Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.427 tác phẩm
2.747 tác giả
474
117.033.799

vanchuongviet.org

Tư liệu văn hóa nghệ thuật

nhìn ra thế giới
02.04.2011
Hỗn loạn và mơ hồ trong hàng ngũ lãnh đạo cách mạng Libya. còn tiếp - Hiếu Tân
Cộng đồng quốc tế đang dùng không kích và tên lửa để bảo vệ các lý tưởng tự do, nhân quyền và dân chủ ở Libya. Nhưng phải chăng bản thân những người nổi loạn cũng đang chiến đấu cho những giá trị đó. ... <chi tiết>
01.04.2011
Thảm họa hạt nhân ghê rợn ở Nhật Bản nguy hiểm đến mức nào? - Hiếu Tân
Các lò phản ứng ở Fukushima bị hư hại đã thoát phóng xạ hàng tuần nay. Theo những phép tính hiện đại, các nhà máy hạt nhân có thể đã phóng thoát khoảng một phần mười lượng phóng xạ thoát ra ở thảm họa Chernobyl. Thảm họa này đã đặt lên loài người một nguy cơ nghiêm trọng đến mức nào? ... <chi tiết>
30.03.2011
Vì sao Gaddafi phải ra đi? - Phạm Nguyên Trường
Gaddafi đã làm những chuyện chẳng giống ai. Ngay từ khi lực lượng nổi dậy, ông ta đã vội cầm lấy súng và gây ra một cuộc chiến tranh khủng khiếp nhằm chống lại tất cả các thành phố có biểu tình. Hàng nghìn người đã chết trong những vụ oanh kích từ trên không, từ pháo đặt trên xe tăng và từ những quả tên lửa của ông ta. Thế mà bây giờ, sau khi đã phạm những tội ác kinh hoàng như thế, Gaddafi lại lên diễn đàn và gào lên rằng chiến dịch quân sự chống lại lực lượng của ông ta - theo nghị quyết của Hội đồng bảo an - là “sự dã man và làm cho nhiều thường dân thiệt mạng”. Sau những gì đã được nhìn thấy và nghe thấy, ai có thể tin là Gaddafi đang lo lắng cho số phận của người dân Libya? ... <chi tiết>
29.03.2011
Sự cáo chung của cái thế giới mà chúng ta từng biết - Phạm Nguyên Trường
Chúng ta đang sống trong một giai đoạn bất định và thay đổi vô tiền khoáng hậu trên bình diện toàn cầu. Những cuộc chiến tranh và thiên tai, những tranh chấp về chính trị và kinh tế - mà chúng ta tưởng là đã biết - đã không còn như xưa nữa. ... <chi tiết>
25.03.2011
Thảm họa ở Nhật Bản làm rung động nền kinh tế toàn cầu - Hiếu Tân
Thảm họa thiên tai ở Nhật Bản cho ta thấy rõ nền kinh tế thế giới mỏng manh dễ vỡ như thế nào. Các nhà máy trên khắp thế giới đã phải sản xuất chậm lại vì thiếu phụ tùng. Nhưng các vấn đề đó có thể khắc phục được, miễn là thảm họa hạt nhân ở Fukushima không trở nên tồi tệ hơn. ... <chi tiết>
25.03.2011
Libya: sẽ không có phiên tòa theo kiểu Nurember. - Phạm Nguyên Trường
Như vậy là tấn công Gaddafi bằng không quân là hành động tội ác. Tôi sẵn sàng đồng ý, nhưng chỉ một phần. Thứ nhất: có tội ác vì quá chậm. Cần phải đánh Gaddafi ít nhất là cách đây hai tuần, còn tốt hơn nữa là cách đây 30-40 năm. Có vẻ như Barak Obama rất muốn được không giống người tiền nhiệm của mình. Bởi vì thực chất là ông Bush không có bất kì lí do HỢP PHÁP nào để có thể tiến hành cuộc xâm lược chống lại Afghanistan và Irak, thì tình hình ở đây khác hẳn tình hình trong 2001-2003. ... <chi tiết>
23.03.2011
Tại sao Gaddafi sống sót được qua cuộc nổi dậy Libya - Hiếu Tân
