Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.395 tác phẩm
2.747 tác giả
752
116.736.808

vanchuongviet.org

Tư liệu văn hóa nghệ thuật

nhìn ra thế giới
09.02.2011
Top 10 nhà độc tài đang gặp rắc rối - Hiếu Tân
Những cuộc biểu tình khổng lồ ở Ai cập nhằm trục xuất Tổng thống Hosni Mubarak đánh dấu một thời điểm chưa từng có trong lịch sử Ai cập và hết sức khó chịu đối với Mubarak trong ba thập kỷ chiếm giữ quyền lực của ông ta. Tinh thần của cuộc nổi dậy này dường như đang lây nhiễm. TIME cho chúng ta một cái nhìn lướt qua những kẻ bạo quyền mà sự níu giữ quyền lực lúc này đã yếu hơn bao giờ hết. ... <chi tiết>
09.02.2011
WikiLeaks: vai trò của the Guardian trong sự rò rỉ thông tin lớn nhất trong lịch sử thế giới. tiếp - Hiếu Tân
Tại Guardian chúng tôi có những lý do riêng để quan sát sự lớn lên của Wikileaks với sự quan tâm lớn và ít nhiều tôn trọng. Trong hai trường hợp - liên quan đến ngân hàng Barclays và Trafigura - site này cuối cùng đã giữ những tài liệu mà các tòa án Anh đã ra lệnh hủy bỏ. Có một thời kỳ xấu năm 2008/9 khi tòa án tối cao London theo thói quen không chỉ cấm công bố các tài liệu được công chúng quan tâm ... <chi tiết>
08.02.2011
Nền dân chủ có thể hoạt động như thế nào ở Trung Đông.Tiếp và hết - Hiếu Tân
Trong vấn đề gay cấn về kế tục chính trị, Mubarak làm nhiều người Ai cập thất vọng cay đắng, trong đó có nhiều thành viên của nội các, những người tin rằng năm 2011 sẽ là năm chuyển sang một Ai cập không có ông ta. (Nói rõ ra, nhiều người trong đội ngũ thân cận của ông ta hy vọng rằng thủ lĩnh của họ, Gamal Mubarak, có thể sẽ vươn lên trong một không khí chính trị có kiểm soát. ... <chi tiết>
08.02.2011
WikiLeaks: vai trò của the Guardian trong sự rò rỉ thông tin lớn nhất trong lịch sử thế giới. Tiếp - Hiếu Tân
Một đoạn trích từ cuốn sách “WikiLeaks: Bên trong cuộc chiến của Julian Assange về bí mật”, Tổng biên tập Guardian giải thích tại sao Assange vẫn còn là một nhân vật quan trọng đến thế - và tại sao câu chuyện cứ phải tiếp diễn mãi , như tiền định. ... <chi tiết>
07.02.2011
Nền dân chủ có thể hoạt động như thế nào ở Trung Đông. Tiếp - Hiếu Tân
Fareed Zakaria, TIME, 03/02/2011. Không mấy ai nghĩ nó lại có thể trở nên thế này. Ai cập từ lâu đã được coi như một xã hội tôn trọng quyền uy, có một nhà nước mạnh và một bộ máy quan liêu có thể là hủ lậu và tham nhũng nhưng vẫn giữ được hòa bình. “Đây là một đất nước có kỷ lục nổi bật về ổn định chính trị” Fouad Ajami viết trong một tiểu luận năm 1995, ... <chi tiết>
07.02.2011
Ai Cập và Tunisia: Bài học cho các nhà độc tài trên toàn thế giới - Phạm Nguyên Trường
Chrystia Freeland, The New York Times,04.02.2011 Phạm Nguyên Trường dịch ... <chi tiết>
06.02.2011
