Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.384 tác phẩm
2.747 tác giả
828
116.682.314
 
Cám ơn mùa xuân
Triệu Từ Truyền

Cõi người ta xác định trái đất đi hết quỹ đạo bao quanh mặt trời là 365 ngày, 90 ngày đầu tiên của chu kỳ ấy là mùa xuân. Khái niệm này chỉ mới xét ở chiều thời gian, một trong bốn chiều không gian mà thôi. Vậy mùa xuân trong ba chiều không gian còn lại được diễn tả ra sao? Thi hào Nguyễn Du viết: cỏ non xanh tận chân trời/cành lê trắng điểm một vài bông hoa.

Mùa xuân phủ xanh hành tinh, nói lên tự tính của trái đất, mùa xuân trổ hoa dẫn đên kết trái, quy luật của sinh tồn. Vậy mùa xuân là mùa phục sinh đích thực: Mùa xuân tan chảy thành dòng/trào tuôn mê mải tây đông đôi bờ.

 

Hai câu lục bát trên muốn khái quát mùa xuân trong không gian? Với các dòng sông dài của đại lục mang nguồn nước tuyết tan từ đỉnh núi cao xuống hạ lưu rồi hòa vào biển rộng, và trước đó bồi đắp phù sa cho ruộng đồng hai bên bờ, dòng chảy tách chia cho cả hữu ngạn lẫn tả ngạn .Trong tiếng Anh có từ spring vừa có nghĩa mùa xuân , vùa có nghĩa dòng suối. Vậy nguồn sống chính là mùa xuân, vì suối còn là nơi bắt nguồn, suối giúp dòng chảy cho sông, nên mùa xuân cũng mang ý nghĩa trôi chảy.

 

Mùa xuân cũng là cột mốc, ghi dấu dòng chảy của thời gian. Giữa hai mùa xuân mỗi người có một tuổi, tương tự như giữa hai cột cây số con đường có một km. Dựng cột mốc để đánh dấu tiến trình. Tiến trình của cây lúa là cho hạt.Tiến trình của lich sử là hình thành chế độ dân chủ.Tiến trình của văn minh là không có điểm dừng.

 

Phải chăng thời gian trôi chảy như Newton quan niệm: “ thời gian tuyệt đối, đích thực, có tính toán học, tự chảy theo tự tính của nó là đều đặn và không liên quan gì đến bất cứ vật nào”? Thế kỷ 18 và 19, với hệ quả của cơ học Newton thế giới chứng kiến những thành tựu vĩ đại của khoa học và kỹ thuật, giúp loài người hưởng thụ những tịên nghi vật chất chưa từng có so với hàng ngàn năm trước đó. Nền tảng triết học của Newton là sự tách rời giữa cái tôi và thế giới bên ngoài, mọi người tin rằng có thế giới được mô tả khách quan, không lệ thuộc vào người quan sát. Vì vậy học thuyết xã hội cũng cố gắng xây dựng xã hội phát triển theo quy luật khách quan đễ có công bằng và phồn vinh khắp hành tinh xanh. Song, đến nay ai cũng nhận thấy việc gì cho rằng thực hiện khách quan nhất,thì chính việc ấy  lại rơi vào chủ quan cùng cực.

 

Ba thập kỷ đầu của thế kỷ 20, đã phủ định thế giới quan Newton.Với thuyết tương đối của Albert Einstein: không gian không phải ba chiều, và thời gian không phải là thực thể độc lập. Không gian và thời gian tương tác lẫn nhau, hòa nhập vào nhau, hình thành thực thể bốn chiều, không-thời gian. Theo cách nhìn đổi mới này, cột mốc trên dòng chảy thời gian và mùa xuân được cấu trúc ra sao?

 

Con người dù ở bất kỳ nơi đâu, vào thời điểm nào trên hành tinh xanh, đều một cảm nhận về mùa xuân. Mùa xuân là cột mốc ghi dấu trưởng thành, là mùa vui chơi sau thu hoạch, mùa của thiên nhiên tươi đẹp, mùa của hôn phối và sinh sôi …Như thế đủ minh chứng mùa xuân là thể hòa nhập giữa không gian và thời gian, giữa nội giới và cõi ngoài, giữa con người và vũ trụ. Người xưa nói người con trai trồng hoa lan không mùi thơm vì người con trai ấy không có tấm lòng. Ngày nay chủ vườn ngoài bón phân, còn biết cho cây nghe nhạc để chống sâu bệnh, và được quả ngon hơn.

