Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.087
123.202.224

vanchuongviet.org

Tư liệu văn hóa nghệ thuật

TIN TỨC
Võ Bẩm - Vị tư lệnh đầu tiên mở đường huyền thoại Trường Sơn Từ người tù chính trị trở thành vị tư lệnh Trường Sơn
Vợ chồng thiếu tướng Võ Bẩm cùng con trai Võ Kim Cương, chụp năm 1947 Gia đình cung cấp Vị tư lệnh đầu tiên mở con đường huyền thoại Trường Sơn là thiếu tướng Võ Bẩm, từng được Đảng và Nhà nước tặng Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Quân công hạng 1, hạng 2 và truy tặng danh hiệuA nh hùng lực lượng vũ trang. Cuộc đời ông là những câu chuyện "vào sinh ra tử" kỳ lạ.

 

 

Thiếu tướng Võ Bẩm sinh năm 1915 tại xã Tịnh Khê, H.Sơn Tịnh (Quảng Ngãi), Võ Bẩm là tên trong giấy khai sinh. Thuở nhỏ, khi đi học chữ Nho, ông có tên là Võ Tân Vinh; năm 1934 lúc được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương lấy bí danh Võ Hồng Đức; trong 9 năm chống Pháp lấy bí danh Võ Văn Định và khi được giao nhiệm vụ mở đường Trường Sơn lấy bí danh Võ Văn Phúc.

 

Theo tư liệu của gia đình, năm 1916, lúc mới lên 1 tuổi, ông Võ Bẩm mồ côi cha. Cha của ông là cụ Võ Thạc, một yếu nhân trong cuộc khởi nghĩa của vua Duy Tân ở Quảng Ngãi. Sau khi phong trào bại lộ, bị đàn áp, Pháp bắt cụ và tra tấn đến chết. Nuôi các con khôn lớn, người mẹ dặn dò: "Cha các con chết là do tội ác của lũ đế quốc sài lang. Anh em các con nhớ khắc cốt, ghi xương mối thù này".

 

Lúc mới 15 tuổi, ông Võ Bẩm được Tỉnh hội Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội giao nhiệm vụ quản lý xe khách của Hội, chạy tuyến Đà Nẵng - Nha Trang, để thu tiền gửi vào nhà lao cho những đồng chí bị bắt giam. Năm năm sau ông bị giặc Pháp bắt giam, đày đi Lao Bảo, Buôn Mê Thuột... Ngồi tù 5 năm, được thả tự do ông tiếp tục hoạt động cách mạng, nhưng chỉ vài tháng sau ông bị giặc bắt lại và đưa đi an trí tại vùng rừng thiêng nước độc Ba Tơ.

 

Năm tháng thanh xuân ông đã nhiều lần vào tù ra khám của thực dân Pháp. Con trai ông là kiến trúc sư, nhà thơ Võ Kim Cương, kể: "Lần thứ nhất là vào cuối năm 1939, ở nhà đày Buôn Mê Thuột (Buôn Ma Thuột - NV) ông bị đau đầu và lưng do chấn thương, bị sưng lá lách do sốt rét phải nhờ gia đình lo lót để được tha trước hạn tù và mời bác sĩ từ Quảng Nam vào trị bệnh. Lần đau bịnh "thập tử nhất sinh" thứ hai là khi bị đày ở căn an trí Ba Tơ. Ông bị bệnh thương hàn rất nặng phải xin đồn an trí và sở mật thám về nhà; bà nội và mẹ tôi lại phải bán đi một ít ruộng, lấy tiền lo lót cho xong việc. Lần thứ ba là cuối năm 1947, khi là Trung đoàn trưởng Trung đoàn 79 ở Phú Yên, ông bị sốt rét nặng, sưng lá lách. Con ngựa ông mang từ nhà lúc nhập ngũ được anh Thụy (chiến sĩ cần vụ) dắt bộ đưa ông đêm đi ngày nghỉ suốt một tuần từ Củng Sơn ra Bồng Sơn rồi lên tàu lửa về Quảng Ngãi. Lần đó ông được nghỉ dưỡng bệnh ở nhà, do bà nội và mẹ tôi chăm sóc 3 tháng".

