Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.389 tác phẩm
2.747 tác giả
761
116.718.301
 
Feb 08, 2015 : Nhà Văn Nhật Chiêu phát biểu và giới thiệu về tập truyện “ Một phút tự do” của nhà văn Elena Pucillo Trương
Nhật Chiêu

 

                                                

  (Nhà xuất Bản Văn Hóa-Văn Nghệ, 11-2014)

 

Khi được mời nói chuyện về tác phẩm “Một phút tự do” một nhà văn đặc biệt - Elena Pucillo Trương, tôi rất vui. Đây là một trường hợp hiếm hoi của văn chương Việt, hiếm bởi vì sao? “Một phút tự do” là quyển sách mà gần như tất cả các mẩu truyện đều viết về Việt Nam, nhưng tác giả lại chính hiệu là một người Ý. Thực ra ở đây ta cảm thấy như đó một cuộc hạnh ngộ, hạnh ngộ của niềm vui, mà niềm vui này rất là bất ngờ, một người phụ nữ Italy chọn VN làm quê hương thứ 2, chọn lựa cách sống và viết về VN. Cái tên tác phẩm, “Một phút tự do”, ban đầu tiên là “ Một phút mặc khải”.  Đây là một tập truyện ngắn và tùy bút rất tự do, mặc khải. Tùy bút thì nó là cái gì đó rất gần gũi, mặc khải là một sự linh ứng, chúng ta có được mặc khải là chúng ta có được sự cảm tính của một tác phẩm, một tiểu thuyết về đời sống. Sự mặc khải không phải ta có được bằng cách chúng ta tra từ điển, chúng ta tìm tòi mà do sự thiêng liêng nào đó truyền vào cho chúng ta, mà chúng ta gọi là mặc khải. Hiểu theo nghĩa rộng chứ không hiểu theo nghĩa tôn giáo. Điều đó có nghĩa là tác phẩm này nói về sự thiêng liêng của tình người, của những khoảng khắc trong cuộc sống, một phút ở đây là những khoảnh khắc. Những khoảnh khắc này Elena thường nắm bắt, và truyền vào trong truyện ngắn và tùy bút của mình, với một truyền thống rất Italy.

 

Vào thế kỷ 14, Văn hào Boccaccio, một trong những văn hào mở màn cho thời phục hưng ở Phương Tây, ông cũng là một trong những nhà mở màn cho truyện ngắn kiểu hiện đại. Elena ra đi từ xứ sở của Boccaccio, là xứ sở của truyện ngắn, xứ sở đã truyền cảm hứng cho toàn bộ thế giới, từ thế kỷ 14 cho đến nay và ta thấy “Một phút tự do” này đó. Cái tên “Một phút tự do”  nó cũng gợi đến Picasso, còn cách viết gợi đến Boccaccio nhưng nhẹ nhàng và tinh tế.

 

Trong truyện “10 ngày” (Decameron) của Boccaccio, có một truyện ngắn rất hiện đại như sau, khiến chúng ta liên tưởng đến “Một phút tự do”: Có một nhà thơ thích đi lang thang thích đi tự do, mà thời đó, thời thế kỷ 14 ở Italy đầy rẫy những hội đoàn, phe phái, cho nên có những nhóm phe phái đầy quyền lực, nó lại muốn kết nạp nhà thơ này vào hội đoàn của mình, nhưng nhà thơ đã từ chối. Hội đoàn rất là tức giận, nên muốn quy ông vào cái tội là tà đạo. Một hôm nhà thơ đi lang thang, đi lạc vào nghĩa trang, thì đám hội đoàn nhìn thấy, bè phái này cởi ngựa xông đến nhà thơ và định hành hung ông …, Chúng nói với ông : “Suốt ngày mi ngồi tư tưởng cái gì, tư tưởng phản đạo phải không ?”. Nhà thơ liếc mắc nhìn xung quanh, ông nghĩ ông biết cách thoát được bọn này rồi, ông trả lời nó một cách mỉa mai thế này: “Tôi đang ở đất của các người, nhưng mà tôi không thích”, Ông lấy bàn tay ông nhấn vào bia mộ gần kế bên ông và lăn người qua bia mộ, trong khi hội đoàn cưỡi ngựa nên chỉ ông làm được điều đó thôi. Nhà thơ đã trốn vào rừng và thoát được hội đoàn đó. Hội đoàn vẫn chưa hiểu chuyện gì, bàn tán với nhau : “Ủa cái thằng này nó nói cái gì vậy, cái này là nghĩa trang, mà mình đâu phải ở đây, mà nó nói đây là đất của các người, à, nó đang chửi xỏ mình, mình cũng y hệt như những người chết thôi, mình là những thây ma biết đi thôi, còn nó là người biết sống… tự do.

