Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.395 tác phẩm
2.747 tác giả
466
116.743.868
 
Đoàn nhà văn miền núi phía bắc đi thực tế ở nam bộ
Văn Dương

Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, cũng như sau hơn ba mươi năm đất nước được thống nhất, Hội nhà văn Việt Nam đã cử một đoàn nhà văn dân tộc thiểu số ở các tỉnh miền núi phía bắc đi thực tế tìm hiểu và sáng tác về đồng bằng sông Cửu Long.

 

Nhà văn Đào Thắng – Chánh văn phòng Hội nhà văn Việt Nam được cử làm Trưởng đoàn. Nhà thơ Dương Thuấn – Phó trưởng ban văn học Dân tộc – Miền núi và nhà thơ Nông Thị Ngọc Hoà dân tộc Tày làm Phó trưởng đoàn. Đoàn còn gồm có các nhà thơ Pờ Sảo Mìn (Lào Cai) dân tộc Pa Dí; Vương Trung (Sơn La) và Lò Cao Nhum (Hoà Bình) dân tộc Thái; Dư Thị Hoàn (Hải Phòng) dân tộc Hoa; Hơ Vê (Quảng Ngãi) dân tộc Hơ Rê. Cùng các nhà văn Hà Thị Cẩm Anh (Thanh Hoá) dân tộc Mường; Lâm Tiến (Thái Nguyên) và Hoàng Quảng Uyên (Cao Bằng) dân tộc Nùng; Hữu Tiến và Cao Duy Sơn (Cao Bằng) dân tộc Tày… Bên cạnh đó còn có các nhà văn dân tộc Kinh từng gắn bó lâu năm với miền núi như Phù Ninh, Vũ Xuân Tửu, Đinh Công Diệp (Tuyên Quang), Tạ Văn Sĩ (Kon Tum)…

 

Sau cuộc gặp gỡ của đoàn với nhà thơ Hữu Thỉnh - Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam, đúng 19 giờ ngày 18 tháng 6 năm 2006, đoàn đã lên tàu dời Hà Nội vào thành phố Hồ Chí Minh.  5 giờ sáng ngày 20 – 6 sau khi đến TP. Hồ Chí Minh, đoàn chỉ ghé thăm Ban đại diện Hội nhà văn Việt Nam tại thành phố không hơn 1 tiếng do nhà văn Trần Thanh Giao đón tiếp, sau đó đoàn đã đi thẳng về Nam Bộ.

 

Tại Cần Thơ đoàn đi thăm chợ nổi trên sông Hậu và các làng bên sông, đến thắp hương mộ của nhà thơ yêu nước Phan Văn Trị… Đoàn đã được lãnh đạo Quân khu 9 và Hội văn học nghệ thuật Cần Thơ đón tiếp rất nồng hậu. Một đêm thơ và đàn ca diễn ra rất vui, sau khi kết thúc ai cũng còn nuối tiếc.

 

Giây phút cảm động nhất là khi các nhà văn dân tộc thiểu số từ biên cương phía bắc đặt chân lên mỏm đất mũi Cà Mau, nơi tận cùng của Tổ quốc. Không ai giấu nổi niềm xúc động , có người đã không nén nổi bật lên nói thành lời . Một số nhà thơ buổi tối khi về nhà đã có thơ ngay vùng quê sông nước đó. Những rặng dừa nước, những dòng kinh, những rừng đước, cây mắm cây vẹt đã đi vào thơ của họ.

 

Sau khi tìm hiểu con người và đất mũi Cà Mau, đoàn đã nhằm hướng tây đi về Kiên Giang là một trong ba điểm khai khẩn đầu tiên của Nam Bộ để tiếp tục  khám phá Rạch Giá, Hà Tiên... Bao cảm xúc mới mẻ, dập dồn, liên tục… Sự liên tưởng về quê hương cùng sự tác động của thực tế đã gây xao động mạnh trong tâm hồn. Đoàn đã dành hẳn một buổi sáng đến thăm nữ thi sĩ Mộng Tuyết. Một cây bút lớn tuổi của nơi vùng đất xa xôi đã từng một thời vang bóng. Cuộc trao đổi giữa các nhà thơ nữ dân tộc thiểu số với nữ thi sĩ  Mộng Tuyết 95 tuổi  diễn  ra đầm ấm và vui vẻ.

