Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.427 tác phẩm
2.747 tác giả
771
116.990.445

vanchuongviet.org

Tư liệu văn hóa nghệ thuật

nhìn ra thế giới
12.03.2011
Ngày nào đó sẽ có một Hitler mới: Phần 3 - Hiếu Tân
Phỏng vấn Ewald von Kleist, người tham gia ám sát Hitler 66 năm trước ... <chi tiết>
11.03.2011
Ngày nào đó sẽ có một Hitler mới. tiếp, Ý tưởng của Obama về một thế giới không có hạt nhân là vớ vẩn - Hiếu Tân
SPIEGEL: Trước hết tại sao chúng ta cần đến một lực lượng can thiệp? Ewald von Kleist: Bởi vì ta không bao giờ có thể hoàn toàn loại trừ khả năng là ta phải có những hoạt động quân sự. Nhưng nguy hiểm thật sự nằm ở chỗ khác. ... <chi tiết>
10.03.2011
Ngày nào đó sẽ có một Hitler mới - Hiếu Tân
Ewald von Kleist, 88 tuổi, cựu sĩ quan Wehrmacht Đức và thành viên cuối cùng còn sống của mưu đồ giết Hitler 20 tháng Bẩy 1944, thảo luận về việc bỏ chế độ quân dịch Đức, tại sao binh lính Đức cần được tôi luyện mạnh hơn và kế hoạch giết Adolf Hitler không thành của ông ... <chi tiết>
09.03.2011
Phỏng vấn nhà khoa học Richard Dawkins: Tôn giáo ư? Hiện thực có một phép lạ của riêng nó. - Hiếu Tân
Tiến hóa là sự thật. Điều đó, ít nhất là luận cứ của nhà sinh vật tiến hóa Richard Dawkins, trình bày trong cuốn sách mới của ông “Cuộc Trình diễn Lớn nhất trên Trái Đất” vừa được xuất bản ở Đức. SPIEGEL ONLINE nói chuyện với Dawkins về những thiếu sót của tôn giáo, cái vĩ đại của hiện thực và Gene Thượng Đế. ... <chi tiết>
07.03.2011
Internet đi vào chúng ta như thế nào. tiếp - Hiếu Tân
Tác phẩm của Blai và Pettegree về quan hệ giữa trí tuệ và máy móc, và sự kết hợp của niềm hân hoan và nỗi thất vọng mà chúng ta tìm thấy trong sự va chạm của chúng, dẫn bạn đến một ý nghĩ rộng lớn hơn: ở bất kỳ thời điểm cho trước nào, chiếc máy tinh vi nhất của ta sẽ được coi như một kiểu mẫu của trí thông minh con người và bất cứ phương tiện truyền thông nào bọn trẻ ưa thích sẽ được nhận dạng như nguyên nhân của sự ngu ngốc của chúng ta. ... <chi tiết>
06.03.2011
Internet đi vào chúng ta như thế nào. tiếp - Hiếu Tân
Sau đó ông nghiên cứu Thất Hiền (bẩy nhà thông thái) - Plato, Thoreau, Seneca, - nhóm thường, những người có đôi điều nói với chúng ta về sự cô đơn và những đức hạnh của không gian bên trong, tất cả đều khá hay mặc dầu ông định bỏ qua điểm quan trọng là các vị này không hoàn toàn ủng hộ các loại tự do mà chúng ta ngày nay coi là đương nhiên và khiến cho sự an bài mới thành có thể. ... <chi tiết>
04.03.2011
Internet đi vào chúng ta như thế nào.tiếp - Hiếu Tân
Phiên bản Chưa Bao giờ Tốt hơn của Shirky và Tooby có những điều sửng sốt, nhưng lịch sử nó sử dụng thì dường như đã được lấy ra từ sau lưng một hộp ngũ cốc. Chẳng hạn cái ý tưởng rằng máy in nhanh chóng cho ra đời một trật tự thông tin mới, dân chủ và từ dưới lên, là một biếm họa độc ác về sự thật. Nếu máy in thật sự làm nảy ra Cải cách, một trong những ý tưởng lớn nhất nó đẩy tới là tư tưởng chuyên chế chống Xê mít mới được Luther sáng tạo ra. ... <chi tiết>
