Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.384 tác phẩm
2.747 tác giả
830
116.682.411
 
Trung-Việt Việt-Trung, một thứ ngôn ngữ mới *)
Phan Ni Tấn

 

 

Cầm trên tay tôi là cuốn Trung-Việt Việt-Trung của nhà văn Đỗ Quyên vừa do Người Việt Books xuất bản năm 2016 tại Hoa Kỳ (**).

Trung-Việt Việt-Trung!? Đọc cái tựa thôi đã thấỵ mệt rồi. Khỏi nói cũng cảm thấy nặng nề ba cái chuyện chính trị chính em khô khan, khô khốc. Nhưng khi dòm lại bìa sách thì thấy tác giả chua thêm hàng chữ nhỏ "Tiểu thuyết thời sự" dưới tựa đề Trung-Việt Việt-Trung tôi mới lấy làm lạ. A, vậy là sao? Đã dính vào chính trị sao lại luồn tiểu thuyết vô đây?

Tò mò đọc thử vài dòng của trang thứ nhất, thấy lạ, thấy mắc cười, lướt qua trang thứ nhì, rồi thứ ba, thứ tư, cứ thế chữ nghĩa lối cuốn của nhà văn dắt tôi đi liền một mạch.

Câu chuyện phơi trải tâm trạng vui buồn lẫn lộn giữa thực và ảo của nhà văn, vào thời điểm Trung Hoa xâm lăng Đại Việt, từ đó - làm chứng từ tố cáo ý đồ chính trị đen tối của..."đường lưỡi bò".

Quen biết Đỗ Quyên trên 20 năm nay, tôi nhận thấy từ lâu Đỗ Quyên đã có khuynh hướng gắn bó với thời cuộc.

Đọc Trung-Việt Việt-Trung ta thường bắt gặp cái tưng tửng, giễu cợt, bung xung, cao hứng, hoang tưởng, phi lý, phá phách, ngang tàng, trần trụi, bất ngờ, bất cần đời cứ lan man qua từng trang sách. Đỗ Quyên không quen lừng khừng triết lý, mà để chữ nghĩa tha hồ tràn lan lên mặt giấy. Không phải một trang, hai trang hay vài trang mà gần 500 trang để kết tinh thành một tác phẩm tân kỳ, điệu nghệ; bút pháp hào hứng, mới mẻ, câu văn phóng túng, nhanh nhẹn

Nói chung tiểu thuyết thời sự Trung-Việt Việt-Trung có thể nói như một loại kịch bản hài hước trong đó tác giả mạnh tay túm cổ cả hai anh Việt - Trung thảy lên sân khấu bắt diễn tuồng. Cuộc diễn lúc thì nghiêm trang, bi tráng, lúc thì hài hước đến thấm thía, có lúc nói bừa kiểu hí ngôn tưởng như lố bịch nhưng không kém phần chua chát, đắng cay.  

Hồi nhỏ tôi vốn mê đọc sách cho tới bây giờ, thú thật tôi chưa từng thấy ai viết lách hết sức quái chiêu như Đỗ Quyên.

Cách đùa giỡn chữ nghĩa của Đỗ Quyên làm tôi có cảm tưởng như mặt chữ... cũng biết cười. Trong cuốn sách này có hai cái cười vừa bi vừa hài: cái cười hồn nhiên, tươi rói của một đứa bé reo mừng được quà chợ của mẹ bên cạnh cái cười nhăn nheo, mếu máo, u buồn, cam chịu của kẻ tự nguyện làm tôi đòi cho nước láng giềng vĩ đại làm nổi bật sự sa sút thảm hại của nòi giống Lạc Việt.

