Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.405 tác phẩm
2.747 tác giả
348
116.804.667

vanchuongviet.org

Tư liệu văn hóa nghệ thuật

chân dung
04.08.2012
Tự Thú 3 - Đỗ Tư Nghĩa
Bây giờ tôi đã chuẩn bị để chấp nhận bất cứ đức tin nào, bao lâu mà nó không đòi hỏi tôi phải phủ nhận lý tính một cách trực tiếp, bởi vì một sự phủ nhận như thế sẽ là một lời nói dối. Do vậy, tôi nghiên cứu những kinh điển của đạo Phật và của đạo Hồi; và hơn bao giờ cả, những kinh điển của Kytô giáo và cuộc đời của những người Kytô giáo sống xung quanh tôi. ... <chi tiết>
02.08.2012
Tự Thú 2 - Đỗ Tư Nghĩa
Trong cuộc truy tầm của tôi, tìm kiếm những câu trả lời cho câu hỏi về cuộc sống, tôi cảm thấy y hệt như một người bị lạc giữa một khu rừng. Tôi đến một khu rừng thưa, leo lên một cành cây, và có một tầm nhìn rõ ràng về cái khoảng không gian vô tận xung quanh tôi. ... <chi tiết>
31.07.2012
Nguyễn Mộng Giác, Trong Tình Thân & Nỗi Thương Tiếc! - Mang Viên Long
Năm 1962 – Nguyễn Mộng Giác tốt nghiệp trường ĐHSP Huế, được về dạy Văn tại trường nữ Trung học Đồng Khánh (1962 – 1963). Tại đây – anh đã gặp người bạn đời là chị Nguyễn Khoa Diệu Chi. Sau đó, năm 1964 - được chuyễn về làm Giám học trường Trung học Cường Đễ Qui nhơn, ... <chi tiết>
30.07.2012
Tự Thú 1 - Đỗ Tư Nghĩa
Vào mùa thu năm 1879, Lev Tolstoy, tác giả của Chiến tranh và Hòa bình (1869) và Anna Karenina (1877), lúc ấy 51 tuổi, đi tới chỗ tin rằng ông đã không thành tựu được gì trong đời, và rằng đời ông là vô nghĩa. ... <chi tiết>
29.07.2012
Có phải cuối đời là. . . vậy vậy ! - Nguyễn Đông Nhật
Từ bài thơ đầu tiên in báo vào năm 1957 đến nay, đã 51 năm Trần Huiền Ân (T.H.Â) gắn bó cùng chữ nghĩa. Với nhiều thơ và truyện ngắn đã in báo, với hai tập thơ, hai tập truyện ngắn và 11 tác phẩm biên khảo (trong đó, 10 năm liền được giải thưởng của Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam), sẽ phải “gọi tên” ông là gì? ... <chi tiết>
28.07.2012
Phạm Nhã Dự : Thơ Và Hoài Niệm Một Thời Tuổi Trẻ - Trần Văn Sơn
Thời gian bắt đầu bằng một vòng quay. Vậy mà hơn bốn mươi năm nay, trải qua hàng tỷ vòng quay và hàng hàng lớp lớp sát-na tiếp nối , cùng với những biến động bất ngờ của lịch sử; kể từ thập niên sáu mươi , dù ở Việt Nam hay ở xứ người, chúng tôi cũng vẫn gắn bó và thân quý nhau như buổi ban đầu. Trước ngày 30/4/75, thỉnh thoảng chúng tôi tập trung tại Quang Hạnh thư trang của nhà thơ Ngô nguyên Nghiễm dưới chân cầu chữ Y đường Hưng Phú, ... <chi tiết>
26.07.2012
Người Làng Hà Thượng [1919-2011] - Phan Bá Thụy Dương
