Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
462
123.260.444

vanchuongviet.org

Tư liệu văn hóa nghệ thuật

TIN TỨC
Nhật ký Festival Huế 2006 : Lễ hội “Thuận An biển gọi”
Lễ hội “Thuận An biển gọi” diễn ra lúc 19 giờ 30 đêm qua, tại thị trấn Thuận An thuộc huyện Phú Vang, cách thành phố Huế 20km. Nơi đây có bãi biển đẹp với bờ cát dài thoai thoải, làn nước trong xanh và khá sạch sẽ nên vào mùa hè, người dân Huế và khách du lịch thường đổ về đây tắm biển. Trong những ngày diễn ra lễ hội “Thuận An biển gọi”, nhiều trò chơi dân gian được tái hiện như câu cá người, đánh cá người, đu thuyền thúng, thi nhảy bao bố, thi chạy trên cát, liên hoan diều... cùng với việc khai trương các gian hàng giới thiệu và bán sản phẩm nông, thủy hải sản của các địa phương vùng biển trên địa bàn huyện.

Bên cạnh đó còn có nhiều hoạt động văn hóa - nghệ thuật hấp dẫn khác như chương trình biểu diễn của đoàn nghệ thuật Nga và nhóm Mặt Trời Đỏ (TPHCM), biểu diễn múa rối do CLB múa rối Tuổi Thần Tiên (Huế) thực hiện và Liên hoan tiếng hát biển gọi.

·         Đồng hành nhã nhạc Huế - Nhật - Hàn

Chưa có một Festival Huế nào mà xuyên suốt thời gian diễn ra lễ hội, du khách được thưởng thức một chương trình nhạc lễ cung đình đặc biệt của Việt Nam, Hàn Quốc và Nhật Bản. Chương trình nhạc lễ vào mỗi buổi tối tại Nhà hát Duyệt Thị Đường thuộc Đại Nội.

Khách được thưởng thức Nhã nhạc Huế bắt nguồn từ 8 loại nhạc lễ cung đình có từ thời Lê, gồm Giao nhạc, Miếu nhạc, Ngũ tự nhạc, Cửu nhật nguyệt giao trùng nhạc, Đại triều nhạc, Thường triều nhạc, Đại yến cửu tấu nhạc và Cung trung nhạc. Những lễ nhạc này về sau phát triển thành 2 loại hình Đại nhạc và Tiểu nhạc.

Đồng hành với vũ khúc Nhã nhạc cung đình Huế của các nghệ sĩ Việt Nam, các đoàn nhã nhạc danh tiếng của Hàn Quốc và Nhật Bản cũng đem đến những giai âm thưởng luyện tuyệt vời như Nhã nhạc Aăk và Gagakư. Đoàn Nhã nhạc Hàn Quốc ở thành phố Gyeongyu giới thiệu với du khách nhiều tiết mục trác tuyệt như múa quạt, vũ điệu tiên nữ, múa trống trên nền nhạc cung đình xưa
(ảnh).

Các loại nhạc cụ được sử dụng trong chương trình nhã nhạc như sáo, trống có nét đồng điệu tương đối với nền nhã nhạc của Huế và các nước trong khu vực. Đối với nhã nhạc của địa danh Okinawa đến từ Nhật Bản lại giới thiệu với công chúng bằng 5 điệu múa truyền thống trứ danh nhất của văn hóa cung đình Vương triều Ryukyu, một vương triều hoàng kim trên đất Nhật hồi thế kỷ 14. Những chương trình nhã nhạc của Hàn Quốc, Nhật Bản cách xa ngàn thiên lý, vượt muôn trùng thời gian để đến cung cấm cố đô Huế biểu diễn đã tôn thêm vẻ đẹp uy nghiêm của nhạc lễ của các vương triều đã lui vào quá khứ chỉ còn gia tài văn hóa hiện hữu xuyên thời gian.

·         Hôm nay, tái hiện lễ tế Nam Giao

Là một trong những lễ hội chính của Festival Huế 2006, sẽ được tái hiện đầy đủ cả 3 phần vào 16 giờ chiều hôm nay (10-6). Đặc biệt, năm nay trong phần xuất cung sẽ có bắn súng thần công (một trong những biểu tượng sức mạnh uy quyền thời nhà Nguyễn). BTC Festival Huế 2006, với sự hỗ trợ kỹ thuật của các chuyên gia quân sự thuộc Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Thừa Thiên – Huế.

Bên cạnh kiểm tra kỹ thuật, việc bắn thử thần công nhằm giúp số voi phục vụ Festival làm quen với tiếng nổ, tránh những sự cố đáng tiếc có thể xảy ra khi thực hiện lễ rước. Tại buổi bắn chính thức sắp tới, sẽ có 9 phát súng thần công được khai hỏa, mở màn cho lễ hội Nam Giao lần đầu tiên được tái hiện đầy đủ cả 3 phần. 

PHAN LÊ - NAM DƯƠNG - SGGP
Tin tức khác