Tiểu thuyết là một loại văn hư cấu, phóng đại, tức là những nhân vật cũng như hoàn cảnh, đất đai... tất cả những gì xẩy ra trong truyện đều không có thật, nếu có cũng chỉ là thủ pháp ẩn dụ mượn từ thực tế mà ra. Vì lẽ đó, trong cuốn Trung-Việt Việt-Trung, Đỗ Quyên đã tiên phong công khai lồng tiểu thuyết như một hoạt cảnh văn nghệ giải trí, một loại văn chương bình dị, dân dã nhưng hổ lốn, viễn mơ để bàn về chính trị giữa hai nước Việt Trung đang xung đột ngoài biển Đông. Như chúng ta đều biết chuyện dài về hai nước láng giềng có một lịch sử giao chiến từ thời Xích Quỷ nước của tổ tiên ta trải đến thời Văn Lang của các vua Hùng lập quốc cho tới tận ngày nay. Việt Nam là bàn đạp của thế giới, là điểm chiến lược quan trọng bậc nhất toàn cầu. Do đó, cái tên Việt Nam, tự nó đã là miếng mồi ngon, tự nó đã có âm hưởng chiến tranh.

Truyện dài thường chia ra làm nhiều chương, riêng cuốn Trung-Việt Việt-Trung nhà văn Đỗ Quyên lại chia ra thành "Truyện". Xuyên qua 447 trang gồm 3 Truyện 15 Hồi, không kể Hồi kết, nhà văn Đỗ Quyên đã lắt léo dùng thứ văn hóa chính trị châm biếm chấm ngòi bút của mình vào hầu hết những gì xẩy ra giữa các nhân vật, cũng như hoàn cảnh, địa dư hai nước, vốn có liên hệ vô cùng quái đản từ ngàn đời. Rất sung mãn như chàng hiệp sĩ Don Quixote của xứ Mancha, nhà văn nước Việt của ta vung vít ngòi bút chấm vào giàn khoan Hải Dương 981 xâm phạm lãnh hải, chấm vào 16 chữ vàng - 4 tốt làm thiệt hại nền kinh tế và thượng mại nước Việt, chấm vào Tây nguyên bauxite tàn hại cây rừng, chấm vào Vũng Áng cá chết, chấm vào hàng ngàn chiếc tàu đánh cá Việt Nam bị húc chìm làm chết hàng chục ngư dân, chấm vào tình hữu nghị keo sơn, vĩ đại như biển Đông có Hoàng Sa, Trường Sa đã bị giặc cướp v.v...

Tóm lại, vì quan tâm trước mối thảm họa của đất nước chúng ta, nhà văn Đỗ Quyên đã khéo léo dùng lối văn châm biếm, hài hước chấm phá vào những tâm tư lo lắng, những cau mày băn khoăn, những bản thể khắc khoải, hoang mang, hoài nghi, căm hận, tuyệt vọng rồi hy vọng của đồng bào cả ba miền đất nước. 

Nói chung, tôi cho rằng tiểu thuyết thời sự Trung-Việt Việt-Trung của nhà văn Đỗ Quyên sẽ tồn tại lâu dài trong tâm thức người đọc vì sách được viết bằng một thứ "ngôn ngữ mới" thật độc đáo, một loại tâm tư thời đại hấp dẫn, cũng như nhờ giá trị nghệ thuật lịch sử mà không ai phủ nhận.

 

Toronto, tháng 7/2016

 

 

---------------------------------

(*) Bài viết đã được tác giả là nhà thơ, nhạc sĩ Phan Ni Tấn đọc tại buổi ra mắt sách Trung-Việt Việt-Trung tại thành phố Toronto (Canada) ngày 16/7/2016; và sau được in trong tập tùy bút Ngòi Viết Lang Thang, do Nxb Văn Học Mới (Hoa Kỳ) phát hành cuối năm ngoái (Ấn phí US$ 30.00; Liên lạc: 57 Shoreham Dr. - Toronto - Ont. - Canada; Tel: 416-663.0254).

- Phan Ni Tấn sinh năm 1948 tại Cần Giuộc, lớn lên ở Ban Mê Thuột; Từng theo học Đại học Văn Khoa Sài Gòn, và Quốc gia Âm nhạc & Kịch nghệ; Tốt nghiệp Trường Bộ binh Thủ Đức (1970) và phục vụ Quân Lực VNCH (1971); Tham gia Phong trào Du ca (1972). Sau 30/4/1975 bị đi cải tạo; vượt biên đến Thái Lan (1979); định cư tại Toronto, Canada (1980) và hiện sống cùng gia đình tại đây.