Nền dân chủ có thể hoạt động như thế nào ở Trung Đông - Hiếu Tân
Khi Frank Wisner, nhà ngoại giao Hoa Kỳ kỳ cựu và đặc phái viên của tổng thống Obamar gặp Hosni Mubarak hôm thứ Ba,1 tháng 2, quang cảnh này chắc đã quen thuộc với cả hai người. Trong 30 năm, các nhà ngoại giao Hoa Kỳ đã đi vào một trong những nơi giàu có nhất ở Heliopolis, một vùng lân cận Cairo từ đó Mubarak thống trị Ai cập. ... <chi tiết>
05.02.2011
Ghen tị với Ai Cập: Đối lập Nga mường tượng thay đổi - Phạm Nguyên Trường
Simon Shuster - Time, 02.01.2011, Phạm Nguyên Trường dịch. Các nhà lãnh đạo phe đối lập Nga đã tìm kiếm khẩu hiệu mới trong một thời gian dài, vì câu “Nước Nga không có Putin” đã trở thành nhàm chán – và ngày thứ hai vừa qua, trong cuộc mít tinh phản đối tại trung tâm thành phố, có vẻ như họ đã tìm được khẩu hiệu như thế. Có vẻ như khẩu hiệu đó xuất hiện một cách bất thần, trong cơn ghen tị với Ai Cập ... <chi tiết>
04.02.2011
Ở Nga chắc chắn cũng sẽ xảy ra những sự kiện tương tự như ở Ai Cập và Tunisia - Phạm Nguyên Trường
Những sự kiện đang xảy ra ở Ai Cập và Tunisia chắc chắn cũng sẽ diễn ra ở Nga, vấn đề chỉ còn là thời gian và hình thức mà thôi, viên tướng hồi hưu tên là Leonid Ivashov, chủ tịch Viện những vấn đề địa chính trị đã tuyên bố với hãng tin Lusa của Bồ Đào Nha như thế. ... <chi tiết>
04.02.2011
Cuộc khủng hoảng Ai cập trong một Bối cảnh Toàn cầu: Một báo cáo đặc biệt. - Hiếu Tân
Chưa rõ ràng điều gì sẽ xảy ra trong cuộc cách mạng Ai cập này. Không có gì đáng ngạc nhiên là nó đã xảy ra. Hosni Mubarak đã làm tổng thống trong hơn một phần tư thế kỷ, kể từ vụ ám sát Anwar Sadat. Ông ta già và đã ốm yếu. Không ai mong chờ ông ta sống lâu hơn, và cái kế hoạch rõ ràng của ông ta, là ông ta sẽ được thay thế bởi người con trai Gamal, vẫn không xảy ra mặc dầu nó đã có thể cách đây một năm. ... <chi tiết>
04.02.2011
WikiLeaks: vai trò của the Guardian trong sự rò rỉ thông tin lớn nhất trong lịch sử thế giới - Hiếu Tân
Một đoạn trích từ cuốn sách “WikiLeaks: Bên trong cuộc chiến của Julian Assange về bí mật”, Tổng biên tập Guardian giải thích tại sao Assange vẫn còn là một nhân vật quan trọng đến thế - và tại sao câu chuyện cứ phải tiếp diễn mãi, như tiền định. ... <chi tiết>
03.02.2011
Bạo loạn ở Bắc Phi và Trung Đông có thể lan tới Syria - Hiếu Tân
Mike Pearson, viết cho CNN, 31/01/2011, Hiếu Tân dịch. Điều khởi đầu như một cuộc nổi dậy của dân chúng đã lật nhào chính phủ Tunisia trước khi lan rộng ra Algeria, Jordan, Yemen, Sudan và tất nhiên, Ai cập, nay có lẽ đang hướng sang Syria. ... <chi tiết>
03.02.2011
Thế giới có thể học được gì từ Ai Cập? - Phạm Nguyên Trường
James Pich (the Washington Times) -Phạm Nguyên Trường dịch ... <chi tiết>
02.02.2011
Những vết rạn nứt trong chính quyền Nga - Phạm Nguyên Trường
