Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.389 tác phẩm
2.747 tác giả
717
116.716.098
 
Bão năm thìn trong ký ức người dân nam bộ
Trần Dũng

Từ lâu, trong suy nghĩ của người dân Nam bộ, năm Thìn thường đi đôi với chuyện lụt bão. Nhớ cơn bão năm Nhâm Thìn (1952) đã gây ra biết bao tai họa cho cuộc sống sản xuất và chiến đấu của quân dân Nam bộ trong cuộc kháng chiến chống thực dân pháp. Nhạc sĩ Hoàng Việt ghi lại sự biến thiên nhiên ấy trong ca khúc Lên ngàn:

 

            "Nước ngập đồng xanh lúa chết

            Gió mưa sụp đổ mái nhà

            Bao nhiêu gia đình tan hoang

            Đau thương lệ rơi chứa chan!'.

 

Thế nhưng, qua thực tế điền dã cũng như tra cứu tư liệu lưu trữ, chúng tôi không thấy bài vè, bài thơ dân gian nào ghi lại về cơn bão này. Trong khi đó, cơn bão năm Giáp Thìn - 1904 vẫn để lại vết hằn sâu đậm trong ký ức người dân Nam bộ. Mãi đến nay, dù đã tròn thế kỷ, nhiều thế hệ cư dân sinh sau đẻ muộn chưa hề biết đến tác hại của cơn bão ấy nhưng vẫn truyền nhau câu nói cửa miệng: "Nước tràn đồng như bão lụt năm Thìn!" hoặc giả: "Hồi năm Thìn bão lụt!". Hoặc trong câu ca dao:

 

            "Gặp em đây mới biết em còn

            Hồi năm Thìn bão lụt anh khóc mòn con ngươi".

 

Sâu đậm hơn, đã có hàng chục bài vè khác nhau lưu truyền trong quần chúng, mô tả khá chi tiết thời gian, địa điểm, phạm vi ảnh hưởng, mức độ thiệt hại cả về vật chất lẫn tính mạng con người… mà cơn bão lụt tai ác này gây ra trên đồng đất Nam bộ vốn hiền hòa. Đồng thời, qua đó, còn giúp chúng ta hiểu được tâm lý, tình cảm của người dân trước, trong và sau bão cũng như sự đùm bọc yêu thương, tương trợ nhau trước sự biến hãn hữu này. May mắn thay, sau nhiều năm dài sưu tầm, chúng tôi có được trong tay bốn trong số hàng chục bài vè ấy. Trong đó, ba bài theo thể lục bát, một bài theo thể thất ngôn trường thiên. Bài dài nhất gồm 148 câu, bài ngắn nhất có 49 câu.

 

Trong phạm vi bài viết này, chúng ta cùng hình dung lại toàn bộ cơn bão lụt này qua sự mô tả của cả bốn bài vè nêu trên.

 

Tiết cuối xuân năm Giáp Thìn - 1904, người dân Nam bộ đang nô nức chuẩn bị vào hội Kỳ yên. Bỗng nhiên, ngày 13.3 âm lịch đất trời tối tăm:

            "Tháng Ba, Mười ba còn ghi

            Nhựt thực giờ ngọ, vậy thì tối tăm"

 

Đối với người dân quê với kiến thức khoa học còn rất hạn chế lúc đó, nhựt thực là điềm trời báo trước những tai ương làm cho họ rất lo lắng. Nhưng đồng đất Nam bộ vốn hiền hòa, sự âu lo của họ tập trung theo những hướng khác nhau, không ai nghĩ đến vấn đề bão lụt:

 

            "Không ai mà rõ thiên cơ

            Bước qua Mười sáu giông chơi một hồi

            Tưởng là một lát mà thôi

            Ai dè đến tối nổi trôi cửa nhà"

 

Mười sáu âm lịch là ngày chánh con nước Rằm. Tuy nhiên tháng Ba lại là mùa nước kém nên chuyện nước dâng là hoàn toàn bất ngờ:

 

            "Cửa Đại, Cầu Muống thân trên

            Dòm coi ngó thấy nước lên có vòi

            Ban đầu thiên hạ còn coi

            Nước lên có vòi hết thảy nhà trôi"

 

Sau đó, khi người nông dân chưa kịp hoàn hồn, chưa thể khắc phục hậu quả, thì:

 

            "Hăm ba còn tái gió giông

            Rồng kia lấy nước hai ông rõ ràng"

 

Về địa điểm ảnh hưởng bão lụt, hầu hết các bài vè đều tập trung nói đến hai tỉnh Mỹ Tho và Tân An nhưng nặng nề nhất là vùng Gò Công:

 

            "Gò Công nghe bão gần kề

            Bình Duân, Long Kiểng gần kề hải duyên"

 

Hoặc:

 

            "Tân An lại với Gò Công

            Ngẫm trong bão lụt không còn người ta"

 

Nhưng bão cũng ảnh hưởng nặng nề đến tận đô thành Sài Gòn:

 

            "Bến Thành nóc chợ cũng bay

            Đèn khí nó ngã nằm ngay cùng đường"

(Đèn khí tức cột đèn điện nội thành).