Với những người hoạt động lâu năm trong giới truyền thông, báo chi...miền Nam thì hầu như ai cũng ít nhiều nghe danh, biết đến cụ Hà Thượng Nhân. Tiên sinh là người nổi tiếng về tài làm thi phú nhanh - có thể nói là xuất khẩu thành thơ - cũng như về đức độ, về tính tình ôn nhu, phóng khoáng c ủa ông khi hành xữ, đối xữ với mọi người. Ông còn là một vị giám khảo thường trực cho giải Văn chương Toàn quốc - do lời mời, yêu cầu của Phủ Quốc Vụ Khanh. ... <chi tiết>
26.07.2012
Linh mục Sảng Đình Nguyễn Văn Thích 1891-1978 - Nữ Tu Mai Thành
«Hiền nhân của thời đại» là danh hiệu mà các môn sinh của linh mục Giáo sư Nguyễn văn Thích đã kính cẩn gọi người Cha và người Thầy kiệt xuất của mình. Một danh hiệu mà chắc chắn là tất cả môn sinh của Ngài ở Việt Nam cũng như rải rác trên thế giới (hàng trăm nghìn người) đều đồng tình đồng ý hoan nghênh. Chúng ta hãy tìm hiểu cuộc đời của hiền nhân bắt đầu từ: ... <chi tiết>
21.07.2012
Hành Trình & Thi Ca Tịch Liêu Của Một Kẻ Tài Hoa, Vướng Lụy. - Phan Bá Thụy Dương
Nhiều người chỉ biết Hoàng Trúc Ly qua những bài thơ đăng trên các báo, các tạp chí từ 1955 và về sau là thi tập duy nhất của anh: “Trong Cơn Yêu Dấu”. Tác phẩm thi ca này do nhà xuất bản Việt Dương trên đường Lê Lợi ấn hành năm 1963, bìa của họa sĩ Trịnh Cung. Cuốn sách này còn khiêm nhường hơn nhiều so với số trang trong tập thơ “Bi Ca” của Hoài Thương - người phụ trách trang thơ và biên tập viên thường trực cho bán nguyệt san Thời Nay - phát hành vào cuối năm 1962. TCYD chỉ vỏn vẹn có 38 trang với 22 bài thơ in trên khổ giấy lớn 21x25. ... <chi tiết>
19.07.2012
Viết Về GS Nguyễn Văn Thành - Nguyễn Đăng Trúc
Chính nguồn sinh lực sâu kín của tâm hồn ấy thúc đẩy Nguyễn Văn Thành thể nghiệm những bước đường canh tân, đối thoại và thành thực yêu thương trong cuộc sống cũng như trong sự nghiệp văn hóa giáo dục của mình: Không phải Nguyễn Văn Thành đã khai phá được con đường có thể gặp gỡ giữa văn hóa dân gian, văn chương quần chúng với kiến thức khoa học hàn lâm hay sao? Không phải chính Anh đã can đảm viết một chuyên khảo tựa đề từ tâm lý đến đức tin hay sao? Không phải chính Anh là tác giả đã giúp người đọc nhân ra những nguyên nguồn của tâm thức tôn giáo làm cầu nối cho ngôn ngữ truyền thống Phật giáo và Kitô giáo gặp gỡ nhau hay sao? Phải, Nguyễn Văn Thành là con người tài ba trong nhiều địa hạt, nhưng bên trên tài ba đó, Nguyễn Văn Thành là người trí thức, là nhà giáo dục chân chính, là hiền nhân, vì Nguyễn Văn Thành đã biết tiếp nhận và sống Thần Lực đến từ bên kia bờ, vì Nguyễn Văn Thành giữ được Đạo Tâm. ... <chi tiết>
11.07.2012
G.S. Nguyễn Văn Thành và cuốn sách “Trong Đức Kitô” viết cho Phong Trào Cursillo - Nguyễn Đức Tuyên
