Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.416 tác phẩm
2.747 tác giả
647
116.880.428
 
“ Đất nước những cánh cung”- ký ức lính của nhà thơ Chung Tiến Lực
Vũ Tuyết Nhung

 

Là người lính, thơ Chung Tiến Lực  phần nhiều viết về đời lính và quê hương đất nước. Người sao thơ vậy, người là thơ và thơ là người, thơ anh giàu chất lính. Thơ Chung Tiến Lực có độ nén chữ đến độ hàm xúc. Theo nhà thơ Trần Đăng Khoa, thơ hay khi hội đủ ba yếu tố sau: giản dị, xúc động và ám ảnh. Đọc thơ Chung Tiến Lực, toát nên một phong cách giản dị với ngôn từ mộc mạc, gần gũi và đơn giản mà vẫn chan chứa tình người, tình đồng đội, tình yêu quê hướng, đất nước. Dù viết về đề tài gì câu chữ cũng cứng cỏi lạc quan, giàu chất thơ, đậm chất nhạc và rất nhân văn, nhân hậu. Điều này được thể hiện rất rõ trong tập thơ “ Đất nước những cánh cung”( nhà xuất bản quân đội, in năm 2020).

 

Tập thơ như nhật ký người ra trận, lại như là hồi ức của người lính đã đi qua nhiều chiến trường ác liệt. Trong đoàn quân ra trận thì hào hùng: “ Lốc cuốn Trường Sơn mùa chiến dịch/ những binh đoàn hối hả hành quân”. Nhưng khi về binh trạm thì lành hiền trước sự chăm lo của đồng đội. Rồi cảm động: “ …từ bàn tay thơm thảo/Như chị như em chu đáo dịu dàng” hay xúc động khi  được người dân thương yêu: “ Tiểu đội chúng con mạ đón về nhà ...”. Mỗi vùng đất đi qua đều để lại cho tác giả những kỷ niệm không quên. Đặc biệt ở Vị Xuyên nơi chảo lửa trong chiến tranh biên giới, đá biến thành vôi, người thành đá, anh rưng rưng khi thăm lại chiến trường và hồi tưởng:

“ Đá choãi chân giữ đất

Đạn bay, pháo dội vẫn bền gan/Chìa lưng gió níu mưa ngàn

Che chắn nhau đồng đội

Lẫn vào đất vẫn vạm vỡ con trai”. Có sự lẫn vào đá vào đất nên nay Vị Xuyên:

“ Hoa gạo đỏ lưng trời thắp lửa

Giữa mù sương những ngọn đèn dầu

Đồng đội lạc trong “lò vôi thế kỷ”

Thung lũng gọi hồn” ánh lửa tìm nhau.” Những phát hiện nên thơ hay những chiêm cảm về một địa danh:

  “Mèo Vạc không đâu như đây

Gió thổi ngược lên, mây rơi xuống núi

Đá cõng đá công kênh”

hay: “…nồng nàn mây mở vòng ôm”.  Chiêm cảm rất lính khi viết về Địa đạo Củ Chi:

 “Bập bùng cháy từ lòng đất

Âm thầm tiếp lửa chiến trường”.

 Ngay trong lòng địa đạo, cảm nhận tình mẹ từ bà má Miền Nam: “…

chúng con trở về bên mẹ thơm thảo bàn tay mẹ chăm bẵm, ân cần”

hay người mẹ miền

Bắc:

 “ Tất thủng, áo rách vai mạ thương chúng con

Kim chỉ vá may, đơm từng chiếc cúc”.

 Đồng đội luôn có nhau, sẻ chia, chung lưng, chia lửa: “ Giấu sốt mình vẫn hành quân

Thương mình cậu mang vác nặng

Về nơi dừng chân binh trạm

Không nghỉ, cậu lại chăm mình”

Trên đường hành quân, có biết bao nhiêu hình ảnh,  đẹp về hình thể và đẹp về tâm hồn, được tác giả tốc ký ngay vào trang nhật ký có sẵn trong hành trang người ra trận:

 “ Đại đội xe toàn gái

 Hương bồ kết xanh xao Đường dài với trăng sao…”.

