Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.411 tác phẩm
2.747 tác giả
520
116.850.930

vanchuongviet.org

Tư liệu văn hóa nghệ thuật

chân dung
21.09.2012
Tự Truyện Osho 6 - Đỗ Tư Nghĩa
Hãy thử nghĩ về tôi – vân du tại Ấn Độ trong nhiều năm, và chỉ nhận được những hòn đá, những chiếc giày, những con dao ném vào tôi. Và bạn không biết hệ thống xe lửa Ấn Độ, những phòng đợi; bạn không biết cái cách mà người Ấn sống. Nó thiếu vệ sinh, xấu xa, nhưng họ quen với nó. Tôi đã chịu khổ cho những năm đó nhiều ... <chi tiết>
19.09.2012
Tự Truyện Osho 5 - Đỗ Tư Nghĩa
Những trường đại học hủy diệt cái mối quan tâm [interst] và lòng yêu thi ca của người ta. Chúng hủy diệt toàn bộ ý tưởng của bạn về ý nghĩa cuộc đời – sống thế nào cho ra sống; chúng càng ngày càng biến nó thành một thứ hàng hóa. Chúng dạy bạn làm thế nào để kiếm nhiều tiền hơn, nhưng chúng không dạy bạn làm thế nào để sống sâu sắc, làm thế nào để sống một cách toàn bộ – và đây là nơi mà bạn có thể có được những thoáng nhìn. Đây là nơi có những cánh cửa nhỏ mở vào cái tối hậu [the ultimate]. ... <chi tiết>
17.09.2012
Tự Truyện Osho 4 - Đỗ Tư Nghĩa
Một kẻ hà tiện sẽ chết với tay nắm chặt – vẵn nắm giữ và đeo níu, vẫn cố để không chết, vẫn cố để không buông bỏ. Một người giàu lòng yêu thương, sẽ chết với hai bàn tay mở rộng, chia sẻ… thậm chí, chia sẻ sự chết của mình, như đã chia sẻ cuộc đời mình. ... <chi tiết>
13.09.2012
Tự Truyện Osho 3 - Đỗ Tư Nghĩa
Tôi không bao giờ thiết đi tới trường. Đó là nơi chốn tồi tệ nhất. Sau cùng, tôi bị cưỡng bức đi học, nhưng tôi đã kháng cự ở mức có thể; bởi vì ở đó chỉ có những đứa trẻ không quan tâm đến những điều mà tôi quan tâm, và những điều mà tất cả chúng quan tâm, thì tôi lại chẳng thèm ngó ngàng. Do vậy, tôi là một "kẻ ngoại cuộc” [outsider]" ... <chi tiết>
11.09.2012
Tự Truyện Osho 2 - Đỗ Tư Nghĩa
Tôi chưa bao giờ là người "tâm linh" [spiritual] theo cái nghĩa mà bạn thường hiểu. Tôi chưa bao giờ đi lễ đền, hoặc đi nhà thờ, hoặc đọc kinh điển, hoặc theo những pháp môn tu tập nào đó để tìm ra chân lý, hoặc phụng thờ Thượng đế, hoặc nguyện cầu Thượng đế. Đó không phải là cách của tôi chút nào. ... <chi tiết>
09.09.2012
Tự Truyện Osho 1 - Đỗ Tư Nghĩa
Trong tập sách này, đã có một bài giới thiệu của Chu Phương Vân, cọng thêm một lời nói đầu và một bài tựa của nguyên tác. Mặc dầu vậy, tôi vẫn không kìm được niềm ao ước bày tỏ một đôi điều. Đọc Osho, đối với tôi, về một phương diện nào đó, cũng gần giống như đọc Nietzsche – mặc dù Osho là một đạo sư chứng ngộ, còn Nieztsche, thì “chỉ là” một triết gia mà đã đi vào cơn điên loạn suốt 10 năm cuối của đời mình. Nhưng họ giống nhau ở chỗ, cả hai đều kích thích tâm trí của ta, bắt ta phải đặt lại nhiều vấn đề tưởng chừng như “nhất thành bất biến.” Cả hai đều có sự “nổi loạn” của một con người sáng tạo, không chấp nhận bất cứ sự nô lệ tinh thần nào, bất luận nó đến từ đâu. Mà thực vậy, đã “nô lệ” rồi, thì “sáng tạo” làm sao được nữa? ... <chi tiết>
07.09.2012