Trên 60 năm qua, Phong Trào Cursillo, một tổ chức quốc tế trong Giáo Hội Công Giáo, đã gây được một dấu ấn quan trọng nơi những thành viên, khởi sự từ khóa Cursillo. Người tham dự khóa Cursillo thuộc đủ mọi thành phần, hễ đã tham dự khóa học, đều cảm nhận một sự thay đổi khá lạ lùng. Ở nhiều người, nó như một dấu mốc tái sinh, một sự lên đường mới. ... <chi tiết>
04.07.2012
Tác Giả “Mùa Biến Động” Đã Qua Đời. - Ban Mai
“…Tôi phải xa lìa quê hương và phải tự mình chịu trách nhiệm đời mình, chịu trách nhiệm cái tự do của mình. Không còn ai bảo bọc tôi, không còn ai cấm đoán tôi. Thành công, tôi không biết khoe với ai. Thất bại, tôi không thể đổ thừa cho ai. Tôi trơ trọi, không mang trên người nhãn hiệu “nhân danh,” “đại diện,” “phát ngôn viên” để hưởng những ưu quyền (và ưu phiền) dành cho một đám đông, một cộng đồng xã hội. Với ai khác không biết, với tôi, tôi thích được là mình, và không thích làm đại diện của bất cứ ai, không khoái nhân danh bất cứ ai, không muốn nợ nần bất cứ ai.” (“Sống và viết tại hải ngoại” – Nguyễn Mộng Giác) ... <chi tiết>
22.04.2012
Nguyễn Tất Nhiên, Thà Như Giọt Mưa Vỡ Trên Tượng Đá - Ngô Nguyên Nghiễm
Nghệ sĩ miền Nam có một tư thức sáng tạo và bày tỏ riêng mình, tất cả những khuynh hướng sáng tác đều không quy củ trong một phương hướng chủ đạo, rập khuôn như nhau. Chính vậy, sự đa năng được bộc phát một cách kỳ diệu, dù trong những thời khắc đầy khói lửa, nhưng bước tiến của nghệ thuật miền Nam lại đa dạng. Mỗi khuynh hướng lại là một sự tinh khôi bù đắp làm phong phú cho văn chương phía Nam. Dù trong thời buổi chiến tranh, cũng rộ nở đầy những vườn hoa khoe muôn màu sắc, đậm nét bác học không thua sút văn hóa văn chương thế giới. ... <chi tiết>
29.03.2012
Đỗ Hồng Ngọc, Khói Trời Phương Đông - Nguyễn Lệ Uyên
Với hơn 30 tác phẩm đã xuất bản từ năm 1967 đến nay, gồm nhiều thể loại: Thơ, tuỳ bút, tạp văn, y học và cả Phật học… không biết nên xếp Đỗ Hồng Ngọc vào hàng ghế nào cho thật chuẩn. Nhà thơ, thầy thuốc, nhà nghiên cứu, nhà văn? Đối với ông, vị trí nào cũng chính xác. Bởi những gì ông viết, đã xuất bản và đến tay độc giả đều tròn đầy, khiến họ thích thú đến bất ngờ, vì ngoài cốt cách văn chương, những suy nghĩ của ông về các vấn đề xã hội, đời sống, không xa vời ... <chi tiết>
28.03.2012
Nguyễn Mai, Ngọn Gió Cô Đơn Không Ngừng Thổi Giữa Đời - Ngô Nguyên Nghiễm
Những cơn gió man dại tràn qua, lan rộng trên một vùng không gian đồi núi loáng thoáng những giọt cà phê đen ngập ngừng rót nhẹ vào hồn, vỗ về sự tỉnh thức của một tiềm thức đầy rẫy chông gai trên đoạn đường đời vừa bước qua. Nguyễn Mai ngồi tâm sự cùng tôi tại một quán cóc gần Lăng Ông Lê Văn Duyệt, giữa buổi trưa cuối năm 1997, trước sự biến đổi của đời mình. ... <chi tiết>
17.03.2012
Trần Yên Thảo, Khúc Ngâm Du Tử Vỡ Oà Quanh Đây - Ngô Nguyên Nghiễm