 Cái đẹp bình dị nơi chiến trường bom đạn:

 “ Áo nguỵ trang cỏ úa

Chở lương thực, chở quân

Đi xuyên rừng xuyên núi

Xuyên cả thời thanh xuân”

 Rất đặc sắc khi ngôn ngữ điện ảnh được tác giả sử dụng thành thạo. Đọc mà ta thấy như có thước phim đang quay:

 “Em theo chồng xuống chợ

Thảo quả sa nhân nằm trên lưng ngựa

Gái núi

Xuống chợ

Rạng rỡ.”

Viết về Bộ đôi đường ống Trường Sơn:

 “ Có gùi xăng vượt “trọng điểm”

Thùng phuy sông suối thả trôi

Mới hiểu xăng dầu như máu

Vắt từ xương thịt mồ hôi”. Và: “ Hiểm nguy mưa rừng gió chướng/Thần kỳ  từ những bàn tay”.  Người lính, đối mặt với bom đạn, hiểm nguy thì gan góc, xung phong nhưng trước cái đẹp, trước những giai điệu yêu thương của đời thường thì rung động với cảm nhận tinh tế. Khi nghe hát Then:

“ Đàn tính reo suối nhạc

Then gieo lời mùa vàng

Đắm trăng tròn vòng bạc

Thắt lưng xanh, áo chàm” Và

: “Then con mắt biết nói

Em nụ cười trăm hoa

Mắt nghiêng theo câu hát

Đêm cháy lòng hai ta”.

 Với tiếng chiêng Mường thì sự liên tưởng thật là thơ:

 ‘Ấm tiếng gọi đại ngàn

Giọng trầm vang thác đổ

Vui tiết tấu nhịp nhàng

Buồn êm đềm sâu lắng”

hay: “ Đây giai điệu ngọn lửa

Hay tiếng lòng thân thương

Nâng bước người mở lối

Nhắc con trai đất Mường”. Có khi là tiếng reo của tác giả trước cảnh thiên nhiên gần gũi:

 “ Chim chìa vôi nhảy sóng

Giỡn thảm xanh mướt xanh”

Lại còn nghe được tiếng lúa:

 “  Lúa thì thầm con gái Ngẩn ngơ gió vòng quanh”. Mỗi vùng đất anh đi qua đều có tâm hồn: “ Buồn vui qua bao thay đổi ... Day dứt một thời chưa xa”. Xuyên suốt tập thơ là những nỗi nhớ, niềm thương rất Người của người con xa nhà. Nhớ về quê hương: “ Âm âm vọng mãi trong con” Và nhớ gia đình: “ … Tiếng hát lời ru thao thiết mẹ hiền”, nhớ người yêu: “ Lời con tim không giấu được đâu”. Nỗi nhớ ấy đã tiếp thêm lửa cho chiến trường: “ Ngày mai dũng mãnh công đồn giặc”.

Gấp lại tập thơ Đất nước hình cánh cung” của nhà thơ Chung Tiến Lực trong lòng ta ngân rung nhiều cảm xúc khó viết bằng lời. Chất lính xen chất tình của người lính trên đường ra trận được nhà thơ phác hoạ sinh động, đẹp như một bài thơ qua những ngôn từ giản dị mà sâu lắng vừa gợi vừa gây xúc động lòng người.

 

Nga Sơn- Thanh Hoá

 

Vũ Tuyết Nhung
Số lần đọc: 879
Ngày đăng: 02.01.2021
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Chỗ của THƯỢNG thơ - Vũ Trọng Quang
Bóng dáng của một thời và thông điệp vượt thời gian Về bài thơ “Tàu điện đêm” của Nguyễn Nguyên Bảy - Nguyễn Anh Tuấn
"Hoa Cỏ Lau" _ Hành Trình Hoa Của Nhà Thơ Trương Vạn Thành - Vũ Tuyết Nhung
“Đinh Xăng Hiền “Sự im lặng của kẻ rình mồi - Mai Bá Ấn
Nhặt lá mà thương duyên phận mình.Tập thơ tình của một người lính - Hoàng Thị Bích Hà
Bình thơ Van Em của Nguyễn Hàn Chung - Trần Hạ Vi
Vài cảm nhận khi đọc “Thăm bạn” của Đồng Thị Chúc - Đặng Xuân Xuyến
Bàn thêm về cái “Kết phim” và cái “Đuôi phim” - Nguyễn Anh Tuấn
Nhận định về thơ Bùi Hoàng Linh - Hoàng Thị Bích Hà
Cảm nhận ngắn về bài thơ “NÓI VỚI MẸ - MÙA XUÂN” - Đặng Xuân Xuyến