Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
596
123.250.209

vanchuongviet.org

Tư liệu văn hóa nghệ thuật

TIN TỨC
Sểnh một chút là bị 'mượn', không chỉ Chim Việt Nam
Hình ảnh trong clip flycam Tây Ninh quê tôi của Nguyễn Hoàng Lê Vi - Ảnh cắt ra từ clip. Câu chuyện không tôn trọng bản quyền cứ rỉ rả xuất hiện trong giới làm phim, chụp ảnh, có người bức xúc đi kiện nhưng các vụ kiện tụng cũng chưa tới đâu!

 

 

1. Đã gần hai tháng phát hiện vi phạm, đến nay nhiều tác giả bị “chôm” ảnh trong quyển sách Chim Việt Nam của PGS.TS Nguyễn Lân Hùng Sơn và cố GS Võ Quý vẫn chưa nhận được sự liên hệ nào của ông Nguyễn Lân Hùng Sơn.

Và họ đang gửi đơn kiện ông Nguyễn Lân Hùng Sơn lên TAND Hà Nội.

Tác giả Nguyễn Hoài Bảo cho biết anh gửi hai đơn kiện. Một là đơn kiện của Công ty Wildtour do anh và hai tác giả Nguyễn Hào Quang, Nguyễn Văn Thắng cùng chung công ty gửi đến TAND Hà Nội.

Một đơn kiện khác do anh cùng các tác giả là Tăng A Pẩu, Nguyễn Tuấn, Lê Mạnh Hùng, Đặng Ngọc Sâm Thương, Bùi Đức Tiến... gửi TAND quận Từ Liêm (Hà Nội).

Trớ trêu nhất là câu chuyện của nhiếp ảnh gia Đặng Ngọc Sâm Thương, người được mời đến buổi ra mắt sách ngày 15-5 tại Hà Nội để nói về chuyện chụp ảnh chim.

“Khi cầm quyển sách về tôi mới biết có đến 109 bức ảnh chim của tôi bị sử dụng trong sách. Đã hơn một tháng trôi qua nhưng tôi vẫn chưa 
nhận được sự liên hệ nào để giải quyết vụ việc từ phía ông Nguyễn Lân Hùng Sơn!”. Sâm Thương cho hay sắp tới anh sẽ làm sáng tỏ vụ này.

Về phía PGS.TS Nguyễn Lân Hùng Sơn, khi PV Tuổi Trẻ liên hệ hỏi về việc các tác giả ảnh khởi kiện thì ông chỉ trả lời ngắn gọn là đang cùng NXB phối hợp giải quyết vấn đề, mà không đưa ra thông tin gì thêm.

 

2. Nguyễn Hoàng Lê Vi là một người làm phim tư liệu trẻ tại TP.HCM.

Cùng lúc, Nguyễn Hoàng Lê Vi khởi kiện Công ty Phong Phú Sắc Việt (POPS) và Công ty địa ốc Hoàng Quân vì những vi phạm bản quyền hình ảnh của anh.

Đơn kiện của anh đối với POPS được TAND quận 10 (TP.HCM) thụ lý và ngày 9-6, TAND quận 10 tổ chức hòa giải cho hai bên nhưng bất thành. Còn với vụ kiện Công ty địa ốc Hoàng Quân, TAND quận Phú Nhuận đã tổ chức gặp mặt đương sự ngày 4-7.

Vụ kiện pops xảy ra hồi tháng 3, khi Nguyễn Hoàng Lê Vi phát hiện video clip ca nhạc Người con Tây Ninh của ca sĩ T.H. phát trên kênh YouTube của POPS có sử dụng hai đoạn phim tư liệu của anh mà không xin phép.

Phía POPS cũng thừa nhận trong video clip Người con Tây Ninh có hai đoạn phim ở phút 4:06 đến 4:08 và phút thứ 4:37 đến 4:39 sử dụng hình ảnh flycam của Nguyễn Hoàng Lê Vi.

Tuy nhiên, đại diện của POPS là bà Trương Tú Ngân cho rằng video clip là do ca sĩ T.H. sản xuất, còn POPS chỉ là đơn vị được chuyển giao quyền phân phối sản phẩm trên kênh YouTube.

“Nhưng tôi cho rằng POPS là nhà phân phối, có mục đích kinh doanh cho video clip ca nhạc Người con Tây Ninh nên phải chịu trách nhiệm về sở hữu trí tuệ” - Lê Vi nói.

Trong lúc đang theo đuổi vụ kiện với POPS, Nguyễn Hoàng Lê Vi tiếp tục phát hiện hình ảnh trong phim tư liệu của mình xuất hiện trong video clip giới thiệu dự án Trung tâm thương mại Long Hoa (Tây Ninh) phát trên YouTube của Công ty địa ốc Hoàng Quân mà anh không được xin phép.

Ông Nguyễn Quang Vinh - trưởng phòng marketing của Công ty Hoàng Quân - cho biết video clip này do công ty đặt hàng công ty truyền thông làm, nên đề nghị Lê Vi cuộc gặp ba bên để cùng giải quyết.

Nhưng Lê Vi không đồng ý: “Video clip của Công ty Hoàng Quân, tôi kiện Hoàng Quân. Còn chuyện giữa họ với đối tác ra sao thì tự họ giải quyết”.

Là người sống bằng nghề quay phim tư liệu, nhưng giờ đây công việc của Nguyễn Hoàng Lê Vi còn là theo dõi trên YouTube và thông báo những vi phạm.

Khi được hỏi về quyết tâm theo đuổi vụ việc, Nguyễn Hoàng Lê Vi trả lời: “Những người làm nghề quay phim tư liệu như tôi nếu không bảo vệ được tài sản của mình thì không thể sống được.

Tôi biết còn nhiều người bị các công ty vi phạm bản quyền như tôi, nên kết quả các vụ kiện của tôi có thể tác động đến họ”...

 

Không xin phép tác giả là vi phạm

Nói về hai vụ kiện của Nguyễn Hoàng Lê Vi, PGS.TS Lê Thị Nam Giang - giám đốc Trung tâm sở hữu trí tuệ, Đại học Luật TP.HCM - cho rằng tác giả trong trường hợp này vừa giữ quyền tác giả và quyền sở hữu quyền tác giả đối với các đoạn phim tư liệu.

Bất cứ ai, đơn vị, tổ chức, cá nhân nào sử dụng clip, đoạn phim trên phải được sự cho phép của tác giả.

Hai đơn vị đã sử dụng đoạn phim tư liệu của tác giả trong sản phẩm của mình mà chưa được sự đồng ý là vi phạm. Vì thế tác giả kiện đơn vị sử dụng trái phép ra tòa án là hoàn toàn chính xác.

Ngoài ra, dù sử dụng đoạn phim tư liệu được phân phối thông qua kênh YouTube (dịch vụ trung gian) nhưng hai đơn vị vẫn phải tôn trọng quyền tác giả. Người sử dụng phải có trách nhiệm đầu tiên và trực tiếp với tác giả.

Chưa kể một trách nhiệm cũng xuất hiện giữa người sử dụng với nhà cung cấp dịch vụ trung gian trên môi trường mạng.

Điều này quy định rõ ràng trong thông tư liên tịch 07/2012/TTLT-BTTTT-BVHTTDL quy định trách nhiệm của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian trong việc bảo hộ quyền tác giả và quyền liên quan trên môi trường mạng Internet và mạng viễn thông.

 

 

 

 

Ái Nhân ghi - TT0