Bất chấp đe dọa và tù đày, Võ Bẩm lại tham gia công tác cách mạng bằng tất cả nhiệt tình của tuổi trẻ. Dấu ấn rực rỡ nhất trong cuộc đời của ông là đã được Đảng giao nhiệm vụ tổ chức tuyến vận chuyển, giao liên, vận tải quân sự chi viện cho miền Nam, khai phá con đường Trường Sơn.

Tháng 1.1959, Hội nghị T.Ư Đảng lần thứ 15 (mở rộng) do Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trì họp tại Hà Nội, xác định nhiệm vụ của cách mạng VN trong giai đoạn mới và vạch ra đường lối cho cách mạng miền Nam, đường lối đấu tranh thống nhất nước nhà. Tháng 2.1959, Tổng Quân ủy họp bàn những nhiệm vụ khẩn thiết về chi viện, xây dựng lực lượng vũ trang ở miền Nam và phát huy vai trò của miền Bắc đối với miền Nam. Thực hiện những chủ trương trên, Bộ Chính trị quyết định tổ chức tuyến giao liên vận tải quân sự trên bộ và trên biển.

Ngày 5.5.1959, trung tướng Nguyễn Văn Vịnh, Ủy viên T.Ư Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Chủ nhiệm Ủy ban Thống nhất T.Ư, thừa lệnh Bộ Chính trị trực tiếp giao nhiệm vụ cho thượng tá Võ Bẩm, Cục phó Cục Nông trường, thành lập Đoàn công tác quân sự đặc biệt. Ông Bẩm vừa rút sổ tay ra ghi chép thì ông Vịnh bảo:

- Cố nhớ mà nhập tâm. Không được ghi chép. Tôi nhắc luôn điều này. Kể từ nay, tất cả mọi công việc của đồng chí tuyệt đối không được ghi chép. Rồi đồng chí sẽ rõ công việc cần phải giữ bí mật đến như thế nào!

Dừng lại giây lát, ông Vịnh nói tiếp:

- Con đường giao thông quân sự đặc biệt này phải mở trong thời gian ngắn nhất, để nhanh chóng đưa cán bộ, bộ đội và các thứ hàng cần thiết như vũ khí, đạn dược, thuốc men vào miền Nam theo kế hoạch của Bộ Chính trị. Việc lựa chọn cán bộ để thành lập đơn vị do đồng chí làm. Việc tuyển chọn người, nhất thiết chỉ chọn trong những anh em miền Nam tập kết. Vũ khí cũng chỉ chọn các loại vũ khí chiến lợi phẩm. Phương châm hoạt động là: Tuyệt đối bí mật và an toàn.

Trong buổi làm việc này, ông Vịnh còn cho biết trước mắt đoàn của ông Bẩm chỉ chuyển hàng và đưa người đến bờ bắc sông Bến Hải.

Nhận chỉ thị xong, những ngày sau đó, ông Bẩm bắt tay vào triển khai nhiệm vụ. Ban đầu biên chế của đoàn chỉ có Ban Chỉ huy đoàn, Đoàn Vận tải 301 và các bộ phận xây dựng kho, bao gói, sửa chữa vũ khí... tất cả gồm 500 người. Ông Võ Bẩm là Đoàn trưởng kiêm Bí thư Ban Cán sự.

Sau này, ông Võ Bẩm cho biết: "Một sự trùng lặp ngẫu nhiên nhưng đầy ý nghĩa: Ngày đoàn chúng tôi chính thức nhận nhiệm vụ cũng là ngày kỷ niệm lần thứ 69 ngày sinh của Bác Hồ. Với tất cả lòng kính yêu Bác và bằng sự nhạy cảm đặc biệt, chúng tôi thống nhất lấy ngày 19.5.1959 làm ngày truyền thống của đoàn và Đoàn công tác quân sự đặc biệt lấy tên là Đoàn 559. Và như một sự thống nhất biện chứng - con đường Trường Sơn được Đoàn 559 khai phá sau này cũng được chiến sĩ cùng đồng bào cả nước và bạn bè quốc tế gọi là Đường Hồ Chí Minh". (còn tiếp)

 

 

 

Lê Minh Quốc - TN0
Tin tức khác