Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
470
123.255.069

vanchuongviet.org

Tư liệu văn hóa nghệ thuật

TIN TỨC
Việt hóa thời trang Việt
Những mẫu thời trang của nhà thiết kế trong nước - Ảnh: Đ.T Người Việt đã có thể đảm nhận nhiều công việc hơn trong chuỗi hoạt động thời trang - những việc trước đây vẫn phải thuê người nước ngoài.

 

Nhân lực “hàng hiệu”

Nhà tạo mẫu tóc Hoàng Minh Tâm khi bắt đầu khóa học đầu tiên ở nước ngoài đã thấy mọi sự không giống như anh từng làm trước đó. Chỉ một yêu cầu đơn giản là cắt một đường tóc thẳng băng, anh loay hoay nhiều lần so với bạn học. “Anh Tâm thực sự vất vả trong lần đào tạo ở nước ngoài đầu tiên. Nhưng qua nhiều khóa liên tiếp, kỹ thuật đã tiếp cận thị trường quốc tế, giờ đây anh trở thành Giám đốc đào tạo của Davines VN”, ông Phạm Vũ Tùng, Giám đốc marketing của thương hiệu này tại VN, nói.

 

“Khi Davines mới vào VN, chương trình đào tạo, trình diễn tóc nào chúng tôi cũng đều phải mời chuyên gia nước ngoài về làm mọi công đoạn”, ông Tùng nhớ lại. Giờ thì ông Tâm đã tiếp quản được công việc đào tạo trong nước, từ thay đổi chất liệu tóc, kỹ thuật cắt, đón xu hướng. Giảm được việc mời chuyên gia, không chỉ là chi phí, công việc cũng chủ động hơn với hãng.

 

 

 

http://www.thanhnien.com.vn/PublishingImages/img-thanhnien/news-pbdes.jpg;pv8b664f0583babad9

Người Việt đang dần Việt hóa được thị trường thời trang, thay thế dần những vị trí công việc thời trang trước đây là độc quyền của người nước ngoài

http://www.thanhnien.com.vn/PublishingImages/img-thanhnien/news-pbdes-2.jpg;pvbfb510943cb34975

 

Nhà điêu khắc Đinh Công Đạt

 

“Tôi nhớ lại lần nộp hồ sơ cá nhân cho một công việc thời trang của một hãng nước ngoài. Đại diện của hãng này còn ngạc nhiên không tin nổi là vị trí mà tôi từng đảm nhiệm lại có thể được giao cho người Việt”, nhà điêu khắc Đinh Công Đạt nói. Ông Đạt hiện là “tổng tư lệnh” của nhiều thiết kế trưng bày cửa hàng Hermes tại VN nói. Những công việc VIP như thế, trước đó đều do người nước ngoài đảm nhiệm.

“Người Việt đang dần Việt hóa được thị trường thời trang, thay thế dần những vị trí công việc trước đây là độc quyền của người nước ngoài. Tuy nhiên, để đón kịp xu hướng, năm nào chúng tôi cũng tham dự các khóa đào tạo của hãng ở nước ngoài. Xu thế sáng tạo được cập nhật liên tục như vậy”, ông Đạt nói.

Tại nhiều buổi trình diễn thời trang, việc thay thế các vị trí trước đây chỉ của người nước ngoài cũng đã không còn là chuyện lạ. Khi mở toang những bí mật đào tạo thời trang qua show truyền hình Vietnam’s Next Top Model, công chúng trong nước đã thấy những Xuân Lan, Thanh Hằng, Hà Anh chững chạc, không thua kém người đồng nhiệm nước ngoài.

 

Ngay cả ở vị trí “xung yếu” nhất là đào tạo thiết kế, chúng ta cũng đã có những giảng viên Việt đứng vào hàng ngũ của học viện thời trang nước ngoài. “Khi chủ đầu tư bỏ tiền vào Học viện thời trang London, họ biết rằng không thể thu hồi vốn ngay. Tuy nhiên, họ càng biết hơn trong khoảng chục năm, việc đầu tư đó có thể sinh lợi theo sự phát triển của thời trang trong nước. Một sự đầu tư đón trước”, nhà thiết kế Tôn Hiếu Anh, giám đốc sáng tạo của thương hiệu thời trang Kelly Bùi, cũng là giảng viên của Học viện thời trang London, nói. Tôn Hiếu Anh là người được nhận học bổng du học ngành thời trang của Hội đồng Anh, sau đó quay lại đây giảng dạy.

Tư nhân lấn át nhà nước

“Đúng là có chuyện người Việt đã thay dần người nước ngoài. Từ tổ chức chụp những bộ hình thời trang theo chuyên đề, đến thiết kế trưng bày, sáng tạo mẫu… Nhưng chủ yếu rơi vào khu vực tư nhân, hay có yếu tố nước ngoài”, ông Đạt đưa ý kiến.

 
Xuân Lan chỉ đạo catwalk cho Đẹp Fashion Runway - Ảnh: Tuấn Đào

 

Bà Giang Lương Hà, người nhiều năm làm việc với các tên tuổi hàng hiệu, đã đứng ra tổ chức hội chợ thời trang Chiếc rương du hành. Tại đó, nhiều bộ sưu tập mới ra đã “cháy hàng” do tiếp cận công chúng tập trung hơn, gần gũi hơn. Tuy nhiên, “chiếc rương” ấy vẫn còn nhỏ so với tiềm lực thời trang cả nước.

Những show thời trang lớn trong nước cũng đã lớn mạnh, tự biết “khai mỏ” thời trang hơn rất nhiều. Mới đây, tại chương trình Đẹp Fashion Runway 3, không chỉ trang phục mà cả người mẫu trong nước cũng khiến người xem ngây ngất. “Các bạn dù rất trẻ, thậm chí mới 13 tuổi, nhưng sự tự tin và vóc dáng, thần thái không thua gì người mẫu chuyên nghiệp. Đây là một đội hình rất đồng đều về phong cách trình diễn, vóc dáng, gương mặt, thể hình. Một lớp người mẫu mới cho sàn diễn thời trang tương lai của VN”, người mẫu Xuân Lan nhận xét.

“Thời trang là một ngành công nghiệp sáng tạo. Và ngành công nghiệp nào cũng rất cần sự hỗ trợ chính sách của nhà nước”, PGS-TS Lương Hồng Quang - Phó viện trưởng Viện Văn hóa nghệ thuật nói.

 

Trên thực tế, nhiều cuộc thi, nhiều cơ hội thời trang đã mở ra với người làm thời trang trong nước. Nhưng phần lớn, cơ hội đó đều đến từ những hoạt động đối ngoại văn hóa, hay quỹ văn hóa nước ngoài. Kelly Bùi, Tôn Hiếu Anh thắng giải của Hội đồng Anh, Ngô Thái Uyên được giải tại Nhật… Mới đây nhất, Giang Diễm Quỳnh cũng lại đoạt giải cuộc thi doanh nhân sáng tạo của Hội đồng Anh.

Điều đó, nếu soi chiếu vào sự buồn bã của mẫu mã may mặc trong nước sẽ thấy sự tương phản. Tương phản về sự năng động, khả năng bay bổng sáng tạo cũng như nguồn vật liệu, tay nghề thủ công. Có lẽ, đã đến lúc các nhà quản lý cần nhìn lại chính sách, để tập hợp lại nguồn lực Việt cho sáng tạo thời trang Việt.

 

 

Trinh Nguyễn - TN0