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay 12 - Tạ Tỵ
Trong không khí sinh động của văn nghệ miền Nam Việt Nam mười năm qua, vóc dáng Võ Hồng như một khiêm nhượng, một trầm lặng vì chiều hướng sáng tác cũng như kỹ thuật hành văn của nhà văn không nằm chung với ước lệ thời đại, thời đại cháy bỏng môi hôn, vòng tay bấn loạn và thể xác cuồng mê!… Võ Hồng cô đơn di hành trên lộ trình nghệ thuật do mình chọn lựa. ... <chi tiết>
06.09.2012
Hoài niệm Vũ Hoàng Chương (1915-1976) - Đặng Tiến
Ngày 6/9 dương lịch là ngày giỗ Vũ Hoàng Chương, mất tại Thành Phố Hồ Chí Minh, năm 1976 ; sau mấy tháng bị chính quyền bắt giam vào khám Chí Hoà anh bị trọng bệnh, đưa về nhà một thời gian ngắn thì qua đời, vì ho suyển, thọ 62 tuổi. ... <chi tiết>
06.09.2012
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay 11 - Tạ Tỵ
Bùi Giáng (trung niên thi sĩ), thuở còn bé, ham đọc thơ. Bỏ học về nhà quê chăn trâu. Làm thật nhiều thơ, thân tặng chuồn chuồn và châu chấu. ... <chi tiết>
05.09.2012
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay 10 - Tạ Tỵ
… Thuở nhỏ, Thế Phong rất oán giận bố vì hai chuyện, và cho rằng bố không thương mình bằng mẹ. Một lần bố sai đi mua thuốc phiện, đường xa, phải cưỡi ngựa băng qua dòng suối lớn đang mùa nước lũ, bị nước cuốn mất ngựa suýt chết. ... <chi tiết>
04.09.2012
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay 9 - Tạ Tỵ
"Xã hội tác động vào con người làm con người có phản ứng là suy nghĩ. Suy nghĩ đưa đến kết quả là sự lựa chọn một thái độ. Thái độ này như thế nào tùy thuộc tâm hồn từng người: thái độ lớn, rõ rệt, sâu đậm là thái độ của các tư tưởng gia, các vĩ nhân tạo thời thế. Thái độ nhỏ, mơ hồ, mờ nhạt là thái độ của con người thông thường…" ... <chi tiết>
03.09.2012
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay 8 - Tạ Tỵ
Nhật Tiến đi vào văn chương bằng tình thương, một tình thương nảy sinh trong tấm lòng đôn hậu. Tuổi trẻ mà Nhật Tiến đem vào văn chương, xuyên qua thân phận mình, không phải tuổi trẻ của giận dữ và phẫn nộ. Biết rằng, dù muốn dù không, cũng phải chấp nhận cuộc đời đã có đấy. ... <chi tiết>
02.09.2012
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay 7 - Tạ Tỵ
Thấm thoát đã 17 năm rồi đó. 17 năm đi qua trong lòng con người"thiên lý tương tư" như một khoảng thời gian đầy dẫy buồn phiền. Từng năm, từng tháng nào có nghĩa gì so với nhịp luân hành vũ trụ, mà sao trong đáy sâu tiềm thức, trong hố thẳm nhớ thương, vẫn hiện lên bao nỗi giày vò gần như thê thảm. 17 mùa Xuân đất Bắc đã qua đi. 17 mùa Hạ cũng tàn phai theo từng trận gió Lào hầm hập. ... <chi tiết>
01.09.2012
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay 6 - Tạ Tỵ
Dương Nghiễm Mậu xuất hiện trên văn đàn miền Nam cách đây ngoài 10 năm, như một chứng tích. Cái chứng tích đó là nỗi bơ vơ của tuổi trẻ, của một thế hệ tuổi trẻ đang sống giữa cuộc sống không thuộc về mình. Cái tuổi trẻ nào đó được tô hồng trong những dạ hội, dưới mái đại học, hay rong chơi quanh năm với bốn mùa tình tự, đều ở ngoài tầm tay của Dương Nghiễm Mậu. ... <chi tiết>
