Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
317
123.252.200

vanchuongviet.org

Tư liệu văn hóa nghệ thuật

TIN TỨC
Cảnh nóng trong phim Việt xưa: Đằng sau cảnh nóng của Chí Phèo - Thị Nở
Hình ảnh Chí Phèo cưỡng bức Thị Nở tại vườn chuối đã trở thành cảnh nóng kinh điển của điện ảnh VN - Ảnh: T.L Thập niên 80 và đầu thập niên 90 thế kỷ trước đánh dấu giai đoạn VN bắt đầu mở cửa, trong đó có lĩnh vực văn hóa - nghệ thuật. Trong khoảng thời gian này, nhiều bộ phim đã xuất hiện những cảnh quay táo bạo mà trước đó chưa từng có.

Cảnh quay Chí Phèo cưỡng bức Thị Nở ở vườn chuối trong bộ phim Làng Vũ Đại ngày ấy của đạo diễn Phạm Văn Khoa đã trở thành một trong những cảnh nóng kinh điển của lịch sử điện ảnh VN.

Làng Vũ Đại ngày ấy được chuyển thể dựa theo 3 tác phẩm văn học Sống mòn, Chí Phèo và Lão Hạc của nhà văn Nam Cao. Trong phim, đạo diễn Phạm Văn Khoa đã giữ nguyên chi tiết Chí Phèo cưỡng bức Thị Nở tại vườn chuối.

 

“Chí Phèo không từ tốn thế đâu”

 

Theo phân tích của nhà

  • orologi rolex replica
  • phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên, chi tiết ở vườn chuối là sự cài cắm công phu và rất tài tình của nhà văn Nam Cao. Nhà văn đã dùng bản năng của con người để giúp cho Chí Phèo và Thị Nở được làm người. Vì vậy ông cho rằng, đây là giải pháp nghệ thuật không thể cắt bỏ trong phim lẫn trong truyện. Trong phim Làng Vũ Đại ngày ấy, đạo diễn Phạm Văn Khoa đã dẫn dắt người xem với hình ảnh của đêm khuya trăng sáng vằng vặc, Chí Phèo trong men say đã nhìn trộm Thị Nở tắm dưới sông lộ cả bầu ngực căng tròn. Khi thị đã say giấc, nằm tênh hênh, y tới gần hất tung dải yếm, bàn tay vồ lấy bầu ngực trắng nõn của thị.

 

 

Một người mẫu thường làm mẫu vẽ cho sinh viên Trường đại học Mỹ thuật Yết Kiêu (Hà Nội) được mời đóng thế cho nghệ sĩ Đức Lưu, người vào vai Thị Nở khi đó đã hơn 40 tuổi. Diễn xuất trong cảnh quay táo bạo khiến người mẫu có phần dè dặt. Bởi vậy, có lúc cô người mẫu ngại ngần co dúm người lại, lúc lại nằm thẳng đuỗn người ra không cảm xúc. Đạo diễn Phạm Văn Khoa đã phải trò chuyện nhiều lần để người mẫu có thể hiểu phần nào tâm lý nhân vật, nhập tâm vào vai diễn. Nghệ sĩ Bùi Cường, người vào vai Chí Phèo, và người mẫu phải tập tới cả tuần cho cảnh quay tại vườn chuối.

 

Đến khi quay, đoàn làm phim cũng phải làm đi làm lại nhiều lần mới được đúp quay ưng ý cuối cùng. “Ở đúp quay đầu tiên, tôi lật tung yếm rồi ngắm nghía bầu ngực của Thị Nở. Anh Khoa đã mắng tôi ngay: Chí Phèo không biết ngắm cái đẹp một cách từ tốn như thế đâu! Đến đúp thứ 2, tôi đã vồ ngay lấy ngực của Thị Nở thì đạo diễn hô: Máy chưa quay được bộ ngực của Thị Nở mà Chí Phèo đã chộp rồi. Lúc đó, mọi người cười ồ, còn tôi “đơ” ra đành bảo: Thôi anh hô lúc nào thì em chộp lúc đấy vậy!”, nghệ sĩ Bùi Cường nhớ lại.

