Anh giải thích: "Tôi nghĩ rằng mình có thể trình diễn kịch bản của Moliere bằng tranh vẽ. Tranh vẽ có một hấp lực đặc biệt thu hút giới trẻ hơn là trang sách đầy chữ, hơn là các diễn viên bằng da bằng thịt. Bởi lẽ tranh vẽ làm rõ thêm ý nghĩa phát biểu qua câu chữ, phần khác, cho phép độc/khán giả theo dõi sát sao những đối thoại không phải lúc nào cũng nắm bắt kịp từ miệng của diễn viên".
Simon Leturgie đã cung cấp cho giới giáo viên, học sinh - sinh viên một công cụ giảng dạy, học tập (nghiên cứu) vui mắt, thú vị, dễ tiêu (thụ) mà vẫn nghiêm túc, cẩn trọng, bổ ích.
Hai hài kịch vừa ra mắt đúng dịp tựu trường là các vở Les Précieuses Ridicules (Dị hợm - 1659, kịch 1 hồi, châm biếm các cô nường hay làm bộ làm tịch" và Le Médecin Malgré Lui (Lang băm, 1666, kịch 3 hồi, trào lộng tính nết ngờ nghệch, ngớ ngẩn của con người.
Hai tác phẩm này được trình bày với các họa tiết tách bạch, rõ ràng, hình ảnh không chồng chéo lên nhau, không khung nọ xéo qua khung kia. Mỗi trang đều được chia thành 3 phần bằng nhau, mỗi phần biểu lộ một ý duy nhất; các câu đối thoại đưa lên phía trên, nét vẽ đơn giản, không nhằng nhịt phức tạp.
Tóm lại, độc giả không bị rối mắt, rối trí, theo dõi đối thoại một cách suôn sẻ, dễ dàng. Tất nhiên, nội dung phục vụ nguyên bản.
Hầu hết sau khi đọc tác phẩm thử nghiệm trên, các giáo viên đều hoan nghênh sáng kiến của hoạ sĩ, và tỏ ra rất thích thú.
Theo họ, kịch bản rất dễ đọc, lôi cuốn và đoán rằng học sinh sẽ tranh nhau tìm đọc giống như họ đang săn lùng truyện tranh Mickey (Mỹ) hay Đôrêmon (Nhật Bản).
Nhà xuất bản Editions Vents d'Quest cùng tác giả, họa sĩ Simon Leturgie đang hồi hộp chờ phản ứng khả quan đến cuối năm học này. Dĩ nhiên, đâu chỉ mỗi giáo viên và học sinh quan tâm đến trình diễn kịch như vậy, mà còn vô số độc giả nữa quan tâm. Họ sẽ được ghi nhận trong lịch sử văn học như những người tạo nên một hình thức mới.
Theo Thể thao Văn hóa