiều lần đều chọn cách không cố tình lơ đi hay đè nén những điều xấu; thay vào đó, tôi chủ động hướng bản thân mình biết nhìn vào những gì. Tôi chủ động chọn những gì cần nhấn vào và những gì asme section viii cần tránh day đi day lại”.
|