Khi các lãnh đạo G-8 còn đang tranh cãi về một vùng cấm bay trên Libya vào hôm thứ Ba, thì thủ đô nước này bùng ra những cuộc ăn mừng bão táp sau những báo cáo rằng các lực lượng của Muammar Gaddafi đã chiếm lại Ajdabiyah, thành phố then chốt do lực lượng nổi dậy chiếm giữ, trở ngại cuối cùng trên con đường đến thành phố nổi loạn Benghazi. Câu hỏi có thể sớm đặt ra trước cộng đồng quốc tế là: Nếu Gaddafi thành công trong việc dập tắt cuộc nổi loạn và vẫn nắm được chính quyền thì sao? ... <chi tiết>
23.03.2011
Libya và dầu mỏ: câu đố của Muammar Gaddafi - Phạm Nguyên Trường
Như vậy là quyết định đã được thông qua – đấy là nghị quyết về việc thiết lập vùng cấm bay ở Libya. Hôm qua người ta còn tưởng rằng tất cả các bản án đã được tuyên rồi. “Những vụ giết chóc ở Libya và sự kiện là Liên hiệp quốc (LHQ) không can thiệp chứng tỏ rằng LHQ đã hoàn toàn không còn là người bảo trợ cho hòa bình và công bằng nữa”, Iulia Latynina đã viết như thế. ... <chi tiết>
22.03.2011
Mùi hoa nhài khó chịu: Lãnh đạo Trong Hoa sợ nhân dân của chính họ - tiếp và hết - Hiếu Tân
Bây giờ Bắc Kinh xiết chặt kiểm soát hơn bao giờ hết. Chính phủ sẽ “cải tiến quản lý mạng lưới thông tin,” Thủ tướng Ôn Gia Bảo loan báo trong báo cáo tại Hội nghị Hiệp thương Nhân dân. ... <chi tiết>
21.03.2011
Bắc Phi, tiếp sau là gì? - Phạm Nguyên Trường
Đôi khi câu hỏi: “Sau đó thì sao?” lại là câu hỏi cực kì khó đối với nền chính trị thế giới. Đấy là câu hỏi mà người ta sẽ và bắt đầu đưa ra cho tôi trong buổi thảo luận tại hội nghị thượng đỉnh bàn về tình hình Libya vào thứ bảy tới ở Paris. ... <chi tiết>
20.03.2011
Mùi hoa nhài khó chịu: Lãnh đạo Trung Hoa sợ nhân dân của chính họ - Hiếu Tân
Bắc kinh đang cố gắng bảo đảm chắc chắn rằng các nhà hoạt động dân chủ Trung Hoa, những người đòi có một cuộc “cách mạng hoa nhài” của chính họ, không thành công trong cuộc tranh đua với những người cùng hội cùng thuyền của họ ở Bắc Phi. Sự đàn áp của lãnh đạo gần với hoang tưởng, Nhưng đảng Cọng sản biết rằng sẽ gây nguy hiểm cho thần kỳ kinh tế đang duy trì được ổn định xã hội. ... <chi tiết>
19.03.2011
Chernobyl Nhật Bản: Fukushima Đánh dấu Kết thúc Kỷ nguyên Hạt nhân, tiếp và hết. - Hiếu Tân
Các lò phản ứng ở Fukushima Daiichi được đặt sát bờ biển, cách thành phố Sendai khoảng 50 km, đã bị tàn phá trong trận động đất. Hầu như tất cả 55 nhà máy điện hạt nhân của Nhật Bản đều được xây dựng gần biển, bởi vì chúng cần một nguồn lớn nước làm mát chắc chắn để hoạt động. Nhưng chính điều đó lại khiến cho chúng rất dễ bị phá hủy trong những cơn sóng thần. ... <chi tiết>
18.03.2011
Chernobyl Nhật Bản: Fukushima Đánh dấu Kết thúc Kỷ nguyên Hạt nhân, tiếp - Hiếu Tân
Khi động đất xảy ra, máy móc phản ứng nhanh hơn bất cứ con người nào. Các cảm biến seismic ở nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi ngày thứ Sáu đã dò ra những sóng chấn động phá hủy chỉ trong vài giây. Hai phút sau, vào 2:48 chiều theo giờ địa phương, hệ thống điều khiển lò phản ứng đã kích khởi quy trình tự động dừng nhanh của ba lò phản ứng lúc đó đang hoạt động. Ban đầu mọi việc đều trôi chảy. Trong vài giây, các thanh kiểm soát được đưa vào giữa các thanh nhiên liệu, nhờ đó cắt đứt phản ứng hạt nhân dây chuyền. Đó chính là cách hoạt động đúng của hệ thống. Nhưng sau đó xảy ra một chuyện nghiêm trọng, khởi sự một quá trình đếm ngược đến một thảm họa hạt nhân. ... <chi tiết>
18.03.2011
Bài học hạt nhân Nhật Bản - Phạm Nguyên Trường
Brahma Chellaney (Project Syndicate, Mĩ. 14/03/2011) - Phạm Nguyên Trường dịch ... <chi tiết>
