Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.416 tác phẩm
2.747 tác giả
667
116.878.352
 
Hai câu ca dao về Mẹ
Nguyên Lạc

 

*
Nhân ngày rằm tháng 7, lễ Vu Lan Bồn - phiên âm từ chữ Phạn là Uilambana - tình cờ tôi tìm gặp hai câu ca dao trên web

 Mẹ già như chuối chín cây
Gió lay mẹ rụng, con rày mồ côi
 

Thật ra thì hai câu này được rút gọn từ bài ca dao dân gian về mẹ sau đây:

Mẹ già như chuối ba hương
Như xôi nếp mật, như đường mía lau
Đường mía lau càng lâu càng ngát
Cơm nếp mật ngào ngạt hương say
Ba hương lây lất tháng ngày
Gió đưa mẹ rụng, con rày mồ côi
Mẹ già như áng mây trôi
Như sương trên cỏ, như lời hát ru
Lời hát ru vi vu trong gió
Sương trên cỏ khó vỡ dễ tan
Mây trôi lãng đãng trên ngàn
Gió đưa tan, hợp, hợp, tan, nao lòng.
(Ca dao dân gian)

Theo tôi, chỉ hai câu ca dao rút gọn tuyệt vời trên đã đủ làm người xao xuyến nhói lòng, nhiều thêm khó nhớ. Chỉ cần đọc hai câu giản dị này bao nhiêu cảm xúc về mẹ cũng đã dâng trào 
Với niềm trân trọng tình mẹ, tôi xin  phép viết lại theo dòng cảm xúc tôi

Mẹ già như chuối chín cây
Gió ơi đừng động khiến tôi điếng hồn! 

(Nguyên Lạc)

Sẵn dịp tôi xin được BÌNH hai câu ca dao tuyệt vời trên và giải thích vài hàng về câu thơ cảm xúc của tôi
.
HAI CÂU CA DAO

Bà mẹ già là một kho tàng của yêu thương, của hạnh phúc. Nói mẹ già là một thứ chuối, một thứ xôi, một thứ đường ngọt dịu, người dân quê đã diễn tả được tình mẹ một cách giản dị vừa đúng mức
Như đã nói trên, chỉ hai câu rút gọn tuyệt vời này đã đủ làm người xao xuyến nhói lòng. Hai câu rút gọn này rất hay, đọc ta thấy người mẹ lớn tuổi lắm rồi - "chuối chín cây" - và mẹ không biết sẽ mất lúc nào vì chuối chín cây rất dễ rụng. Chính cụm từ  "chuối chín cây" nầy hàm ý nhắc chúng phải chú ý và chăm sóc đến mẹ, rằng mẹ "dễ rụng lắm" kẽo rồi ân hận sau đó mồ côi
Sử dụng cụm từ nầy rất  hay, vì chuối chin là trái cây thông dụng đối với mọi người giống như người mẹ ai cũng có. Lại nữa, chuối chín cây rất dễ rụng, chỉ cần một lay động nhẹ thôi.
 Điều mà chúng ta cần chú ý thêm là chuối chín rụng không hư mất đi, mà nó có thể trở thành "rượu chuối" tỏa hương ngọt ngào cho người thưởng thức. Mẹ có "rụng" nhưng "hương mẹ" vẫn còn trong tâm trí  con.
Chữ GIÓ giản dị ai cũng hiểu, sử dụng rất tuyệt ở đây: - Gió là phong,  phong ba cuộc đời, phong ba gia đình,... sẽ lay mẹ rụng, mẹ sẽ mất đi
Chữ RÀY cũng tuyệt, mộc mạc, bình dị ai cũng hiểu: -Từ nay về sau.  "Con rày mồ côi":  Từ nay - ngày mẹ mất - về sau con sẽ mồ côi , đơn độc
.
HAI CÂU CẢM XÚC RIÊNG

Đó là phần hai câu ca dao, giờ tôi xin giải thích về hai câu cảm xúc của tôi
Câu sáu - lục - vẫn không thay đổi như lời BÌNH trên, nhưng câu tám - bát - thay đổi hoàn toàn như sau:


Gió ơi đừng động khiến tôi điếng hồn! 