Thế thì bạn tưởng tượng vào thế kỉ 14 mà Boccaccio viết một truyện tuyệt vời như vậy, một hai trang thôi, ca ngợi những khoảnh khắc tự do như vậy, nên khi mà đọc “Một phút tự do” của Elena Trương tôi nhớ ngay đến Boccaccio- ông tổ của truyện ngắn hiện đại - với truyện ngắn “10 ngày”, Câu chuyện nói về tự do. Chữ “Tự Do” trong tiêu đề của quyển sách và cuộc hạnh ngộ Elena tại Việt Nam, tại  Quán Văn này. Đó là hạnh ngộ của sự tự do. Chúng ta đến với nhau không để làm gì khác ngoài hạnh ngộ trong niềm vui. Hạnh là vui, là hạnh phúc. Cuộc gặp ở đây là hạnh ngộ, Elena hạnh ngộ với VN.

 

Nếu mà chúng ta đọc từng trang ta sẽ đặt ra những câu hỏi: Một người phụ nữ Ý tại sao có thể hiểu trà Việt như thế? Có một lần bà (Elena) đi dự một buổi trà của nghệ nhân trà Viên Trân chiêu đãi, tôi thấy Elena nghe đàn tranh, nâng chén trà sen lên, tôi thấy Elena hoàn toàn là một người Phương Đông. Khoảnh khắc đó hoàn toàn là một người Phương Đông. Đó là một cuộc hạnh ngộ đối với trà Việt, và Elena có viết, ghi lại những cảm xúc đó. Tôi không ngờ một người Phương Tây uống trà, nghe đàn tranh và ngồi dưới tượng Phật, và trầm lắng như vậy.

Cho nên Văn của Elena cũng sẽ thuộc về VN chứ không chỉ là Italy, và cái hạnh ngộ đó nó hết sức tuyệt vời, chúng ta đón nhận nó như Elena là bạn của bao nhiêu nhà văn, nhà thơ ở đây. Tôi muốn nói về “Một phút tự do”, có nghĩa là hạnh ngộ, có nghĩa là cuộc gặp gỡ tùy duyên, có nghĩa là cuộc gặp gỡ của niềm vui, và hôm nay tất niên chúng ta gặp gỡ vì niềm vui đó, vì những khoảnh ngắc như vậy. Những khoảnh khắc mà Elena nói là vô tận, Elena vừa nắm những khoảng khắc của giây, của phút mà lại nắm bắt cái vô tận trong cái khoảng khắc đó,  kéo dài khoảnh khắc đó thành vô tận trong tâm hồn của mình .

 

Tôi rất là vui khi giới thiệu tập sách, tập truyện ngắn và tùy bút mang tên “ Một phút tự do” mà hi vọng chúng ta sẽ đón nhận quyển sách này một cách nồng nhiệt, và cũng coi đó là một cuộc hạnh ngộ cuối năm./.

Mời xem:

https://www.youtube.com/watch?v=yK7phnOCdMA

Nhà Văn Nhật Chiêu phát biểu và giới thiệu về tập truyện

  “ Một phút tự do” của nhà văn Elena Pucillo Trương

 

 

Nhật Chiêu
Số lần đọc: 926
Ngày đăng: 01.08.2019
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Chữ Bậu trong hò, ca dao và lục bát - Nguyên Lạc
Bước thời gian (*).Chặng đường thơ mới của Tùng Bách - Yến Nhi
Tản mạn với CAFE - Phan Văn Thạnh
Người xưa không cho như thế là “Đạo văn” - Thiếu Khanh
Linh hồn của một cá thể - Võ Công Liêm
Nghe tin Tô Thùy Yên từ giã cõi trần, đọc rời thơ ông - Phan Trang Hy
Vậy mà tôi đã bỏ đó mà đi! - Trương Văn Dân
Siddhartha Tất – Đạt - Đa - Võ Công Liêm
Tô Thùy Yên, chia xẻ chút tình cay mặn cũ - Nguyễn Đức Tùng
Mãi đừng xa tôi – Lời cảnh báo khẩn thiết về giá trị người - Chế Diễm Trâm