31.08.2012
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay 5 - Tạ Tỵ
Người ta còn băn khoăn, thắc mắc về mỗi tình tiết, mỗi dữ kiện được nhà văn tỏ bày trong văn chương. Từ băn khoăn đến thắc mắc, rồi nghi ngờ về thực trạng của mỗi vấn đề, mà Thuỵ Vũ đã đặt ra trước xã hội, về khả năng hiểu biết cuộc sống, một cuộc sống chả lấy gì làm hãnh tiến, và sự góp mặt của những chứng tích đó, có nên dành vinh dự cho nhà văn nữ giới? ... <chi tiết>
30.08.2012
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay 3 - Tạ Tỵ
Huế, quê hương của Tuý Hồng đã góp mặt vào văn nghệ với truyện ngắn “Thở dài”, làm bỡ ngỡ nhiều người vì nội dung và lời văn bỏng cháy tình dục. Sự góp mặt đầu tiên cũng là sự đóng góp vĩnh viễn vào khung trời văn học Việt Nam một bông hoa lạ và quý. Cô gái xứ Huế, mặc áo tím, che nghiêng nửa mặt chiếc nón bài thơ, mái tóc huyền bỏ xõa ngang lưng, lê đôi guốc mộc gõ lóc cóc trên nhịp cầu Tràng Tiền mỗi sớm, gõ mỗi chiều trên ván cầu Bạch Hổ, để các thi sĩ làm thơ, nó không nằm trong kích thước Tuý Hồng. ... <chi tiết>
28.08.2012
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay 2 - Tạ Tỵ
Như đã nói, nguồn cảm hứng của Trịnh Công Sơn không chỉ ở trong môi trường phẫn nộ, hoặc bàng bạc trong tình yêu với tuổi trẻ hư không, nó còn quay nhìn thân phận. Những ca khúc viết về thân phận cũng chỉ là đi tìm cái hữu hạn của kiếp sống. Sự hiện diện của mỗi số phận bắt buộc phải đi qua một khoảng thời gian nào đó, do định mệnh an bài và cái không gian vô tình phải nhận diện. ... <chi tiết>
27.08.2012
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay 1 - Tạ Tỵ
Sinh hoạt văn học nghệ thuật miền Nam trong vòng mười năm (1961-1970) đã phát triển thật phong phú với sự góp mặt đông đảo những người làm văn nghệ thuộc nhiều lớp tuổi. Họ du nhập vào đời sống nghệ thuật như dòng nước lũ, chảy phăng phăng với những chiều hướng khác biệt nhưng vô cùng sung mãn. ... <chi tiết>
24.08.2012
Hồ Xuân Hương – Huyền Thoại Và Sự Thực. - Nguyễn Cẩm Xuyên
Mấy câu thơ ngắn của Hoàng Trung Thông ít nhiều gợi cho người đọc thấy được cái mơ hồ huyền thoại của một nhà thơ nữ hiếm hoi trong làng thơ Việt Nam mà xưa nay từ dân dã đến trí thức chẳng mấy ai không biết. Người ta thuộc thơ Hồ Xuân Hương, thuộc nằm lòng những bài thơ ngâm vịnh về đủ mọi thứ trên đời; giọng thơ tinh nghịch, đùa cợt pha chút mỉa mai thế tục - ấy vậy mà Hồ Xuân Hương sinh trưởng ở đâu? vào thời nào? cuộc đời của Hồ Xuân Hương ra sao, đã trải qua những nỗi bất hạnh nào để nên thơ? … ... <chi tiết>
07.08.2012
Nhà Thơ Nữ Thơ Edna St. Vincent Millay ( 1892- 1950) - Đỗ Tư Nghĩa
Nhà thơ, nhà viết kịch, nhà tranh đấu cho nữ quyền. Sinh năm 1892 tại Rockland, Maine, Hoa Kỳ. Năm Millay 12 tuổi, bố mẹ ly hôn; sống với mẹ. Mẹ nàng có một tủ sách văn học cổ điển, có cả Shakespeare và Milton. Học đại học Vassar, tốt nghiệp năm 1917. Kiếm sống bằng cách viết truyện ngắn, diễn kịch và dịch thuật. ... <chi tiết>
Bạn đang xem tác phẩm thứ 161 - 180 / 362 tác phẩm