04.03.2011
Nga chuẩn bị đối đầu với Trung Quốc - Phạm Nguyên Trường
Moskva - Nga đang thể hiện cơ bắp của mình bằng cách đưa đến vùng Viễn Đông tàu chiến và tên lửa trong nỗ lực nhằm bảo vệ vị trí cường quốc châu Á của mình nhằm đối đầu với sức mạnh đang gia tăng của Trung Quốc. ... <chi tiết>
03.03.2011
Báo cáo nhanh: Bạo loạn Hoa Nhài ở Trung Quốc - Phạm Nguyên Trường
Đợt hai của đợt biểu tình “Hoa Nhài” đã được tổ chức trên nhiều thành phố Trung Quốc trong ngày 27 tháng 2. Đợt hai diễn ra một tuần sau đợt một (20 tháng 2), sau khi một bức thư nổi tiếng được công bố trên trang Boxun.com kêu gọi người Trung Quốc mít tinh một cách hòa bình ... <chi tiết>
02.03.2011
Học Để Yêu Cách Mạng - Hiếu Tân
Các cuộc cách mạng là những sự kiện rối rắm. Chúng không tuân theo những luật lệ (logic) dễ dàng trong cách sách giáo khoa trung học. Những cuộc chống đối trong Cách mạng Hoa Kỳ bùng phát một năm trước Tuyên ngôn Độc lập, và Hiến pháp không được thông qua cho đến gần bẩy năm sau trận đánh quyết định ở Yorktown. Trong hai năm bắt đầu từ năm 1974, Bồ Đào Nha đi từ chế độ phát xít mới đến sự thống trị của quân đội, đến một cái gì đó như một cuộc cách mạng cộng sản, và sau đó đến nền dân chủ tự do, tại đó, may mắn thay, nó dừng lại. ... <chi tiết>
02.03.2011
Internet đi vào chúng ta như thế nào. - Hiếu Tân
Cái thực tế của máy móc có thể đi nhanh hơn trí tưởng tượng của ma thuật, và trong một khoảng thời gian ngắn đến thế, có xu hướng tăng sức nặng cho điều khẳng định rằng những thay đổi về công nghệ trong truyền thông mà chúng ta đang sống với chúng là chưa có tiền lệ. Điều đó không phải chỉ là chúng ta đã sống qua một trong số nhiều cuộc cách mạng công nghệ, nó còn có ý nghĩa là cuộc cách mạng công nghệ của chúng ta là cuộc cách mạng xã hội lớn mà chúng ta đang cùng sống với nó. ... <chi tiết>
02.03.2011
Bọn độc tài không bao giờ tự rút lui. - Phạm Nguyên Trường
Clifford J. Levy (The New York Times, 24/02/2011), Phạm Nguyên Trường dịch MOSCOW — Trung Đông và Bắc Phi bị bao phủ bởi làn sóng bất bình của nhân dân đối với các chính phủ độc tài. Nhưng ở đây, trên lãnh thổ cũ của Lenin, trong không gian của Liên Xô cũ, các nhà cầm quyền với bàn tay sắt vẫn giữ được thế thượng phong. ... <chi tiết>
28.02.2011
Trận đánh vì Al-Bayda: Cuộc chiến đấu vì Tự do chống lại Xe tăng, Lính đánh thuê và Bom. - Hiếu Tân
Nó đã trở thành một biểu tượng của cuộc chiến đấu chống nhà độc tài Libya Moammar Gadhafi: những người biểu tình ở thành phố miền bắc Al-Bayda đương đầu với bọn lính đánh thuê, xe tăng và bom, nhưng không chịu khuất phục. Hàng chục người chết, nhưng những người bị thương nói họ sẽ trở lại mặt trận nếu cần thiết. ... <chi tiết>
27.02.2011
Liệu Putin có lo ngại về việc ‘những kẻ thổi còi’ đang lớn mạnh lên ở nước Nga? - Hiếu Tân