 

Không những thế, nó còn lan ra khắp các tỉnh miền Đông, xuống miền Trung Nam bộ:

 

            "Mỹ Tho Cửa Tiểu ba đào

            Bến Tre, Cần Giuộc, Vũng Tàu, Đồng Tranh

            Cần Giờ, Bà Rịa chung quanh

            Thảy đều hư hại rành rành chẳng sai

            Vĩnh Long, Sa Đéc một vài

            Cần Thơ cây ngã lầu đài vô can"

 

Từ biển Đông đổ bộ vào vùng đất miền Đông, miền Trung Nam bộ, cơn bão hoành hành qua tận Kampuchia ngày nay:

 

            "Họa rơi như tới Nam Vang

            Ba Nam người vật mắc nàn biết bao"

 

Do quen sống trong vùng đất mà khí hậu quanh năm hiền hòa, đất trời chưa khi nào trở chứng nên người dân Nam bộ đâm ra chủ quan. Vả lại, họ cũng chẳng có mấy kinh nghiệm đối phó với bão lũ. Vì vậy, thiệt hại của cơn bão năm Giáp Thìn là hết sức nghiêm trọng. Nhà cửa nát tan, bờ ao ruộng lúa, gà vịt chẳng còn:

 

            "Trong hương doanh ngập hết cửa nhà

            Ngoài viên địa gãy tan xoài mít"

 

Ở góc độ toàn xã hội, thiệt hại về cơ sở vật chất cũng rất to lớn:

 

            "Xe lửa chạy tới Tân An

            Tốp máy chẳng kịp, ngã ngang té nhào"

 

Giao thông liên lạc bị đình trệ:

 

            "An Nam lại với người Tây

            Chạy đánh giây thép, gió bay tróc rồi"

 

Giao thông đường thủy, nghề đánh bắt thủy hải sản, ghe thuyền trong dân cũng bị thiệt hại nặng nề:

 

            "Tại kinh Nước Mặn chết nhiều

            Ghe bầu, tàu khói tấp xiêu lên bờ

            Đứt neo, gãy bánh nằm trơ

            Tàu khói lên bờ huống luận là ghe"

 

(Tàu khói tức tàu ống khói, tàu có động cơ. Gãy bánh tức gãy bánh lái tàu).

 

Cả bốn bài vè đều có những dòng đau xót diễn tả cảnh tan đàn lạc nghé, vợ chồng ly tán… ở khắp các địa phương. Nhưng bi thảm nhất vẫn là khu vực từ Sài Gòn đến Mỹ Tho:

 

            "Ghe bầu trôi tấp lên bờ

            Thây ma trôi tới Cần Giờ quá đông"

 

Chỉ nội khu vực Gò Công, Tân An:

 

            "Chôn rồi lại lấy lời khai

            Tính trong sổ bộ một muôn hai rõ ràng

            Tân An lại với Gò Công

            Gẫm trong bão lụt không còn người ta"

 

Tất nhiên, do tính văn nghệ hóa của một bài vè, các chi tiết, nhất là những chi tiết mang tính thống kê chỉ là tương đối nên không thể khẳng định chỉ riêng Gò Công và Tân An đã chết đến 12.000 người. Nhưng qua đó, chúng ta có thể hình dung mức thiệt hại hết sức nghiêm trọng mà cơn bão đã hoành hành trên vùng đất Nam bộ.