Các ca khúc nổi tiếng: Bài Ca Học Trò (thơ Nguyễn Nam An); Hãy Là Em Thị Lộ (thơ Bắc Phong); và đặc biệt là Phải Lòng Con Gái Bến Tre (thơ Luân Hoán).

Một số tác phẩm chính đã xuất bản: Hát Cho Mẹ Và Quê Hương, tập nhạc, 1969; Vác Tên Em Chạy Biệt Mù, thơ, 1972; Lục Bát Phan Ni Tấn, thơ, 1973; Dậy Lửa Trường Sơn, nhạc, 1983; Câu Thơ Về Người, thơ, 1996; Tình Khúc Phan Ni Tấn, nhạc, 2004; Sinh Nhật Của Cây Đàn, CD nhạc 2005; Ngòi Viết Lang Thang, tùy bút, 2019; Nỗi Buồn Tô Thị, truyện ngắn, 2020.

 

(**) Có thể tìm mua sách Trung-Việt Việt-Trung tại:

httpHYPERLINK "http://www.nguoivietshop.com/shopexd.asp?id=676&bc=no"://HYPERLINK "http://www.nguoivietshop.com/shopexd.asp?id=676&bc=no"wwwHYPERLINK "http://www.nguoivietshop.com/shopexd.asp?id=676&bc=no".HYPERLINK "http://www.nguoivietshop.com/shopexd.asp?id=676&bc=no"nguoivietshopHYPERLINK "http://www.nguoivietshop.com/shopexd.asp?id=676&bc=no".HYPERLINK "http://www.nguoivietshop.com/shopexd.asp?id=676&bc=no"comHYPERLINK "http://www.nguoivietshop.com/shopexd.asp?id=676&bc=no"/HYPERLINK "http://www.nguoivietshop.com/shopexd.asp?id=676&bc=no"shopexdHYPERLINK "http://www.nguoivietshop.com/shopexd.asp?id=676&bc=no".HYPERLINK "http://www.nguoivietshop.com/shopexd.asp?id=676&bc=no"aspHYPERLINK "http://www.nguoivietshop.com/shopexd.asp?id=676&bc=no"?HYPERLINK "http://www.nguoivietshop.com/shopexd.asp?id=676&bc=no"idHYPERLINK "http://www.nguoivietshop.com/shopexd.asp?id=676&bc=no"=676HYPERLINK "http://www.nguoivietshop.com/shopexd.asp?id=676&bc=no"&HYPERLINK "http://www.nguoivietshop.com/shopexd.asp?id=676&bc=no"bcHYPERLINK "http://www.nguoivietshop.com/shopexd.asp?id=676&bc=no"=HYPERLINK "http://www.nguoivietshop.com/shopexd.asp?id=676&bc=no"no

