Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.389 tác phẩm
2.747 tác giả
709
116.715.824
 
Tản mạn quanh... cái cổng
Nguyễn Ngọc Tư

Sớm mai chạy bộ đã thấy dăm ba người ngồi tum húm ở đó, giỏ xách quai bị lỏng chỏng, còn anh chàng cảnh vệ thì đang lóng ngóng đứng ngồi với vẻ mặt cảnh giác cao độ, tôi nghĩ trong bụng, chắc sáng này có chuyện đây. Mà thật, lúc vòng xe qua tượng đài để đến cơ quan, thấy cổng ủy ban đang nhốn nháo. Nhiều người hiếu kỳ dừng xe lại coi, mấy anh cảnh sát trật tự thổi còi biểu đi đi, có gì lạ đâu mà coi. Ừ, có gì lạ đâu...

 

Cảnh này diễn ra hà rầm, thành ra cánh cổng ủy ban quá quen với việc kiện cáo vượt cấp thời mở cửa. Dân mình cũng ngộ, thấy ấm ức, thấy không hài lòng, thấy bực bội… vậy là kéo lại ủy ban, đòi gặp chủ tịch tỉnh chơi. Mà phải chủ tịch chứ không phải ai khác à. Tưởng tượng như đây là phủ Khai Phong, mà chủ tịch là Bao Công (vì ông quan này xử đủ thứ án, cả hôn nhân gia đình, cả giang hồ hiệp khách, cả âm mưu soán chúa đoạt vua…), nên bà con đòi nhiều chuyện khó động trời. Có vụ việc đã xử ở tòa án tối cao rồi nhưng bà con vẫn nằng nặc đòi chủ tịch coi lại (?!). Có vụ việc đề nghị chuyển qua ban tiếp dân nhưng dân lắc đầu nguầy nguậy, nói với giọng dứt khoát: “Đâu được, quyết định đó là chủ tịch ký mà, chủ tịch mới biết chuyện để nói với tụi tui chớ”.

 

Rốt cuộc thì chủ tịch đâu lo xiết mấy chuyện lặt vặt này, ông còn phải lo họp hành, hoạch định chính sách để đưa tỉnh thoát nghèo (nhức óc lắm, bởi đã suy nghĩ biết bao lâu rồi chưa tìm ra con đường nào khả thi). Rốt cuộc cánh cổng đóng im ỉm mỗi khi dân lại “hỏi thăm”. Cán bộ ra nói chuyện phải quấy với dân phải đi bằng cửa phụ (và được ngụy trang tuềnh toàng, cực kỳ bí mật), nhân viên ủy ban có đói bụng cũng uống cà phê sữa đá cầm chừng, chứ ra ăn bên ngoài nhiều quá dân phát hiện cái cửa nhỏ xíu đó, kéo lại bao vây nữa thì phiền.

 

Trước đây, khu vực ủy ban, tỉnh ủy và các ban tuyên giáo, ban kinh tế liên thông với nhau, đi vào bất cứ một cổng nào rồi vòng vèo, luồn lách qua mấy con đường nhỏ xanh xanh cây cỏ được tỉa tót kỹ càng là đến được các cơ quan còn lại. Tôi rất khoái, vì nó vắng vẻ, nên thơ, mà có qua ủy ban, tỉnh ủy đưa thư, tặng báo tôi không phải ớn xương sống vì vẻ mặt lạnh tanh của anh bảo vệ, bằng cái vẻ cảnh giác (chắc vì tướng tôi cù lần, da lại đen, mặt lúc nào cũng đăm đăm suy nghĩ như mang oan khuất trong lòng) anh hỏi những câu chả sử dụng chủ ngữ: đi đâu đây, vô trỏng làm gì, gặp ai, có hẹn trước không? Rủi cái là bà con cũng biết con đường này, nhiều lần xộc vô tới văn phòng, hỏi, chủ tịch đâu cho tôi gặp chút.

