Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.384 tác phẩm
2.747 tác giả
792
116.677.580
 
Tâm và tâm thức thiên tài
Triệu Từ Truyền

     Có thể hiểu tài trí là khả năng lớn của duy lý,của khoa học,còn tâm thức là thuộc tính chính của tâm linh,của trực cảm.Và Nguyễn Du muồn mỗi người nhận rõ:”Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài” dù ở bất kỳ thời đại nào.

 

     Trong tiểu dẫn của bài thơ Long Thành cầm giả ca,Nguyễn Du có viết:”…tôi không biết là ai,duy nghe tiếng đàn thì có vẻ quen quen nên động lòng thương …” ”…than ôi!Người ấy sao đến nỗi này.Đời người trăm năm,vinh nhục buồn vui ,thật không lường được…”Biểu hiện “chữ tâm “của Nguyễn Du chính là ở chỗ “động lòng thương này.

 

      Ngoài 20 tuổi,một lần về kinh thành thăm người than,Nguyễn Du nghe được tiếng đàn của một thiếu nữ,vốn là nữ nhạc trong cung đình nhà Lê.Gần 50 tuổi,trong chuyến đi sứ sang Bắc(Trung Hoa),dừng lại ở Thăng Long,được nghe lại tiếng đàn:Khoan như gió nhẹ qua rừng tùng/trong như đôi hạc kêu trong đêm/mạnh như tiếng sét đánh tan…Nhưng cô gái xưa đã ở tuổi tàn phai:tôi về Nam đến nay đầu bạc hết/thì lo gì người đẹp nhan sắc chẳng suy tàn/đôi mắt nhìn trừng trừng luống tưởng tượng/khá thương đối diện mà chẳng biết nhau…”

 

      Chữ tâm không phải cấu tạo bằng ý thức,cũng không phải hệ quả của tài trí.Do đó hành vi làm tròn nhiệm vụ,làm tốt trách nhiệm của một viên chức không hẳn là xuất phát từ chữ tâm.Nó chỉ là ý thức hiệu quả công việc,kết quả đào tạo của xã hội.Ai đó chưa làm tốt chức trách của mình,lạm dụng chứa vụ để trục lợi là do suy thoái về nhân cách.

 

       Câu chuyện của Nguyễn Du trong bài thơ Long Thành cầm giả ca nêu trên là đặc trưng cho chữ tâm.Chữ tâm là bản chất hoàn chỉnh của loài người.NỗI rung động,lòng thương cảm không xuất phát vì lý do chính trị,kinh tế hay tôn giáo nào đó.Nó cao hơn gấp bội,so với biểu hiện của “một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”.Nhân tâm phải là “thương ngườI như thể thương thân”(Nguyễn Trãi)Tình thương ấy không định kiến,không vụ lợi,không cạnh tranh.Nhân tâm theo Nguyễn Du còn là động lòng xót thương trước tình cảnh éo le,thân phận chìm nổi,trước ngườI thế yếu,kẻ bần hàn…

 

       Như vậy chữ tâm không đóng khung trong mỗi thực tại,không vì giới hạn thời gian,không gian nào đó.Nó thuộc lĩnh vực tâm linh.Muốn cảm nhận được chữ tâm,không thể dung phương pháp của lý tính.Chỉ có tâm thức mới tiếp cận được chữ tâm.Làm người cho đúng nghĩa,ai cũng có chữ tâm,tâm là bản năng của sinh vật cấp cao,nhưng chữ tâm hoang sơ này vẫn dẫm chân tại chỗ suốt dọc hàng triệu năm từ khi có loài người.Loài người chỉ mải mê phát triển tư duy,phát triển tài trí để chinh phục,dẫn đến tàn hạI thiên nhiên,diệt chủng các sinh vật khác,đồng thời cũng chia rẽ loài người theo chủng tộc,tín ngưỡng,giai cấp..để tàn sát lẫn nhau.Chỉ một ít nhà hiền triết,những nhân tài chân chính mới chăm lo phát triển tâm thức,làm chữ tâm phong phú,đa dạng hơn.Song phải chăng vũ trụ này cấu tạo chỉ có 10% ánh sáng,còn lại là do bóng tối thống trị,nên nhân tâm cấu tạo xã hội cũng ít ỏi như thế!Thế kỉ 20,khoa học chứng minh có những vật thể không phải sóng,cũng không phải hạt, mà dường như chúng vừa là  cái này vừa là cái kia.Thuyết lượng tử đã khẳng định mỗi hạt được dẫn dắt bởi một sóng(nguyên tử hydro),ngược lại mổi sóng lại kéo theo một hạt(ánh sáng).Tâm thức có thể thấy trước khoa học nên không võ đoán hạt là hạt,sóng là sóng như trước khi thuyết lượng tử hình thành.Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn có lờiI ca:”Cơn mưa là nắng vô thường…”.