 

Người dân Nam bộ vốn trọng nghĩa khí, vốn có truyền thống chung vai sát cánh tạo ra sức mạnh khai phá thiên nhiên, chống chọi với mọi kẻ thù, khắc phục tai ương. Cơn bão năm Giáp Thìn là một sự biến tai ác mà mỗi con người đều cảm thấy sức lực tự thân của mình quá nhỏ bé trước thiên nhiên. Vậy nên, họ càng ra sức chung vai đấu cật, đoàn kết tương trợ để cùngh nhau vượt qua hoạn nạn tử sinh:

 

            "Sáng ra tìm kiếm thăm nhau

            Vậy mới biết kẻ còn người mất"

 

Nỗi đau của người khác cũng chính là nỗi đau của mình:

 

            "Sống vất vả đọa đày thế đó

            Ai hảo tâm xin ngó đến cùng

            Giúp cho tiền bạc áo cơm

            Trước là làm nghĩa, sau thơm danh mình"

 

Qua đó, hy vọng rằng:

 

            "Chòi với trại nắng mưa che đỡ

            Cuộc đói no chồng vợ bằng lòng"

 

Tìm hiểu nhiều góc cạnh của cơn bão năm Giáp Thìn - 1904, chúng ta, lớp hậu sinh trên mảnh đất Nam bộ chắc khó ai tránh khỏi phút chạnh lòng. Càng hiểu hơn tại sao, trong suy nghĩ của mình, cha ông ta luôn cảnh giác về thiên tai, lụt lội trong năm con Rồng. Trong những năm gần đây, thời tiết thường xuyên có sự biến động bất thường do nhiều nguTRẦN DŨNG

 

BÃO NĂM THÌN

TRONG KÝ ỨC NGƯỜI DÂN NAM BỘ

 

Từ lâu, trong suy nghĩ của người dân Nam bộ, năm Thìn thường đi đôi với chuyện lụt bão. Nhớ cơn bão năm Nhâm Thìn (1952) đã gây ra biết bao tai họa cho cuộc sống sản xuất và chiến đấu của quân dân Nam bộ trong cuộc kháng chiến chống thực dân pháp. Nhạc sĩ Hoàng Việt ghi lại sự biến thiên nhiên ấy trong ca khúc Lên ngàn:

 

            "Nước ngập đồng xanh lúa chết

            Gió mưa sụp đổ mái nhà

            Bao nhiêu gia đình tan hoang

            Đau thương lệ rơi chứa chan!'.

 

Thế nhưng, qua thực tế điền dã cũng như tra cứu tư liệu lưu trữ, chúng tôi không thấy bài vè, bài thơ dân gian nào ghi lại về cơn bão này. Trong khi đó, cơn bão năm Giáp Thìn - 1904 vẫn để lại vết hằn sâu đậm trong ký ức người dân Nam bộ. Mãi đến nay, dù đã tròn thế kỷ, nhiều thế hệ cư dân sinh sau đẻ muộn chưa hề biết đến tác hại của cơn bão ấy nhưng vẫn truyền nhau câu nói cửa miệng: "Nước tràn đồng như bão lụt năm Thìn!" hoặc giả: "Hồi năm Thìn bão lụt!". Hoặc trong câu ca dao:

 

            "Gặp em đây mới biết em còn

            Hồi năm Thìn bão lụt anh khóc mòn con ngươi".

 

Sâu đậm hơn, đã có hàng chục bài vè khác nhau lưu truyền trong quần chúng, mô tả khá chi tiết thời gian, địa điểm, phạm vi ảnh hưởng, mức độ thiệt hại cả về vật chất lẫn tính mạng con người… mà cơn bão lụt tai ác này gây ra trên đồng đất Nam bộ vốn hiền hòa. Đồng thời, qua đó, còn giúp chúng ta hiểu được tâm lý, tình cảm của người dân trước, trong và sau bão cũng như sự đùm bọc yêu thương, tương trợ nhau trước sự biến hãn hữu này. May mắn thay, sau nhiều năm dài sưu tầm, chúng tôi có được trong tay bốn trong số hàng chục bài vè ấy. Trong đó, ba bài theo thể lục bát, một bài theo thể thất ngôn trường thiên. Bài dài nhất gồm 148 câu, bài ngắn nhất có 49 câu.

 

Trong phạm vi bài viết này, chúng ta cùng hình dung lại toàn bộ cơn bão lụt này qua sự mô tả của cả bốn bài vè nêu trên.

