Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.384 tác phẩm
2.747 tác giả
835
116.686.284
 
Trần Lê Khánh rơi cùng Ngày Như Chiếc Lá
Nhị Ka

 

 

 Hành trình cùng tập thơ là nhiều bức tranh màu sắc tuyệt đẹp của nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, đây không phải “phụ” bản, đây là tác phẩm hội họa đầy chất thơ song song trong một tác phẩm thi ca. Nhà thơ: một họa sĩ đích thực.

 Ngày Như Chiếc Lá tập thơ thứ ba, vừa vần điệu vừa tự do sau tập thơ Lục Bát Múa và tập tự do Dòng Sông Không Vội; là một doanh nhân, Trần Lê Khánh trong vòng hai năm cho ra mắt ba tập thơ là một nổ lực đáng kể, dạo chơi nhưng không dạo chơi, một đam mê ẩn dụ chữ nghĩa, tự tin tự nhiên, cần thiết như hơi thở.

 Tôi có thói quen đọc bài thơ lậy làm tựa chung trước, một khởi hành của tôi và gieo mở của tác giả. Đi ngay vào Ngày Như Chiếc Lá:

Ngày tháng rơi rơi

như chiếc lá lìa cành

bước chân mềm đau nhói

khi dẫm lên một vệt sáng trong lành

 Như bao quát có thể.

 Tập thơ gồm rất nhiều thơ ngắn (đa phần thơ 4 câu) và một số thơ có vần hơi hơi dài. Không biết anh có đọc qua thơ Haiku: Sự tinh tế của tâm hồn Nhật Bản không? Mà thơ 4 câu của anh mang dáng vẻ của Haiku nhưng không phải Haiku:

 Ngọn lửa

men theo que diêm

tìm bóng mình

trên ngọn nến lung linh

   (Nhớ chưa)

 Khác Haiku chỉ 3 câu, ở đây câu 4 như một sự giải thích

 Thơ Trần Lê Khánh ảnh hưởng về Phật pháp, hay là nhà thơ nhà kinh doanh chán cõi tạm muốn qui y (?):

 Em mở lòng từ bi

trăm năm hồ điêp

lối đi lơ là

  (Mai)

Những tiếng chuông

băng qua làn mưa

tiếng ngân cuối

đứng trong cổng chùa

  (Tịnh)

Nếu kiếp trước em là trăng

thì kiếp trước nữa ánh rằm buồn không

  (Nghiệp) 

Một hạt mưa đứng ngoài hiên

đi chi trong cõi hiện tiền qua loa

  (Thánh)                 

 

 

Không hiểu sao tôi thích hai chữ “qua loa”, nhẹ tênh như đời sống đối đáp trần thế đối lập với sự thiêng liêng (!)

 vun vút lực luân hồi

giọt mưa khuân giọt mưa dày đặc

 (Trọng lượng của vũ trụ)

Hai câu trên làm tôi nhớ một nghi vấn của nhà thơ Nguyễn Đức Sơn: “Một mai tắt lủa mặt trời. Chuyện tiền kiếp với luân hồi có không.”

 Như vậy đó tâm hồn anh hướng về Cõi nước mắt: “Nước mắt chúng sinh nhiều hơn đại dương” (lời Phật):

 Mùa thu

dòng sông chảy dài hơn năm tháng

  (Nước mắt)

 

Tựa những bài thơ như đứng trên cao nhìn xuống vực xa xăm, tưởng như không liên đới dính dáng gì nhau tới câu chữ bên dưới thẳm mê hoặc kia, nhưng lại gần gũi.Tựa bài thơ mênh mang dường như thoát ra ngoài nội dung, tựa hình ảnh đứng trước gương soi có thấy mình trong mặt phẳng; hay bên trong kính tráng bạc chỉ là ảnh ảo. Tôi khoái bài Đăm chiêu:

 cô đơn khuôn mặt bên trong

hoa trôi theo nước trăng ròng rã theo

  Đề cập đến 2 tập thơ trước đây, tôi đã viết: Sự trôi tới của dòng chảy vẫn tiếp tục ..

 …đợi chữ.

 Ngày Như Chiếc Lá với phần in ấn của Fahasa, Một tập sách dày gần 300 trang, kỹ thuật hình thức sang trọng thẩm mỹ chỉn chu bắt mắt.

 

 

  

 

Nhị Ka
Số lần đọc: 1158
Ngày đăng: 22.11.2018
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Sâu lắng vần thơ tuổi học trò - Phan Nam
Đi tìm ký ức… - Phan Nam
Ái Duy "thương nhau hai tiếng cố nhân" - Lê Ngọc Trác
Tập thơ đầu tay của cô gái đến từ mùa đông - Phan Nam
Từ Chuyện Làng Cuội đến Mối Chúa - Vũ Trọng Quang
Những cuộc hẹn bên lề - Võ Chân Cửu
Thơ văn hải ngoại: Hà-Nguyên-Du đi giữa Duy-Mỹ của thơ cũ và rất hiện-đại của thơ Tân-Hình-Thức - Trần Văn Nam
Ngô Đình Hải NGỬA - Vũ Trọng Quang
Dẫn lược từng chương cuốn tiểu – thuyết danh tiếng của Thomas Hardy - Trần Văn Nam
Những viên kẹo ngọt… - Phan Nam