 

       Nguyễn Du có nhắc lại sự kiện trong thực tại lịch sử như :cô gái đàn nguyệt cầm từng ở trong cung vua nhà Lê,hoặc các quan nhà Tây Sơn vung thưởng bạc vàng khi nghe đàn…không phải Nguyễn Du hoài Lê,hay nuối tiếc Tây Sơn như suy luận của tài trí.Ở đây,thi hào Nguyễn Du tiếp cận sự kiện bằng tâm thức và nó chỉ là hình tượng phản ánh nhiều thực tại.Cô gái ấy đàn hay nhất vì ở trong đội nữ nhạc cung vua ( giống như khái niệm công chúa luôn là ngườI đẹp nhất ) được mến mộ tài năng nhất(vì được ban tặng bạc vàng của phe đắc thắng ) thế thôi !.Có thể công bố thẳng thắn rằng đối với các thiên tài văn học,nghệ thuật : thi sĩ,nhạc sĩ,họa sĩ,…từ xưa đến nay,họ chưa thật sự là thần dân của ai cả.Hiếm ai nói lên điều này vì không muốn lên án tử hình cho chính mình suốt các triều đại chuyên chế . Mãi đến thế kỷ 20,có một nhà văn Mỹ đã viết : ”Tôi viết văn để loại ra nguy cơ chính tôi là một kẻ thống trị hoặc xóa đi một tên bị trị”. ( Henry Miller )Các thiên tài văn hóa không bị ai nô dịch nổi,dù đó là Thành Cát Tư Hãn,César,Napoleon…Họ sống với thân xác giới hạn,nhưng tâm thức họ là vô hạn.

 

      Tâm thức mới có thể nắm bắt vô số thực tại chồng chất hỗn độn bên nhau.Tâm thức mới hình dung nổi không gian nhiều chiều.Tâm thức mới phát hiện được “hạt của Chúa” trong vật lý các hạt hạ nguyên tử.Chắc chỉ rằng dù có tốn hàng chục tỉ USD để tạo ra thiết bị tìm hạt nhỏ cuối cùng cấu tạo vũ trụ,tài trí cũng sẽ bất lực thôi ! Bởi vì nhỏ hay lớn cũng chỉ là ảo giác,do những thiết bị chủ quan đo đạc.Nên tiếp cận vũ trụ bằng tâm thức để nâng cao chữ tâm ở con người.Chữ tâm và hạnh phúc luôn tỉ lệ thuận với nhau !

 

       Nguyễn Du viết : ”Ba trăm năm sau,có ai khóc Tố Như không ? ” không phải chỉ nói vế sự đồng cảm,về tìm tri âm dọc chiều dài lịch sử,mà Nguyễn Du muốn thông điệp đến thế hệ sau:Nguyễn Du không quan tâm ở một giai đoạn lịch sử,thế thì thế lực nào chi phối,thế lực nào bị chi phối có ý nghĩa gì đối với Nguyễn Du đâu.Chỉ muốn tấm lòng,cái tâm mình được chia sẻ.”Chữ tâm kia mớI bằng ba chữ tài”.

                                                                                                     

6-2004

Triệu Từ Truyền
Số lần đọc: 3189
Ngày đăng: 27.12.2005
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Đi tới... - Vũ Trọng Quang
Truy Phong "MỘT THẾ KỶ- MẤY VẦN THƠ" – Bài thơ chấn động dư luận một thời. - Trần Hữu Dũng
Lấn chiếm vĩnh hằng trong thơ Yves Bonnefoy - Triệu Từ Truyền
Thi sĩ NGÔ KHA trung thực một đời thơ - Võ Quê
Những cây bút trẻ Tp Hồ Chí Minh mươi lăm năm trở lại đây. - Trần Thanh Giao
30 Năm sáng tác văn học Tp Hồ Chí Minh - Trần Thanh Giao
Kỷ niệm 240 năm sinh đại thi hào dân tộc Nguyễn Du :Giả thiết về cái chết của tác giả Truyện Kiều - Trần Ngọc Vượng
Nhân Ngày Hội Thơ Việt Nam( Rằm tháng Giêng năm Giáp Thân) : ĐỐI THOẠI VÀ CHUẨN MỰC THI CA - Võ Tấn Cường
Những thông tin chính thức của chính tác giả về Bài thơ Kỷ vật cho em của Linh Phương - Linh Phương
Ba tác phẩm vừa được tái bản của NHÀ VĂN TRIỆU XUÂN - Ngô Thanh Hương