 

Tiết cuối xuân năm Giáp Thìn - 1904, người dân Nam bộ đang nô nức chuẩn bị vào hội Kỳ yên. Bỗng nhiên, ngày 13.3 âm lịch đất trời tối tăm:

            "Tháng Ba, Mười ba còn ghi

            Nhựt thực giờ ngọ, vậy thì tối tăm"

 

Đối với người dân quê với kiến thức khoa học còn rất hạn chế lúc đó, nhựt thực là điềm trời báo trước những tai ương làm cho họ rất lo lắng. Nhưng đồng đất Nam bộ vốn hiền hòa, sự âu lo của họ tập trung theo những hướng khác nhau, không ai nghĩ đến vấn đề bão lụt:

 

            "Không ai mà rõ thiên cơ

            Bước qua Mười sáu giông chơi một hồi

            Tưởng là một lát mà thôi

            Ai dè đến tối nổi trôi cửa nhà"

 

Mười sáu âm lịch là ngày chánh con nước Rằm. Tuy nhiên tháng Ba lại là mùa nước kém nên chuyện nước dâng là hoàn toàn bất ngờ:

 

            "Cửa Đại, Cầu Muống thân trên

            Dòm coi ngó thấy nước lên có vòi

            Ban đầu thiên hạ còn coi

            Nước lên có vòi hết thảy nhà trôi"

 

Sau đó, khi người nông dân chưa kịp hoàn hồn, chưa thể khắc phục hậu quả, thì:

 

            "Hăm ba còn tái gió giông

            Rồng kia lấy nước hai ông rõ ràng"

 

Về địa điểm ảnh hưởng bão lụt, hầu hết các bài vè đều tập trung nói đến hai tỉnh Mỹ Tho và Tân An nhưng nặng nề nhất là vùng Gò Công:

 

            "Gò Công nghe bão gần kề

            Bình Duân, Long Kiểng gần kề hải duyên"

 

Hoặc:

 

            "Tân An lại với Gò Công

            Ngẫm trong bão lụt không còn người ta"

 

Nhưng bão cũng ảnh hưởng nặng nề đến tận đô thành Sài Gòn:

 

            "Bến Thành nóc chợ cũng bay

            Đèn khí nó ngã nằm ngay cùng đường"

(Đèn khí tức cột đèn điện nội thành).

 

Không những thế, nó còn lan ra khắp các tỉnh miền Đông, xuống miền Trung Nam bộ:

 

            "Mỹ Tho Cửa Tiểu ba đào

            Bến Tre, Cần Giuộc, Vũng Tàu, Đồng Tranh

            Cần Giờ, Bà Rịa chung quanh

            Thảy đều hư hại rành rành chẳng sai

            Vĩnh Long, Sa Đéc một vài

            Cần Thơ cây ngã lầu đài vô can"

 

Từ biển Đông đổ bộ vào vùng đất miền Đông, miền Trung Nam bộ, cơn bão hoành hành qua tận Kampuchia ngày nay:

 

            "Họa rơi như tới Nam Vang

            Ba Nam người vật mắc nàn biết bao"

 

Do quen sống trong vùng đất mà khí hậu quanh năm hiền hòa, đất trời chưa khi nào trở chứng nên người dân Nam bộ đâm ra chủ quan. Vả lại, họ cũng chẳng có mấy kinh nghiệm đối phó với bão lũ. Vì vậy, thiệt hại của cơn bão năm Giáp Thìn là hết sức nghiêm trọng. Nhà cửa nát tan, bờ ao ruộng lúa, gà vịt chẳng còn:

 

            "Trong hương doanh ngập hết cửa nhà

            Ngoài viên địa gãy tan xoài mít"

 

Ở góc độ toàn xã hội, thiệt hại về cơ sở vật chất cũng rất to lớn:

 

            "Xe lửa chạy tới Tân An

            Tốp máy chẳng kịp, ngã ngang té nhào"

 

Giao thông liên lạc bị đình trệ:

 

            "An Nam lại với người Tây

            Chạy đánh giây thép, gió bay tróc rồi"

 

Giao thông đường thủy, nghề đánh bắt thủy hải sản, ghe thuyền trong dân cũng bị thiệt hại nặng nề:

 

            "Tại kinh Nước Mặn chết nhiều

            Ghe bầu, tàu khói tấp xiêu lên bờ

            Đứt neo, gãy bánh nằm trơ

            Tàu khói lên bờ huống luận là ghe"

 

(Tàu khói tức tàu ống khói, tàu có động cơ. Gãy bánh tức gãy bánh lái tàu).