Xin chú ý chữ "gió",  "đừng động" và "điếng hồn"
Trước khi xét  các từ nầy, xin các bạn chú ý:
1. Hai câu ca dao dân gian rút gọn nhận xét ta thấy:  Người mẹ tuy già nhưng vẫn còn khoẻ và sáng suốt, con cháu nên chú ý chăm sóc kẽo mẹ mất rồi mồ côi.
2. Hai câu thơ cảm xúc của tôi muốn nói là người mẹ già yếu lắm rồi, mẫn cảm lắm rồi... chỉ những biến động, dù nhỏ nhặt cũng làm con cháu lo sợ điếng lòng rằng mẹ có thể bị ảnh hưởng mà "rụng" 
Giờ xin xét từ
- Chữ GIÓ : Cũng giống như đã xét trên, phong ba cuộc đời, biến động gia đình, phong ba biến động nội tâm - xa cách nhớ mong... Nhưng ở đây tôi muốn liên hệ thêm "lời ong tiếng ve" nữa. Người mẹ ở đây yếu lắm rồi, già lắm rồi, dễ mẫn cãm vì càng già tâm lý càng giống trẻ nhỏ, dễ hờn giận, cần sự che chở...
- Chữ "đừng động": Cầu mong GIÓ, những phong ba biến động kể trên không có, không xảy ra với mẹ
- Chữ "điếng hồn": - GIÓ, phong ba... hơi động thôi, chỉ những biến đổi nhỏ nhoi thôi cũng đủ làm người con lo sợ , điếng hồn mẹ "rụng". Sự lo sợ này khiến người con càng chú ý đến mẹ  nhiều hơn

LỜI KẾT

Mẹ là một dòng suối, một kho tàng vô tận; vậy mà lắm lúc ta không biết, để lãng phí một cách oan uổng. Mẹ là một món quà lớn nhất mà cuộc đời tặng cho ta, những kẻ đã và đang có mẹ. Đừng có đợi đến khi "chuối chín rụng" - mẹ chết -  rồi mới khóc than: “Trời ơi, tôi  rày mồ côi"
...
Hoàng hôn phủ trên mộ
Chuông chùa nhẹ rơi rơi
Tôi thấy tôi mất mẹ
mất cả một bầu trời

(Thích Nhất Hạnh)[*]

Những bài hát, những bài thơ ca tụng tình mẹ, bài nào cũng dễ hát, cũng hay với điều kiện là thật lòng, cảm xúc thật; chứ không phải sắp chữ, sáo rỗng, tạo dáng. "Lá đổ ào ạt mà chẳng thấy mùa thu đâu"
Người viết, dù không có tài ba, miễn có rung cảm chân thành là thơ, nhạc hay. Ai cũng cảm động khi nghe nói đến tình mẹ, đâu cũng có, thời nào cũng có.
Nhớ mẹ, cũng là nhớ quê hương, tôi xin được kết bằng 2 câu thơ sau đây:
Quê mẹ trông vời chiều ngút mắt,
Mây ơi ta gởi nỗi niềm thương!(Nguyên Lạc)
.
Mời nghe nhạc:
HAI CÂU CA DAO VỀ MẸ - Nguyên Lạc - Nhạc Mộc Thiêng
http://www.art2all.net/nhac/mocthieng/me_nhac_mt.htm
.

 

 

Nguyên Lạc
Số lần đọc: 9313
Ngày đăng: 16.08.2019
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Cảm đọc Gã Khờ trong “Mộng mị” của Nhụy Gialai - Đặng Xuân Xuyến
Du Tử Lê, Mẹ về Biển Đông - Nguyễn Đức Tùng
Bài 22: Nguyên Bình với tập thơ “Hoa vàng trên áo xanh” - Hoàng Thị Bích Hà
Tiếng tơ lòng trong thơ Nguyễn Khoa - Hoàng Thị Thu Thủy
Hải Âu không cô đơn - Nguyễn Thanh Huyền
Cảm nhận về tập thơ « Huế trong tim tôi » của tác giả Hoàng Uy Di - Hoàng Thị Bích Hà
Cảm nhận về thơ Trần Hồng Tâm - Hoàng Thị Bích Hà
Nơi ấy là kinh thành cổ tích: Thử khám phá chân dung thơ Nguyễn Nguyên Bảy * - Nguyễn Anh Tuấn
Lũ buồn hoang và những ám ảnh kiếp nhân sinh - Trần Hoài Anh
Con bướm chết trong sách và tâm sự của Đại Thi Hào Nguyễn Du - Nguyễn Anh Tuấn
Cùng một tác giả
Về chữ "Bậu" (ngôn ngữ)