 

Chắc có người sực nhớ ra, ủa, ở đây là ủy ban, tỉnh ủy mà, sao có thể để dân vô ra như đi chợ được. Rồi những bức tường được dựng lên ngăn các cơ quan thành những khu riêng biệt. Cái cổng chính trở nên quan trọng, tất nhiên, một khi đã ý thức được điều đó, nó bỗng làm ra vẻ đạo mạo, thâm nghiêm, xa cách (người ta cũng vậy thôi). Đến nỗi cỏ mọc xanh rì theo các viền gạch vỉa hè (vì cả đi bộ người ta cũng không dám đi gần tường rào).

 

Nên ai lảng vảng ở đó thì chỉ có một mục đích duy nhất: gặp chủ tịch. Để kêu oan quá chủ tịch ơi, để hỏi sao ký quyết định thu hồi đất của tui, để méc là thằng kia giết con tui, sao tòa xử nhẹ hều… Xứ có hơn một triệu dân, bao nhiêu là bức xúc. Nhiều sự việc đã giải quyết nhão nhừ ở xã, ở huyện nhưng bà con ngờ vực có bao che, thiên vị, có “ăn” ở trỏng (thấy chưa, làm dân mất lòng tin bây giờ khổ vậy đó, có công tâm, thật lòng cũng chẳng ai chịu nghe). Có người bị giết hôm trước, hôm sau thân nhân đến (cổng) ủy ban, gào khóc kêu chủ tịch tỉnh cho xin tí công lý, vì thủ phạm là cháu của bí thư phường, con bên sui của trưởng công an thành phố, nên tới bữa nay vẫn chưa bị bắt, vẫn nhơn nhơn ngoài đường.

 

Kỳ họp hội đồng nhân dân nào cũng gai gai người khi thấy một chị bưng tấm ảnh thờ của chồng lại để ở cổng. Hỏi kỹ cũng là chuyện tranh chấp đất cũ mèm, chị nói đất đó là của chị (mà tôi cũng tin nó là của chị, mới uất đến nỗi bưng ảnh chồng đi lêu lêu ngoài nắng như vầy) nhưng tuyệt không có lấy một miếng giấy gì chứng minh (vậy thì lý đâu để chị thắng kiện). Nên có xử thế nào, đã đạt lý thế nào chị cũng cảm thấy ấm ức, buồn lòng nên lại cổng ủy ban ngồi, chờ đợi một cái gì không rõ ràng, và ngày càng tuyệt vọng. Có đoàn (chắc là ở huyện lên) còn nhóm lửa nấu cơm ngay đằng trước chốt gác, “chờ chừng nào gặp được chủ tịch mới về”.

Thấy cổng cơ quan bị “sức ép” quá, tỉnh cử phó chủ tịch tiếp dân vào thứ bảy hàng tuần. Nhưng phó chủ tịch thì không phải là… chủ tịch, nên bà con chưa thỏa mãn mấy. Mà một tháng có bốn buổi tiếp dân thì thấm tháp gì, chưa kể nhiều khi phó chủ tịch bận đi công tác, đi dự hội nghị hay… bệnh, chưa kể nhiều vụ việc quá phức tạp, phải hỏi lại các cơ quan có liên quan. Vậy là người ta tiếp tục chở nỗi đau, nỗi buồn, nỗi oan khiên, mất mát… về cổng ủy ban tỉnh.

 

Hệ lụy là những nhân viên nho nhỏ như tôi (cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng, tức là chưa có cái vẻ đường bệ nhìn vô là biết cán bộ nhà nước mà cũng chưa xuất hiện trên báo, trên ti vi, cái mặt lạ khù), vô ủy ban liên hệ làm việc, vừa tới cổng đã mất lửa ngay (do cái mặt anh bảo vệ quá lạnh). Hệ lụy là những má, những chị ở quê, một bữa nhớ quá những đồng chí đã cùng nằm gai nếm mật hồi kháng chiến, sẵn đi chợ nên ghé thăm. Nhưng thật khó để vào, nghe xin vô để gặp chủ tịch, bí thư là anh bảo vệ nghi rồi, mà lý do vô gặp cũng không rõ ràng, không được hẹn trước…

(cũng có mấy người nói là bạn bè chiến đấu xưa, nhưng vô gặp được chủ tịch thì đưa đơn thưa, báo hại bảo vệ bị rầy, nên bây giờ phải cảnh giác). Khách đành ngậm ngùi dừng ở đó, quay về.

