Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
677
123.243.713

vanchuongviet.org

Tư liệu văn hóa nghệ thuật

TIN TỨC
Nhà sản xuất 'Vợ ba' phủ nhận cảnh nóng của diễn viên 13 tuổi là hành vi xâm hại
'Vợ ba' được Cục Điện ảnh cấp phép với chủ đề thuộc thể loại phim tâm lý xã hội, nội dung kể về những uẩn khúc và bi kịch trong gia đình địa chủ cuối thể kỷ 19 mà một thiếu nữ được lấy về làm vợ ba đã chứng kiến, nếm trải ẢNH: ĐPCC Việc Vợ ba bất ngờ dừng tất cả các suất chiếu, rút hết khỏi hệ thống rạp đã gây ra dư luận trái chiều.

 

 

Sau khi Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch chỉ đạo Cục Điện ảnh kiểm tra lại quy trình cấp phép bộ phim này, phía nhà sản xuất cũng đã có văn bản gửi báo chí.

Theo văn bản được Công ty luật TNHH Phạm Anh (gọi tắt là PA Law Firm), đại diện cho nhà sản xuất Vợ ba đưa ra, sau khi phim được trình chiếu thì nhiều tờ báo, cơ quan truyền thông cho rằng đoàn phim sử dụng diễn viên Nguyễn Phương Trà My đóng nhân vật Mây vi phạm pháp luật lao động về việc sử dụng lao động dưới 13 tuổi và có hành vi xâm hại trẻ em.

Phía này cho rằng nhà sản xuất và diễn viên Nguyễn Phương Trà My được sự đồng ý và bảo lãnh bởi mẹ của diễn viên là bà Võ Thị Mỹ Na. Ngoài ra, theo quy định tại Thông tư số 11/2013/TT-­BLĐTBXH ngày 11.6.2013 ban hành danh mục công việc nhẹ được sử dụng người dưới 15 tuổi làm việc thì đối với công việc là diễn viên điện ảnh thì được phép sử dụng người dưới 13 tuổi làm việc, do đó việc ký kết hợp đồng vẫn theo quy định hiện hành.

 

Cũng theo PA Law Firm, việc một số cảnh trong Vợ ba có sự xuất hiện của diễn viên Trà My và bị một số cơ quan báo chí, truyền thông coi đó là “cảnh nóng” là hành vi xâm hại trẻ em được giải trình như sau. Theo phản hồi từ nhà sản xuất, toàn bộ quá trình quay phim đối với những cảnh có sự xuất hiện của diễn viên Trà My đều được nhà sản xuất tổ chức một cách chuyên nghiệp, phù hợp với lứa tuổi và tâm lý của nhân vật.

Cụ thể, phía nhà sản xuất khẳng định khi quay phim chỉ có mặt của đạo diễn, phó đạo diễn, quay phim và mẹ của nữ diễn viên (đều là nữ) ở lại. Toàn bộ cảnh quay đều tham khảo ý kiến của mẹ diễn viên, tất cả ê-kíp làm phim luôn bảo vệ Trà My một cách tuyệt đối. Ngoài ra, đoàn phim cũng cung cấp các trang thiết bị bảo hộ đặc biệt để đảm bảo không xâm hại tới bất kỳ bộ phận nhạy cảm trên cơ thể diễn viên. Không hề có việc diễn viên Trà My “hở ngực” và bộ phận nhạy cảm như vài trang mạng xã hội, báo chí đề cập. Do đó, việc đồn thổi không có căn cứ trên không chỉ ảnh hưởng tới uy tín của nhà sản xuất, tính nghệ thuật của bộ phim mà còn vô ý xâm hại trực tiếp tới uy tín, danh dự của diễn viên Trà My và người đại diện là mẹ của cháu.

 

Về nội dung bộ phim bị cho là không phù hợp, phía đoàn phim khẳng định phim tái hiện nền văn hóa phong kiến không những đã tồn tại, ăn sâu lâu đời tại Việt Nam, mà hiện vẫn còn xuất hiện nạn tảo hôn tại một số vùng quê hẻo lánh. "Thông qua ngôn ngữ điện ảnh bộ phim đã gióng lên tiếng nói mạnh mẽ bảo vệ phụ nữ, bảo vệ trẻ em chống lại các hủ tục lạc hậu phong kiến lâu đời còn sót lại. Với tính nhân văn cao được thể hiện qua ngôn ngữ điện ảnh chuyên nghiệp và tinh tế, chính vì vậy bộ phim đã giành được giải thưởng và được đón nhận nồng nhiệt khắp ở những thị trường mà Vợ ba được công chiếu thời gian vừa qua. Ngay cả những nước có nền văn hóa khác biệt như Ấn Độ hay các nước Hồi giáo, bộ phim cũng được đánh giá cao bởi nó không chỉ dừng ở chỗ lên án hủ tục phong kiến mà nó còn khuyến khích người phụ nữ vươn lên bảo vệ chính mình. Bộ phim còn giúp cho bạn bè thế giới hiểu thêm về đất nước con người Việt Nam", phía này phản biện.

