Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
315
123.262.338

vanchuongviet.org

Tư liệu văn hóa nghệ thuật

TIN TỨC
"Nghệ thuật Phật giáo & Hindu giáo ở ĐBSCL trước thế kỷ X"
Cầm cuốn sách dày dặn (khổ 20,5 x 28,5cm, 254 trang), in và trình bày trên giấy đẹp, bìa cứng (NXB Thế Giới 2006, do Quỹ Toyota, Nhật Bản tài trợ), ngay cả những người trải nghề, có tên tuổi có thể cũng phải ao ước. Tác giả Lê Thị Liên chưa có học hàm. Học vị đầu tiên chỉ là thạc sĩ được coi là thấp, nhưng đấy là tấm bằng nghiêm chỉnh chị giành được tại khoa Khảo cổ học và cổ sử Ân Độ - Trường Đại học Tổng hợp M.S, Baroda, Ân Độ năm 1986, và 7 năm sau chị làm tiến sĩ (nội) ở nơi chị công tác - Viện Khảo cổ học VN. Trước đó chị đã học qua hai trường, Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội và Đại học Tổng hợp Hà Nội.
PAN style="FONT-SIZE: 10pt; FONT-FAMILY: Arial; mso-bidi-font-size: 12.0pt; mso-fareast-font-family: 'Times New Roman'; mso-ansi-language: EN-US; mso-fareast-language: EN-US; mso-bidi-language: AR-SA">Một người phụ nữ học hành liên tục và có không ít những bài viết nghiên cứu đã công bố nhưng "lý lịch khoa học" của chị nghe chừng còn mỏng và chưa thật đáng chú ý. Nhưng với 15 năm chìm nổi vừa qua, chị đã tham gia điều tra, khảo sát và khai quật một số di tích có liên quan, nhất là việc cùng đồng nghiệp chỉnh lý, nghiên cứu các sưu tập di vật nghệ thuật tại nhiều tỉnh ở ĐBSCL. Chị cũng từng đến nhiều bảo tàng và di tích tại Âận Độ, Lào, Thái Lan. Chị nói rằng, đó cũng là lý do để chị đặt một trong những trọng tâm trong đời nghiên cứu khoa học của mình là nghệ thuật Phật giáo và Hindu giáo ở ĐBSCL.

Trong "lời giới thiệu" cuốn sách, GS Viện trưởng Viện khảo cổ học VN Hà Văn Tấn gọi chị là nhà nghiên cứu trẻ tuổi. Theo tôi đó là niềm tin, hy vọng vào lớp học trò của GS Hà Văn Tấn và có thể cũng là sự "ngạc nhiên" trước công trình của tác giả, mặc dù chị cũng sắp đến ngưỡng "ngũ thập nhi tri thiên mệnh" rồi! Giáo sư cũng nhận định rằng: "Phật giáo và Hindu giáo là hai tôn giáo lớn đã phát sinh và phát triển trên đất Ấn Độ, cùng với thời gian đã lan toả đến một vùng rộng lớn của thế giới, trong đó có Việt Nam" và vì thế "Nghiên cứu dấu tích nghệ thuật của hai tôn giáo này sẽ góp phần vạch rõ được đặc trưng của các tôn giáo này ở những vùng khác nhau".

Đồng thời giáo sư cũng đánh giá "ý nghĩa lớn của công trình này" là sự cố gắng nghiên cứu liên ngành của tác giả Lê Thị Liên. Giáo sư Hà Văn Tấn đã khen người học trò của mình thật ý nhị và khá cao: "Ta thường bắt gặp những nhận xét tinh tế giữa các trang, thể hiện bằng một văn phong sáng sủa, thông tuệ".

Điều tôi muốn nói thêm là cuốn sách nhiều tư liệu khoa học cũng như tư liệu ghi chép từ những cuộc điền dã rất thực tế và phong phú nhất cho đến nay về các di tích ở ĐBSCL, đồng thời nó không quá khó đọc với người ngoại đạo.
Y Trang - LDO
Tin tức khác