 

Sau dăm ngày miệt mài tìm hiểu đoàn lại về An Giang, Đồng Tháp, Tiền Giang, Bến Tre…

Có thể nói đây là một chuyến đi vô cùng bổ ích và thú vị đối với các nhà văn dân tộc thiểu số ở miền núi phía bắc, lần đầu được đến khám phá mảnh đất phương nam. Rất nhiều địa danh và tư liệu quý báu đã được các nhà văn ghi chép cẩn thận và tỷ mỉ. Các nhà văn đều có ý thức không chỉ có ý thức phục vụ cho việc sáng tác hôm nay mà còn cho cả về lâu dài…  Nhất là trong xã hội hiện nay, các tác phẩm văn học không còn chỉ đơn thuần đề cập đến một vùng quê, một dân tộc. Ngay trong một gia đình cũng có thể có tới dăm bảy dân tộc. Nhân vật văn học ngày nay cũng như vậy, các nhân vật thường nhiều dân tộc khác nhau và đề cập đến nhiều vùng đất khác nhau.

 

Trong dịp về quê hương đồng khởi Bến Tre, đoàn cũng đã đến thắp hương mộ nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu, tìm hiểu về phong trào đấu tranh của nhân vùng đất cách mạng kiên cường trong kháng chiến.

 

Có thể nói đây là một chuyến đi vô cùng ý nghĩa đối với các nhà văn dân tộc thiểu số miền núi phía bắc. Không chỉ thế mà còn  có ý nghĩa về mặt chính trị xã hội, trong việc xây dựng một nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc thống nhất mà đa dạng mà nghị quyết Trung ương của đại hội Đảng lần thứ X đã đề ra.

      

Chuyến đi của đoàn sẽ còn tiếp tục cho đến  hết tháng 6 , chắc chắn các nhà văn nhà thơ dân tộc thiểu số sẽ thu hái được nhiều thành công. Và có một ấn tượng mạnh đối với các cây bút đang sống ở đồng bằng Sông Cửu Long. Chuyến đi cũng sẽ đem lại cho các nhà văn dân tộc thiểu số những ấn tượng sâu sắc về con người và mảnh đất phương nam giàu đẹp. Từ đây sẽ mở ra nhiều cuộc giao lưu văn học và văn hoá văn nghệ giữa các tỉnh miền núi phía bắc và các tỉnh phương nam.

      

Các nhà văn không chỉ hiểu về dân tộc mình mà còn hiểu thêm nhiều dân tộc khác, nhiều miền quê khác. Điều đó sẽ nâng cao chất lượng sáng tác và giá trị tác phẩm văn học. Cũng vì vậy mà số lượng độc giả đọc các tác phẩm của họ sẽ ngày một đông đảo thêm.

      

Mùa xuân năm tới, Hội nhà văn Việt Nam sẽ tiếp tục tổ chức cho một đoàn nhà văn các phía nam đi thực tế và tìm hiểu các tỉnh miền núi phía bắc. Chắc chắn các nhà văn phía nam cũng sẽ rung động không kém khi ngắm các cô gái vùng cao trong váy áo sặc sỡ bên những cánh rừng lung linh như mộng khi ban, hoa đào nở khắp rừng.

Văn Dương
Số lần đọc: 2660
Ngày đăng: 27.06.2006
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Không thể rời xa - Nguyễn Thành Nhân
Rượu Điện Biên - Nguyễn Thanh Mừng
Nhà văn SƠN NAM , Một đời nặng nợ áo cơm - Võ Ðắc Danh
NgườI đi khai hoang - Võ Ðắc Danh
Những con đường ký ức - Nguyễn Đông Nhật
Tưng bừng lễ hội lung linh huyền ảo Huế - Nguyễn Nguyên An
Festival Huế 2006 : Hữu nghị và thương yêu - Võ Quê
Nhớ hai nữ sĩ họ Đoàn - Phan Hoàng
Những dòng sông . Làng. Và những người con gái… - Lê Hoài Lương
Gã giang hồ lương thiện - Võ Ðắc Danh