 

Không ai ngạc nhiên khi Tết Tây không cùng ngày với Tết ta, Tết Việt Nam cách Tết Lào gần hai tháng. Bởi vì làm sao thật sự có một góc vuông trên bề mặt cong của trái đất. Không gian mùa xuân của đất nước Lào lệ thuộc vào tâm thức thời gian của người dân Lào. Và mặt khác, hoa đào nở, hoa mai nở trong vườn người dân, tác động mùa xuân vào lòng người sống trong không gian Viêt Nam. Nhà vật lý Heisenberg nói rất hay: “ Khoa học tự nhiên đúng hơn là một phần của tiến trình tương tác qua lại giữa tự nhiên và ý muốn của chính chúng ta.”

 

Hiện nay thuyết lượng tử và thuyết tương đối đang giúp con người chữa bệnh,chinh phục vũ trụ, liên lạc qua internet, sản xuất điện nguyên tử.v.v..Rất tiếc những quan điểm hiện đại này chưa thể hiện trong chính trị, ngoại giao, xây dựng xã hội và phát triển kinh tế toàn cầu.

 

Nếu hiểu thuyết lượng tử, cái đúng nào cũng xuất hiện qua xác suất, nên không có cái duy nhất đúng, nhiều cái gần đúng thì chính xác hơn. Nếu hiểu thuyết tương đối , không ai dám độc quyền chân lý, vì chưa có tư duy khoa học thực nghiệm nào động não bằng với tốc độ ánh sáng. Tuy nhiên khã năng tri kiến bằng tâm thức vượt xa tốc độ ánh sáng nhất định sẽ được các nhà khoa học vận dụng.Trong thế kỷ 21, sẽ có mô hình kết hợp được thuyết lượng tử và thuyết tương đối để làm công cụ tri kiến. Do vậy, trong mùa xuân mới này, nên quên đi cách nhận thức tự hào với triết học duy lý , xã hội học ảo tưởng và kinh tế học độc quyền, cũng như quên đi không có hạt hạ nguyên tử có khối lượng bất biến,cô đặc vậy. Nhiều nhà vật lý đang chứng minh có ít ra là ba hoặc bảy vũ trụ nữa kết cấu bằng những chiều không gian khác. Hawking, bác học nổi tiêng với thuyết Bigbang, nói: “tôi không biết tôi trên trái đất náy là hình hay là bóng của tôi trên kia”

Mùa xuân hội đủ những đăc trưng của nhận thức hiện đại. Nụ hoa trổ trên cành của cây lê, không nẩy trên lá, cũng như electron chay trên quỹ đạo, không thể đi ra ngoài, mà chỉ có thể nhảy từ quỹ đạo này sang quỹ đạo khác, cũng như nụ hoa nẩy từ cành này sang cành khác. Nụ hoa lớn dần để trổ hoa, nhưng không ai chắc nụ nào cho hoa , nụ nào héo rữa. Nhìn một cây ăn trái, không có nhà nông học nào cam đoan còn được bao nhiêu quả, chỉ có

thể biết được xác suất cho quả bao nhiêu phần trăm.

 

Mùa xuân còn là hệ quả của tương tác tri thức và tự nhiên, do quan sát vận hành của hệ thái dương, chiêm nghiệm vô số lần. Người ta đã làm ra lịch, và giờ giao thừa là đường biên mong manh của ngày cuối năm cũ và ngày đầu tiên của năm mới. Từ nhận thức chủ quan, quyển lịch trở thành khách quan, đến mức ai cũng ngỡ là ngày tháng vốn có trong tự nhiên.