 

Cả bốn bài vè đều có những dòng đau xót diễn tả cảnh tan đàn lạc nghé, vợ chồng ly tán… ở khắp các địa phương. Nhưng bi thảm nhất vẫn là khu vực từ Sài Gòn đến Mỹ Tho:

 

            "Ghe bầu trôi tấp lên bờ

            Thây ma trôi tới Cần Giờ quá đông"

 

Chỉ nội khu vực Gò Công, Tân An:

 

            "Chôn rồi lại lấy lời khai

            Tính trong sổ bộ một muôn hai rõ ràng

            Tân An lại với Gò Công

            Gẫm trong bão lụt không còn người ta"

 

Tất nhiên, do tính văn nghệ hóa của một bài vè, các chi tiết, nhất là những chi tiết mang tính thống kê chỉ là tương đối nên không thể khẳng định chỉ riêng Gò Công và Tân An đã chết đến 12.000 người. Nhưng qua đó, chúng ta có thể hình dung mức thiệt hại hết sức nghiêm trọng mà cơn bão đã hoành hành trên vùng đất Nam bộ.

 

Người dân Nam bộ vốn trọng nghĩa khí, vốn có truyền thống chung vai sát cánh tạo ra sức mạnh khai phá thiên nhiên, chống chọi với mọi kẻ thù, khắc phục tai ương. Cơn bão năm Giáp Thìn là một sự biến tai ác mà mỗi con người đều cảm thấy sức lực tự thân của mình quá nhỏ bé trước thiên nhiên. Vậy nên, họ càng ra sức chung vai đấu cật, đoàn kết tương trợ để cùngh nhau vượt qua hoạn nạn tử sinh:

 

            "Sáng ra tìm kiếm thăm nhau

            Vậy mới biết kẻ còn người mất"

 

Nỗi đau của người khác cũng chính là nỗi đau của mình:

 

            "Sống vất vả đọa đày thế đó

            Ai hảo tâm xin ngó đến cùng

            Giúp cho tiền bạc áo cơm

            Trước là làm nghĩa, sau thơm danh mình"

 

Qua đó, hy vọng rằng:

 

            "Chòi với trại nắng mưa che đỡ

            Cuộc đói no chồng vợ bằng lòng"

 

Tìm hiểu nhiều góc cạnh của cơn bão năm Giáp Thìn - 1904, chúng ta, lớp hậu sinh trên mảnh đất Nam bộ chắc khó ai tránh khỏi phút chạnh lòng. Càng hiểu hơn tại sao, trong suy nghĩ của mình, cha ông ta luôn cảnh giác về thiên tai, lụt lội trong năm con Rồng. Trong những năm gần đây, thời tiết thường xuyên có sự biến động bất thường do nhiều nguyên nhân khác nhau như sự phá rừng cục bộ, như sự biến đổi khí hậu toàn cầu… thì mọi sự cảnh giác cần trở nên thường trực hơn. Chúng ta chưa thể quên cơn bão số 5 năm 1997 mà phạm vi ảnh hưởng và mức độ tàn phá của nó hoàn toàn có thể sánh được với cơn bão đầu thế kỷ; rồi tiếp theo một năm nắng hạn đến kỳ lạ 1998; lại tiếp tục một mùa mưa bão kỷ lục 1999… và gần đây nhất là một mủa nước nổi không về trên vùng tứ giác Long Xuyên, Đồng Tháp Mười 2003.

 

yên nhân khác nhau như sự phá rừng cục bộ, như sự biến đổi khí hậu toàn cầu… thì mọi sự cảnh giác cần trở nên thường trực hơn. Chúng ta chưa thể quên cơn bão số 5 năm 1997 mà phạm vi ảnh hưởng và mức độ tàn phá của nó hoàn toàn có thể sánh được với cơn bão đầu thế kỷ; rồi tiếp theo một năm nắng hạn đến kỳ lạ 1998; lại tiếp tục một mùa mưa bão kỷ lục 1999… và gần đây nhất là một mủa nước nổi không về trên vùng tứ giác Long Xuyên, Đồng Tháp Mười 2003.

 

 

Trần Dũng
Số lần đọc: 3788
Ngày đăng: 27.05.2005
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Một ngày không quên - Ngọc Thủy
Vành đai Bình Đức ngày ấy - bây giờ - Đậu Viết Hương
Khóm chua - Nguyễn Thanh Xuân
Đi thăm biển chết - Huỳnh Kim
Đảo ngọc kết chuổi cờm trên biển - Hồ Tĩnh Tâm
Lương Hòa - MônCaĐa - Thanh Giang
CHIẾN THẮNG MÙA XUÂN 1975 - Võ Quê
Vùng đất đổi màu xanh - Nguyễn An Cư
Huyền thoại trên sông Tiền - Đậu Viết Hương
Ngọn sóng Rạch Gầm - Hoài Giang