hoặc

httpHYPERLINK "http://www.amazon.com/s?ie=UTF8&page=1&rh=n%3A283155%2Cp_27%3AQuyen%20Do"://HYPERLINK "http://www.amazon.com/s?ie=UTF8&page=1&rh=n%3A283155%2Cp_27%3AQuyen%20Do"wwwHYPERLINK "http://www.amazon.com/s?ie=UTF8&page=1&rh=n%3A283155%2Cp_27%3AQuyen%20Do".HYPERLINK "http://www.amazon.com/s?ie=UTF8&page=1&rh=n%3A283155%2Cp_27%3AQuyen%20Do"amazonHYPERLINK "http://www.amazon.com/s?ie=UTF8&page=1&rh=n%3A283155%2Cp_27%3AQuyen%20Do".HYPERLINK "http://www.amazon.com/s?ie=UTF8&page=1&rh=n%3A283155%2Cp_27%3AQuyen%20Do"comHYPERLINK "http://www.amazon.com/s?ie=UTF8&page=1&rh=n%3A283155%2Cp_27%3AQuyen%20Do"/HYPERLINK "http://www.amazon.com/s?ie=UTF8&page=1&rh=n%3A283155%2Cp_27%3AQuyen%20Do"sHYPERLINK "http://www.amazon.com/s?ie=UTF8&page=1&rh=n%3A283155%2Cp_27%3AQuyen%20Do"?HYPERLINK "http://www.amazon.com/s?ie=UTF8&page=1&rh=n%3A283155%2Cp_27%3AQuyen%20Do"ieHYPERLINK "http://www.amazon.com/s?ie=UTF8&page=1&rh=n%3A283155%2Cp_27%3AQuyen%20Do"=HYPERLINK "http://www.amazon.com/s?ie=UTF8&page=1&rh=n%3A283155%2Cp_27%3AQuyen%20Do"UTFHYPERLINK "http://www.amazon.com/s?ie=UTF8&page=1&rh=n%3A283155%2Cp_27%3AQuyen%20Do"8HYPERLINK "http://www.amazon.com/s?ie=UTF8&page=1&rh=n%3A283155%2Cp_27%3AQuyen%20Do"&HYPERLINK "http://www.amazon.com/s?ie=UTF8&page=1&rh=n%3A283155%2Cp_27%3AQuyen%20Do"pageHYPERLINK "http://www.amazon.com/s?ie=UTF8&page=1&rh=n%3A283155%2Cp_27%3AQuyen%20Do"=1HYPERLINK "http://www.amazon.com/s?ie=UTF8&page=1&rh=n%3A283155%2Cp_27%3AQuyen%20Do"&HYPERLINK "http://www.amazon.com/s?ie=UTF8&page=1&rh=n%3A283155%2Cp_27%3AQuyen%20Do"rhHYPERLINK "http://www.amazon.com/s?ie=UTF8&page=1&rh=n%3A283155%2Cp_27%3AQuyen%20Do"=HYPERLINK "http://www.amazon.com/s?ie=UTF8&page=1&rh=n%3A283155%2Cp_27%3AQuyen%20Do"nHYPERLINK "http://www.amazon.com/s?ie=UTF8&page=1&rh=n%3A283155%2Cp_27%3AQuyen%20Do"%3HYPERLINK "http://www.amazon.com/s?ie=UTF8&page=1&rh=n%3A283155%2Cp_27%3AQuyen%20Do"AHYPERLINK "http://www.amazon.com/s?ie=UTF8&page=1&rh=n%3A283155%2Cp_27%3AQuyen%20Do"283155%2HYPERLINK "http://www.amazon.com/s?ie=UTF8&page=1&rh=n%3A283155%2Cp_27%3AQuyen%20Do"CpHYPERLINK "http://www.amazon.com/s?ie=UTF8&page=1&rh=n%3A283155%2Cp_27%3AQuyen%20Do"_27%3HYPERLINK "http://www.amazon.com/s?ie=UTF8&page=1&rh=n%3A283155%2Cp_27%3AQuyen%20Do"AQuyenHYPERLINK "http://www.amazon.com/s?ie=UTF8&page=1&rh=n%3A283155%2Cp_27%3AQuyen%20Do"%20HYPERLINK "http://www.amazon.com/s?ie=UTF8&page=1&rh=n%3A283155%2Cp_27%3AQuyen%20Do"Do

 

-=-

 

 

Phan Ni Tấn
Số lần đọc: 904
Ngày đăng: 08.08.2020
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Sách về Hà Nội của Nhà văn Vũ Ngọc Tiến - Nguyễn Quang Thiều
"Tứ tuyệt Covid -19" chan chứa tình người - Trang Thùy
Trò chuyện với Thiên thần - Nhật Chiêu
Trăn trở cùng Dấu xưa xứ Quảng - Ký ức thành phố tiếng còi tàu - Dương Khánh Linh
Trẻ em xưa nay đã chơi như thế nào? - Nguyễn Anh Tuấn
Những câu chuyện không thể quên - Hào Vũ
Giữa Huế yêu thương người bán dừa gõ phím - Võ Quê
Đôi dòng cảm nhận tác phẩm “ Sương mù thuở ấy” - Nguyên Bình BRVT
' Kẻ sĩ thời loạn' Tiểu thuyết lịch sử mở ra những chân trời. - Trương Văn Dân
Giới thiệu tập thơ: Bạch Vân vô sở trú - Nguyên Lạc