Nước nga có khá nhiều những kẻ huýt còi . Trong vài năm gần đây, ít nhất hàng chục - quan chức địa phương, cảnh sát, doanh nhân - đã áp dụng để tố giác sự rửa tiền bẩn thỉu của chủ họ. Phần lớn những lời ca thán của họ đều gửi thẳng tới Thủ tướng Vladimir Putin, ... <chi tiết>
27.02.2011
Bạo loạn ở Libya và nền kinh tế thế giới: có lí do để hoảng loạn hay không? - Phạm Nguyên Trường
Ở Trung Đông đang diễn ra những sự kiện sẽ đi vào lịch sử thế giới. Cùng với thời gian người ta sẽ thấy rằng những chuyện đang diễn ra trong thế giới Arab có thể so sánh với những cuộc cách mạng vĩ đại trong thế kỉ XVIII. ... <chi tiết>
26.02.2011
Spiegel phỏng vấn nhà công nghệ tiên phong David Gelernter: tiếp theo và hết - Hiếu Tân
Vấn đề là bạn sẵn lòng nông cạn đến mức nào với định nghĩa “trí thông minh.” Khi chúng ta nghĩ về nó một cách nghiêm túc, trí thông minh hàm ý một bản ngã có tính thông minh, một thực thể có thể cảm thấy những ý nghĩ của nó, nó ý thức được sự thật là nó đang suy nghĩ và nó biết rằng nó đang biểu lộ trí thông minh. Trong thiết kế Watson không có cái gì như thế. ... <chi tiết>
25.02.2011
Spiegel phỏng vấn nhà công nghệ tiên phong David Gelernter: Tình yêu ngoài tầm của Watson - Hiếu Tân
Cuộc chiến thắng của Watson trong trò chơi Jeopardy nói với chúng ta điều gì? Không có gì nhiều, David Gelernter, nhà khoa học máy tính tiên phong và giáo sư đại học Yale nói. Spiegel trò chuyện với Gelernter về viễn cảnh của việc đạt được ý thức nhân tạo và niềm tin rằng có thể bảo toàn đời sống vĩnh cửu trong một ổ cứng. ... <chi tiết>
25.02.2011
Những bài học từ Ai Cập - Phạm Nguyên Trường
Dmitri Trenin là giám đốc và chủ tịch hội đồng khoa học Viện Carnegie ở Moskva. Dịch từ nguyên bản tiếng Nga tại địa chỉ: http://inosmi.ru/op_ed/20110221/166711465.html Những cuộc khởi nghĩa ở Trung Đông vẫn tiếp tục. Mặc dù một số người khẳng định rằng họ đã nhìn thấy trước kết cục như thế đối với những nhà cai trị độc tài ở Ai Cập và Tunisia, nhưng không ai dự đoán được khi nào thì người dân sẽ nổi dậy và các cuộc nổi dậy có phát triển đến mức lật đổ được chế độ hay không. ... <chi tiết>
24.02.2011
Tắm máu ở Libya: Sự Bất lực của Phương Tây - Hiếu Tân
Lên án bạo lực ở Libya đang phổ biến ở các thủ đô Phương Tây. Nhưng tên độc tài Moammar Gadhafi không tỏ dấu hiệu gì có vẻ dừng cuộc đàn áp dã man những cuộc biểu tình trong nước này. Phương Tây đơn giản không có tác dụng gì ở Libya. ... <chi tiết>
24.02.2011
Chấm dứt sự bảo bọc Phương Tây cho những kẻ cai trị Nga. - Hiếu Tân
Năm nay mở đầu một cách hết sức tượng trưng ở Nga. Trong những ngày cuối cùng của năm 2010, các nhà cầm quyền đã quyết định chứng tỏ quyền lực và sự bất dung của họ đang bị thách thức: Bản án tuyên đọc trong phiên tòa nực cười xử Mikhail Khodorkovsky và Platon Lebedev không có liên hệ gì với tư pháp; những gương mặt đối lập chủ chốt bị bắt giữ đến 15 ngày chỉ vì những lý do chính trị đơn thuần. ... <chi tiết>
Bạn đang xem tác phẩm thứ 281 - 300 / 418 tác phẩm