Vụ đánh bom tự sát tại một trong những sân bay đông đúc nhất ở Moskva vào hôm thứ hai cho thấy nhiều chuyện hơn là sự thất bại của cơ quan an ninh trong việc điều khiển máy dò kim loại hay là loại bỏ những mối nguy tiềm tàng. Vụ khủng bố giết chết 35 người và làm bị thương hơn 100 người khác làm lộ ra những vết rạn nứt trong hệ thống chính trị cứng rắn mà thủ tướng Putin đã xây dựng trong mười năm qua. Chính những khiếm khuyết đó đã làm cho bi kịch vào cuối tuần trước trở thành hiện thực – và tạo điều kiện cho những cuộc tấn công khủng bố mới. ... <chi tiết>
01.02.2011
Những “hăc cơ” mơ áp đặt nền dân chủ - Hiếu Tân
Sau khi đã bảo vệ WikiLeaks và cổ võ những đợt tấn công chống các site của chính phủ Tunisie, phong trào “Nặc danh” lại sát cánh bên những người biểu tình ở Ai cập. Nhiều thành viên, đa số là thanh niên, vừa bị bắt ở châu Âu. ... <chi tiết>
01.02.2011
Một cái nhìn từ bên trong vào những cuộc thương lượng gay go với Julian Assange (tiếp theo) - Hiếu Tân
Lúc đó đã quá 9 giờ tối, và vì chưa có ai ăn tối nên chúng tôi đưa cuộc thảo luận sang một phòng riêng ở Tiệm ăn Rotunda ở tầng trệt của tòa nhà Guardian. Chúng tôi có ôliu, thịt mông bò và rượu ngon Malbec Argentine. Assange muốn El Pais nhập cuộc, “Chúng tôi có nhiều người ủng hộ ở các nước nói tiếng Tây Ban Nha.”ông ta nói. Le Monde cũng được đưa vào, để phụ trách phần các nước nói tiếng Pháp trên thế giới. ... <chi tiết>
31.01.2011
Bật mí WikiLeaks- tiếp - Hiếu Tân
Một cái nhìn từ bên trong vào những cuộc thương lượng gay go với Julian Assange Marcel Rosenbach và Holger Stark, SPIEGEL, 28/01/2011, Hiếu Tân dịch ... <chi tiết>
31.01.2011
Bị lên án về vi phạm nhân quyền, lãnh đạo Uzbekistan vẫn được tiếp đón ở Brussels - Hiếu Tân
STEPHEN CASTLE, New York Times. 24/01/2011, Hiếu Tân dịch. BRUSSELS- Tổng thống Islam A. Karimov của Uzbekistan được tiếp đón long trọng hôm Thứ hai trong những cuộc họp tại đây với các lãnh đạo cao nhất của EU, sự tiếp đón nồng nhiệt nhất đối với ông ta ở Phương Tây từ khi chính phủ của ông ta tàn sát hàng trăm người biểu tình năm 2005. ... <chi tiết>
30.01.2011
Ai cập: sự công khai kháng cự của Mubarak làm cho cuộc sống của Obama khó khăn hơn. - Hiếu Tân
“Nước Mỹ không có bạn” Henry Kissinger đã có lần nhận xét như thế. “Nước Mỹ chỉ có các quyền lợi.” Theo logic đó, chính quyền Obama hôm thứ Sáu có lẽ đã bị động buông lỏng các quan hệ với Hosni Mubarak - không phải quan hệ cá nhân, bạn hiểu chứ ... <chi tiết>
30.01.2011
Bật mí WikiLeaks - Hiếu Tân
Một cái nhìn từ bên trong vào những cuộc thương lượng gay go với Julian Assange. Marcel Rosenbach và Holger Stark, SPIEGEL, 28/01/2011, Hiếu Tân dịch ... <chi tiết>
Bạn đang xem tác phẩm thứ 321 - 340 / 418 tác phẩm