17.03.2011
Bạo loạn trong các nước Arab và các cuộc cách mạng màu - Phạm Nguyên Trường
Các cuộc bạo loạn ở các nước Arab trong năm 2010 – 2011 lan truyền với tốc độ và cường độ rất cao. Chỉ sau ba tháng, vụ phản đối bắt đầu tại thành phố Sidi Bouzid ở Tunisia vào giữa tháng 12 năm 2010 đã trở thành làn sóng bạo loạn nhấn chìm hai vị tổng thống, bao trùm lên một khu vực lãnh thổ từ Morocco đến vùng người Kurd ở Irak; làm sống lại ngọn lửa của phe đối lập Iran và tiếp tục cháy ở Bahrain, Libya, Yemen và nhiều nơi khác nữa. ... <chi tiết>
17.03.2011
Chernobyl Nhật Bản: Fukushima Đánh dấu Kết thúc Kỷ nguyên Hạt nhân. tiếp 2 - Hiếu Tân
Có vẻ như từ nay trở đi các nhà chính trị và các nhà khoa học sẽ có cái nhìn hoài nghi hơn về năng lượng hạt nhân. Đây là bằng chứng theo cách tranh luận công khai Bộ trưởng Môi trường Đức Norbert Röttgen, một thành viên của Liên minh Dân chủ Thiên chúa giáo trung hữu (CDU) của Thủ tướng Angela Merkel, phản ứng khi ông nghe nói về vụ nổ tại một lò phản ứng owr đầu bên kia của thế giới. Hôm thứ Bẩy, Röttgen nói với vợ ông rằng đây là “một sự kiện làm thay đổi tất cả.” Họ cảm thấy nhớ lại ngày 11/9, ngày khủng bố tấn công New York và Washington. ... <chi tiết>
16.03.2011
Chernobyl Nhật Bản: Fukushima Đánh dấu Kết thúc Kỷ nguyên Hạt nhân 1 - Hiếu Tân
Nhật Bản vẫn còn đang quay cuồng trong trận động đất lớn nhất từng biết, thì một vụ nổ ở nhà máy điện hạt nhân Fukushima hôm thứ Bẩy, tiếp theo là một giây thảm họa vào hôm thứ Hai. Mặc dù chính phủ bảo đảm, vẫn có một nỗi lo sợ về một Chernobyl khác. Tai nạn này đã làm bật lên một cuộc tranh cãi chính trị sôi sục ở Đức, và trông có vẻ như chấm dứt giấc mơ về năng lượng hạt nhân rẻ và an toàn. ... <chi tiết>
15.03.2011
Shakespeare, chán ! - Hiếu Tân
Tôi vẫn nhớ nỗi ngạc nhiên tôi cảm thấy khi tôi đọc Shakespeare lần đầu. Tôi chờ đợi nhận được một khoái cảm thẩm mĩ mạnh mẽ, nhưng khi đọc xong, hết tác phẩm này đến tác phẩm khác, những tác phẩm được coi là hay nhất của ông: “Vua Lia” ,” “Romeo và Juliet,” “Hamlet” và “Macbeth,” không những tôi không cảm thấy thích thú, mà ngược lại còn cảm thấy không sao cưỡng nổi một cảm giác kinh tởm và chán ngắt; ... <chi tiết>
14.03.2011
Gaddafi và cái nhẹ nhõm không thể chịu nổi của khủng hoảng - Hiếu Tân
Tôi gọi điện cho một người cố vấn kinh doanh ở thủ đô Libya và mời anh ta đến gặp tôi tại một tiệm ăn mà năm ngoái chúng tôi đã có một bữa trưa thoải mái ở đó. Đáp lại tôi là một điều mà tôi chưa hề nghe trước đó: kinh hoảng. “Vivienne,” anh ta nói, đứt hơi và lắp bắp. “Tôi không thể nói chuyện với anh. Họ đang bắt những người nói chuyện với người nước ngoài. Cuộc nói chuyện của chúng ta đang bị nghe trộm. Các e-mail của chúng tôi không hoạt động,” ông nói, rồi thốt ra những lời xin lỗi, rồi tạm biệt. ... <chi tiết>
13.03.2011
Ngày nào đó sẽ có một Hitler mới. tiếp và hết - Hiếu Tân
Thời đó người lính được hết sức kính trọng, và nhiều người xuất hiện ở nơi giao tiếp trong bộ quân phục. Bây giờ bạn hiếm khi thấy điều đó. Do quá khứ của chúng ta, chúng ta có một thái độ hoàn toàn khác đối với người lính. Trong một số trường hợp, thái độ này đi quá xa theo chiều ngược lại. ... <chi tiết>
Bạn đang xem tác phẩm thứ 261 - 280 / 418 tác phẩm