 

Mùa xuân còn là hệ quả của tương tác tâm thức và tri thức, tạo ra những tập tục như: ngày Tết, Thanh minh(Thanh minh trong tiết tháng ba / lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh), ngày đưa ông Táo về trời.v.v…Những tập tục này là tương tác giữa tâm linh và tự nhiên. Nếu không có “ cỏ non xanh tận chân trời”, làm sao “đạp thanh” được. Nếu không biết công ơn ông bà cho thừa hưởng giang sơn gấm vóc và những di sản tinh thần, làm sao có tục lệ rước ông bà…

 

Có lẽ đã đến lúc nên điều chỉnh khái niệm tâm linh. Với thành tựu của vật lý ngày nay khi đã tìm ra hơn 200 hạt hạ nguyên tử, với tính chất vừa hạt vừa sóng, khi cho va chạm với năng lượng cao, hạt vừa có vẻ hủy diệt được , vừa biến hóa thành nhiều hạt cùng một khối lưởng với hạt ban đầuv.v… Dẫn đến kết luân: “các hạt vật chất độc lập chỉ có trong trừu tượng, tính chất của chúng chỉ có thể định nghĩa và quan sát được trong tương tác với hệ thống khác” kết luận ấy của nhà vật lý Niels Bohr lại hết sức đồng thuận với thiền sư Long Thụ: “tính chất và sự hiện hữu của sự vật xuất phát từ những mối tương quan mà ra, tự nó không có gì cả”.Vì vậy suy cho cùng, nó là sóng không khối lượng hay là hạt có khối lương, đều lệ thuộc vào điều kiện và thiết bị quan sát, do con người chuẩn bị theo ý mình. Dó đó phải chăng tâm linh là một hiện thể khác của vật chất , cũng như sóng và hạt, cả hai đều thống nhất trong dòng năng lượng. Hay nói cách khác moi sinh thể đều có kết cấu từ dòng năng lượng tâm linh và dòng năng lượng vật chất. Có giả thiết còn cho rằng tâm linh là hệ quả của tương tác giữa ý thức (trong quan niệm cũ về vật chất) với phản ý thúc của phản vật chất, việc này còn phải nghiên cứu sâu hơn nữa mới thẩm định .

Cho đến bây giờ không nên hiểu tâm linh là thuộc tính của một đấng toàn năng siêu hình, dẫn đến hệ quả mê tín mà Tâm linh là một dòng năng lượng không lệ thuộc vào năng lương vật chất.Cám ơn mùa xuân cho những đặc trưng về nhận thức mới của vật lý hạ nguyên tử.

 

Cám ơn mùa xuân hiện thể hài hòa giữa con người và thiên nhiên, để thấy rằng khi nói về thiên nhiên cũng là nói về chính mình;

Cám ơn mùa xuân không còn chia tách vật chất và tinh thần. Mùa Xuân như một cấu trúc tiêu biểu của vũ trụ, là mạng lưới động gồm các biến cố của tự nhiên ,của tâm linh đan dệt vào nhau không ngừng;

Ai biết cám ơn mùa xuân như trên, sẽ là người bảo vệ môi trường sinh thái, sẽ từ bỏ thái độ cực đoan, chuyên quyền, không hủy diệt sinhn linh, không bạo động và tiếp sau nữa là thúc đẩy xã hôi tiến hóa cả đời sống vật chất lẫn tâm linh. Hành tinh xanh chỉ thật sự thanh bình, hạnh phúc lúc nào con người biết cám ơn mùa xuân./.

 

ATTAPEU, mùa xuân 2008

Triệu Từ Truyền
Số lần đọc: 2595
Ngày đăng: 15.12.2007
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Nguyễn Tấn Cứ - Trần Áng Sơn
Câu chuyện của tôi với nhà văn Dương Kỳ Anh - Phan Cung Việt
Gian bếp của ngoại. - Nguyễn Thị Hậu
Thu Xưa - Lê Huỳnh Lâm
Lòng tốt - Hội An
Lan man, chiều... - Thai Sắc
Một thời có bão - Trần Áng Sơn
Hũ mắm... rươi - Lê Xuân Quang
Tắm gội! - Trần Huy Thuận
Cà Mau vẫn ngát hương rừng - Trần Áng Sơn