Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
363
123.252.423

vanchuongviet.org

Tư liệu văn hóa nghệ thuật

TIN TỨC
6 kg hồ sơ về... cồng chiêng Tây Nguyên
Hồ sơ về cồng chiêng Tây Nguyên gửi sang Paris cuối tháng 9/04 nặng 6kg, mất gần 6 triệu đồng tiền cước... Thông tin được đưa ra chiều 30/11, trong buổi họp báo về sự kiện Không gian Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên được công nhận là Di sản Văn hóa Phi vật thể của Nhân loại

Tại cuộc họp báo, ông Nguyễn Chí Bền, Viện trưởng Viện VHTT phát biểu: “Việc các báo đưa có một đồng chí A, B nào đó gợi ý đề xuất tiến cử cồng chiêng, cái đó không đúng, mà có cả một tiểu ban đề xuất!”.

 

Ông còn khẳng định một điều ai cũng biết: “Trong Hội đồng Giám khảo không có người VN cũng như Việt kiều nào cả!”.

 

Được biết, hồ sơ Cồng chiêng trước khi đến với Hội đồng Giám khảo đã qua Hội đồng Âm nhạc Truyền thống Quốc tế (ICTM) đánh giá. VN có một đại diện trong ICTM là GSTS Tô Ngọc Thanh. Kết luận của BGK dựa trên bản thẩm định của GSTS Trần Văn Khê- thành viên danh dự của Hội đồng Âm nhạc Quốc tế.

 

Tháng 3/04, Bộ trưởng Bộ VHTT giao cho Viện VHTT nhiệm vụ xây dựng hồ sơ Không gian Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên. Ông Nguyễn Chí Bền cho biết, hồ sơ gửi sang Paris cuối tháng 9/04 nặng 6kg, mất gần 6 triệu đồng tiền cước.

 

Phần chính của Hồ sơ bao gồm: 1/Báo cáo Khoa học đánh giá di sản theo 6 tiêu chuẩn của UNESCO và chương trình hành động phục hồi, bảo tồn và phát huy di sản dày 82 trang (tiếng Việt); 2/ Ba băng video (120’, 40’ và 10’) minh họa Báo cáo Khoa học; 3/ Album ảnh; 4/ Băng cassette; 5/ Thư mục nghiên cứu về di sản, cam kết và thỏa thuận của cộng đồng và cơ quan quản lý.

 

Phần tham khảo của Hồ sơ ngoài một số sơ đồ, có 10 tiểu luận khoa học về cồng chiêng. Cồng chiêng Tây Nguyên - Một số đặc điểm nghệ thuật cơ bản (hơn 20 trang) của nhà nghiên cứu Bùi Trọng Hiền, kèm tổng phổ của một số bài cồng chiêng, nằm trong số này.

 

Chính tài liệu này đã giúp GSTS Trần Văn Khê nhận rõ nét đặc thù của âm nhạc cồng chiêng Tây Nguyên so với các nước trong khu vực. Tiêu chuẩn đầu tiên mà UNESCO đòi hỏi ở một Di sản là Giá trị nổi bật ngang tầm kiệt tác sáng tạo của nhân loại. Giá trị này của Cồng chiêng Tây Nguyên thể hiện trước hết và trọn vẹn ở khía cạnh âm nhạc.

 

Ông Bền khẳng định: “Tài liệu tham khảo nào cũng quan trọng, không phải có tổng phổ thì cồng chiêng mới được công nhận!”.

 

Tài liệu của Viện VHTT cho rằng: “Khó khăn nhất là tất cả các tài liệu, từ lời dẫn, lời bình trong phim video, chú thích ảnh đến báo cáo khoa học… phải bằng tiếng Anh”.

 

Cũng theo ông Bền, một trong những lý do khiến Ca trù và Quan họ không được chọn làm hồ sơ đệ trình lên UNESCO đợt vừa rồi là “thời gian 6 tháng để dịch ca từ sang tiếng Anh là một thách thức không đơn giản”!

 

UNESCO công nhận 2 hình thái Di sản. Trong 2 Di sản của VN đã được công nhận thì Cồng chiêng Tây Nguyên nằm trong hình thái Không gian văn hóa, còn Nhã nhạc Cung đình Huế thuộc về Hiện tượng Văn hóa. Cùng với giá trị nổi bật về âm nhạc, Cồng chiêng Tây Nguyên xuất hiện trong hầu hết các lễ hội của các dân tộc Tây Nguyên, giữ vai trò phương tiện giao tiếp giữa con người và thần linh.

 

N.M.Hà - TPO
Tin tức khác