 

Từ những lý luận này, PA Law Firm khẳng định việc phát hành Vợ ba sau khi đã được Cục Điện ảnh kiểm duyệt nội dung là hoàn toàn phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam. Đơn vị này cũng cho hay đang tiến hành các thủ tục pháp lý để gửi phản hồi đến các cơ quan có liên quan đồng thời có thể khởi kiện đối với các cơ quan, bài báo, trang tin điện tử làm tổn hại đến nhà sản xuất, bộ phim và danh dự của diễn viên Trà My.

 

"Nhà sản xuất quyết định chủ động trình Cục Điện ảnh xin ngừng chiếu phim trước sức ép của báo chí và dư luận vì không muốn câu chuyện được một số trang báo định hướng là một vấn đề xã hội bị đẩy đi quá xa và điều này ảnh hưởng đến gia đình cũng như cuộc sống của diễn viên Trà My. Nhà sản xuất cũng chia sẻ thẳng thắn quan điểm Vợ ba là một bộ phim điện ảnh được đánh giá là có thẩm mỹ và nhân văn nhưng phim ảnh không phải là đời thực, không đáng bị lên án một cách có chủ ý và thiết nghĩ chúng ta nên giải quyết một số vấn nạn xâm hại trẻ em ngoài đời thực chứ không phải tập trung chỉ trích một bộ phim điện ảnh. Nhà sản xuất khẳng định bộ phim Vợ ba vẫn bảo toàn tính pháp lý được trình chiếu tại các quốc gia khác theo đúng lịch phát hành đã định trước", đại diện đoàn phim đưa ra phát ngôn.

 

Ngày 20.5, Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch đã ra văn bản giao Cục Điện ảnh kiểm tra, báo cáo về bộ phim Vợ ba của đạo diễn Nguyễn Phương Anh do gây nhiều dư luận trái chiều. Ông Nguyễn Ngọc Thiện, Bộ trưởng Văn hóa Thể thao Du lịch đã chỉ đạo giao Cục Điện ảnh kiểm tra lại quy trình cấp phép bộ phim này, tham mưu lãnh đạo Bộ phương án xử lý, báo cáo Bộ trưởng trước ngày 24.5.

Trước khi chiếu tại thị trường phim Việt Nam, tác phẩm của đạo diễn Ash Mayfair (Nguyễn Phương Anh) giành được nhiều giải thưởng quốc tế lớn như:

1. Liên hoan phim (LHP) Toronto (Canada): Giải NETPAC cho phim châu Á xuất sắc nhất.

2. LHP San Sebastian (Tây Ban Nha) giải RTVE - Otra Mirada, cho phép phim được chiếu rộng rãi trên truyền hình toàn quốc Tây Ban Nha.

3. LHP Chicago (Mỹ) Giải Hugo vàng cho Đạo diễn trẻ xuất sắc nhất.

4. LHP Cairo (Ai Cập): Giải Best Artistic Contribution ­‐ Đóng góp nghệ thuật xuất sắc nhất.

5. LHP Fribourg Switzerland (Thụy Sĩ): Giải Youth Jury Award (Giải thưởng từ hội đồng giám khảo trẻ).

6. LHP Minsk Listapad (Belarus): Giải Special Mention Of The Jury (Hội đồng giám khảo nêu danh).

7. LHP Milan (Ý): Giải Special Mention Of The Jury (Hội đồng giám khảo nêu danh).

8. LHP Sarasota (Mỹ): Giải Jury Prize (Phim truyện xuất sắc nhất).

9. LHP MOOOV Belgium (Bỉ): Giải Universciné Award cho phim quốc tế.

10. LHP Kolkatta (Ấn Độ): Giải Golden Bengal Tiger cho phim hay nhất.

Ngoài ra, bộ phim đã tham dự hơn 50 liên hoan phim quốc tế và được mua bản quyền phát hành bởi 28 nước và vùng lãnh thổ.

 

 

Mai Ngọc - TN0
Tin tức khác