Cái hứng khởi của người làm văn nghệ là tìm được sự đồng điệu với tha nhân, tất cả những nỗi niềm đột ngộ được bùng vỡ một cách hạo nhiên, tự tại vô cùng giữa trời đất mang mang. Người tri kỷ phải chăng cũng được sắp đặt giữa định mệnh, chỉ cần một tiếng sét vô minh đánh vụt xuống sân tiềm thức, cho chợt vỡ oà trong bức màn đêm còn phủ dụ của cái riêng ta. Đó là lúc giao cảm sáp nhập vào tri ngộ, đưa đẩy khí thiêng trở về với bản lai… ... <chi tiết>
02.03.2012
Vũ Hữu Định, Đường Gian Nan Chạy Suốt Kiếp Người - Ngô Nguyên Nghiễm
Bóng dáng của Vũ Hữu Định như một con ngựa hoang, ngày tháng chất chồng trên vó ngược mà chính bản thân chủ nhân cũng không lường trước được phương hướng để định vị cuộc đời trước mặt. Đã là hóa thân loài ngựa hoang, sự thuần hóa là điều không tưởng, bước đi nhảy vọt không hai chắn mắt, vì vậy hướng tương lai như chiếc bóng phù ảo, cứ chạy đuổi miệt mài trong cái hư không vô cùng tận. ... <chi tiết>
23.01.2012
Các Nhà Thơ Mới Cầm Tinh Con Rồng - Bùi Tuý Phượng
Phong trào Thơ mới (1932 – 1945) đã để lại nhiều thành công vang dội trên thi đàn Việt Nam hiện đại. Với hơn nghìn thi phẩm đã và đang đến với độc giả, lượng thì nhiều mà chất cũng đáng trọng. Trong số hàng trăm thi nhân góp mặt trong phong trào này, chúng tôi thấy có các người cầm tinh con Rồng. Nhân mùa xuân Canh Thìn đang về, xin có mấy dòng giới thiệu về họ! ... <chi tiết>
12.01.2012
CÕI RIÊNG Trần Kiêu Bạt [1945-2005] - Trần Văn Sơn
Trước năm 1975 tôi chưa hề gặp Trần Kiêu Bạt, chỉ biết tên nhau qua thơ văn đăng rải rác trên các tạp chí văn nghệ tại Sàigòn. Bạn quân cảnh Cần Thơ, tôi lính trận đóng quân ở tiền đồn heo hút quận Tánh Linh, Bình Tuy, giáp ranh tỉnh Lâm Đồng. Năm 1972, nhà xuất bản Khai Phá của nhà thơ Ngô Nguyên Nghiễm ấn hành tập thơ Vườn Dĩ Vãng của tôi, có giới thiệu in thơ của Trần Kiêu Bạt. Chờ mãi không thấy, có lẽ bạn tôi đang bận coi tù ở Côn Đảo, cách xa đất liền nên không tiện liên lạc để xúc tiến công việc như dự định. ... <chi tiết>
13.12.2011
Lã Văn Cường, Ôm Đàn Tới Giữa Đời. - Nguyễn Tấn Cứ
Khi nhớ đến một người bạn tôi thường hay có cảm giác phải ngoái nhìn lại những tháng ngày mà chúng tôi đã rong chơi , tôi tự hỏi với lòng mình rắng : Hắn có gì đáng để nhắc lại ngoài chuyện tài năng – hắn có gì để giới thiệu thêm một lần nữa trên tráng báo nầy ngoài chuyện đã quá nỗi tiếng hay là chưa là gì hết theo nghĩa hẹp và rộng – Hắn có thể là một nhà thơ , nhà văn , và có thể là một Nhạc Sĩ. Lã Văn Cường là trường hợp thứ ba mà tôi muốn viết đến trong loạt bài nầy – đó chỉ một chuổi ký ức vui buồn mà chúng tôi đã có với nhau trong những tháng ngày phiêu lãng . ... <chi tiết>
Bạn đang xem tác phẩm thứ 181 - 200 / 362 tác phẩm