Đến lúc người xa khuất mất tiêu, anh bảo vệ mới tin là họ chẳng kiện thưa gì, vì họ tủi hờn đi mau. Đó là chỗ phân biệt, người ấm ức thì sẽ nấn ná, kêu gào, sẽ chờ mòn mỏi thật lâu. Bởi tới đây là người ta đã hết đường “đi”, đã không tin tưởng bất cứ cơ quan công quyền nào khác, không nghĩ ở đâu giải quyết mau lẹ, công tâm bằng chỗ này.

 

Nhưng đến đây rồi, chưa chắc đã gặp nhau. Cổng thì quá cao…

 

Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn
28-4-05

Nguyễn Ngọc Tư
Số lần đọc: 3165
Ngày đăng: 28.03.2006
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Con vờ vờ trên sông - Trọng Huân
Ngõ xóm - Trọng Huân
Làm cho biết - Nguyễn Ngọc Tư
Ngậm ngùi Hưng Mỹ - Nguyễn Ngọc Tư
Luận về …cái sự học. - Phạm Lưu Vũ
Bà Cô - Nguyễn Ngọc Tư
Thầy của KHỔNG TỬ - Phạm Lưu Vũ
Chợ của má - Nguyễn Ngọc Tư
Tản văn về hương vị quê hương - Nguyễn Thị Thu Hiền
Ngơ ngác mùa dưa - Nguyễn Ngọc Tư
Cùng một tác giả
Bà già vui vẻ (tạp văn)
Ba bé Ngoan về (truyện ngắn)
Chiều vắng (tuyển truyện)
Cửa sau (truyện ngắn)
Cuối màu nhan sắc (truyện ngắn)
Đất mũi mù xa (truyện ngắn)
Đời như ý (truyện ngắn)
Dòng nhớ (truyện ngắn)
Giàn bầu trước ngõ (truyện ngắn)
Giao thừa (truyện ngắn)
Gió mùa thao thức (truyện ngắn)
Hiu Hiu gió bấc (truyện ngắn)
Lời nhắn (truyện ngắn)
Lụm còi (truyện ngắn)
Lý con Sáo sang sông (truyện ngắn)
Mơ hết (truyện ngắn)
Một mái nhà (tạp văn)
Một mối tình (truyện ngắn)
Ngọn đèn không tắt (truyện ngắn)
Ngỗn ngang (truyện ngắn)
Làm má đâu có dể (truyện ngắn)
Người xưa (truyện ngắn)
Nhà cổ (truyện ngắn)
Nhớ sông (truyện ngắn)
Nước chảy mây trôi (truyện ngắn)
Ông ngoại (truyện ngắn)
Qua cầu nhớ người (truyện ngắn)
Tắm sông (truyện ngắn)
Đau gì như thể (truyện ngắn)
Bởi yêu thương (truyện ngắn)
Chuyện của Điệp (truyện ngắn)
Huệ lấy chồng (truyện ngắn)
Lỡ mùa (truyện ngắn)
Lời cho má (truyện ngắn)
Mối tình năm cũ (truyện ngắn)
Nhớ đất (tạp văn)
Nửa mùa (truyện ngắn)
Xa xóm mũi (truyện ngắn)
Thương quá rau răm (truyện ngắn)
Duyên Phận So Le (truyện ngắn)
Nhân phủ (truyện ngắn)
Trở gió (tạp văn)
Cái nhìn khắc khoải (truyện ngắn)
Người năm cũ (truyện ngắn)
Chơi một mình (tạp văn)
Ngủ ở Mũi (tạp văn)
Người Dưng Làm Má (truyện ngắn)
Chợ của má (tạp văn)
Bà Cô (tạp văn)
Làm cho biết (tạp văn)
Nghĩ cho con (tạp văn)
Lương (truyện ngắn)
Ngày đã qua (truyện ngắn)
Kỳ tích (truyện ngắn)
Giỡn chơi (truyện ngắn)
Trò chơi quên nhớ (truyện ngắn)
Hoang đường (truyện ngắn)
Cỏ Xanh (truyện ngắn)
Làm mẹ (truyện ngắn)
Mối tình xưa (truyện ngắn)
Ngày đùa (truyện ngắn)
Nỗi buồn rất lạ (truyện ngắn)