 

Cắt cảnh vườn chuối “sẽ không còn là Chí Phèo”

 

Những cảnh quay mạnh bạo trong Làng Vũ Đại

  • mannen horloges sale
  • ngày ấy được trình chiếu trước công chúng lần đầu tiên vào năm 1982, trong bối cảnh đất nước vừa mới mở cửa, vẫn tồn tại nhiều cái nhìn hạn chế về sự sáng tạo trong nghệ thuật và điện ảnh. Bởi vậy, những nhà làm phim, nghệ sĩ đã phải chịu không ít những “điều tiếng” không hay.

 

Nghệ sĩ Đức Lưu còn nhớ, mặc dù đã có diễn viên đóng thế, nhưng bà ngại không dám nói với chồng về những cảnh quay táo bạo trong phim. Đến khi bộ phim ra mắt, có người không hiểu đã nói những lời không hay, vô tình xúc phạm tới gia đình bà. “Tôi đã nhiều lần rơi nước mắt vì tủi thân”, nghệ sĩ Đức Lưu chia sẻ. Nghệ sĩ Bùi Cường còn nhớ lần đưa vợ tới rạp chiếu phim, đến cảnh quay Chí Phèo và Thị Nở ở vườn chuối, tất cả khán giả đều vỗ tay, còn vợ ông lạnh lùng đứng lên ra khỏi rạp.

Vào thời điểm đó, những hình ảnh có phần táo bạo này xuất hiện đã tạo nên cơn chấn động với điện ảnh trong nước. Và trước đó, bộ phim khi hoàn thành đã phải cắt đi nhiều cảnh nhưng mãi vẫn không được duyệt. “Có người cho rằng bộ phim có nhiều cảnh gây ảnh hưởng không tốt cho thanh thiếu niên”, nghệ sĩ Đức Lưu nhớ lại. Sau đó, đích thân Tổng bí thư Trường Chinh đã tới duyệt phim. Xem xong ông yêu cầu không được cắt cảnh quay tại vườn chuối, vì nếu cắt đi thì Chí Phèo của Làng Vũ Đại ngày ấy “sẽ không còn là Chí Phèo nữa”. Sau lần duyệt cuối đó, Làng Vũ Đại ngày ấy được trình chiếu khắp các rạp tại Hà Nội, khán giả nô nức đến xem.

“Những bộ phim dựa theo các tác phẩm văn học hiện thực phê phán trước khi ra mắt đã gặp nhiều khó khăn ở khâu kiểm duyệt. Ngày đó, theo hệ thống lý luận phê bình đương thời, các tác phẩm hiện thực phê phán xuất sắc thường bị phê bình là có những chi tiết tự nhiên chủ nghĩa, chẳng hạn như bộ phim Làng Vũ Đại ngày ấy dựa theo các tác phẩm của Nam Cao. Vậy nên những chi tiết bị hội đồng duyệt có ý kiến là vốn có từ nguyên tác, chứ chẳng phải do đạo diễn bịa ra. Không phải chỉ bộ phim Làng Vũ Đại ngày ấy mà nhiều phim khác cũng vậy”, nhà văn - nhà phê bình Ngô Thảo nhận định.

“Thật ra, hầu hết các đạo diễn thời kỳ đó đều rất nghiêm chỉnh lắng nghe ý kiến của các hội đồng kiểm duyệt, cắt xén tất cả những gì có thể. Nhưng nếu loại hết những hình ảnh bị cho là nhạy cảm ấy thì tác phẩm trở nên vô lý, khấp khểnh, thậm chí ngô nghê. Vì sự tồn tại và được ra đời, họ đã hy sinh sự toàn vẹn của tác phẩm. Mặc dù đã có không khí đổi mới nhưng các tác giả và đạo diễn đều là con đẻ của nền văn học nghệ thuật cách mạng, nên họ không muốn vượt những quy phạm phổ biến. Ở đây là chính bản thân hiện thực của đời sống mà họ thể hiện, buộc họ phải dựng lại những cảnh đó”, nhà văn - nhà phê bình Ngô Thảo nói.

 

 

 

 

Ngọc An - TN0