Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.389 tác phẩm
2.747 tác giả
772
116.718.192
 
Trong vườn trúc
Trần Thanh Giao

SCL. Giới thiệu một truyện ngắn cảm động của Nhà văn Trần Thanh Giao,Khi anh gửi bài này có gửi kèm bản tiếng Anh,xin giới thiệu luôn cho những bạn đọc quan tâm.

 

Cuộc gặp bà người Mỹ tại Quán Trúc đối với tôi thật bất ngờ. Bữa đó, tôi đang lúi húi nấu cơm chiều thì có tiếng chuông điện thoại vang lên. Đầu giây kia, một giọng nói miền Bắc quen quen:

- Anh Minh phải không ạ? Em Quang đây!

Tôi reo lên:

- Vào bao giờ đấy?

- Vừa vào tới nơi ! La-ry, nhà văn Mỹ cựu chiến binh mà anh đã gặp ở Sài Gòn lần trước có gửi cho anh một lá thư. Quan trọng lắm! Anh đến ngay Quán Trúc gặp em. Em đợi đây nhé !

- Gì mà gấp dữ vậy? Bảy giờ tối được không?

- Không được! Anh phải đến ngay! Em sẽ giải thích…

Thế là cúp máy.

 

Tôi bỏ cả cơm nước, lấy xe lao đi.

Quang đợi tôi ngoài cửa quán. Đây là một quán giải khát thanh lịch, với khoảng sân rộng trồng mấy bụi trúc ngà, mỗi lóng trúc vàng óng, chạy dọc hai sợi xanh, ban đêm, những bóng đèn quả ớt, đủ màu nhấp nháy trong vòm lá. Mỗi lần Quang đưa khách vào thành phố, chúng tôi hay gặp nhau ở đây. Quang vừa bắt tay thật chặt, vừa lôi tôi đến cái bàn tròn đặt dưới một bụi trúc, cạnh bể cá bảy màu xinh xắn. Tôi hơi ngỡ ngàng, gật đầu chào một bà khách người Âu mắt xanh, gương mặt già nua mệt mỏi và mái tóc uốn đã bạc phơ. Cùng ngồi một bàn, còn có người đàn bà Việt Nam đứng tuổi, ăn mặc xềnh xoàng, đôi mắt đen lúc nào như cũng nhìn ra xa xăm… Quang giới thiệu tôi và khách:

- …Đây là bà Uyn-xơn, người mà La-ry viết thư gửi gắm cho chúng ta… còn đây là chị Lê Minh Hiển, nhà ngoại cảm, chắc anh đã nghe nói đến…

 

Tôi lờ mờ đoán ra vấn đề khi nghe tên nhà ngoại cảm này. Nhưng tôi cũng rất áy náy vì nghĩ mình sắp dính líu vào một chuyện rất tế nhị và nghiêm túc nhưng cũng hết sức mông lung.

Bà khách bắt tay thật nhiệt tình, hỏi tôi uống gì rồi mở xắc lấy ra một bức thư. Đôi mắt mệt mỏi của bà ánh lên trong khoảnh khắc tia sáng của niềm hy vọng và sự khẩn cầu. Gió chiều thổi lào xào trong vòm trúc.

 

Tôi bối rối mở thư ra đọc. La-ry viết đại ý: Bà Uyn-xơn là mẹ của E-ric Uyn-xơn, bạn chiến đấu cùng đại đội với La-ry trong Sư đoàn Tia chớp nhiệt đới. Hôm đó, một ngày hè năm 1967, đơn vị anh mở trận càn vào Củ Chi. Giao tranh ác liệt. Anh bị thương ở chân. Còn E-ric Uyn-xơn cũng bị thương, nhưng ở bụng. La-ry bò đi tìm cứu thương, sau đó ngất đi. La-ry được đơn vị cứu sống. Còn E-ric thì… mất tích. Sau hơn 20 năm tìm kiếm tông tích con mình, bà Uyn-xơn lần tới đầu mối cuối cùng là La-ry, người nhìn thấy con bà bị thương giữa trận chiến. Biết được anh mấy năm nay có quan hệ khá gắn bó với Việt Nam, bà nhờ anh giúp đỡ. Đã nhiều năm, La-ry bỏ công tìm kiếm E-ric, mấy lần sang Việt Nam, anh cũng có ý tìm, nhưng chưa ra manh mối. Bây giờ, bà Uyn-xơn đến, sự day dứt đã đến mức không còn chịu đựng nổi. Vì vậy, "trăm sự nhờ cậy vào các bạn Việt Nam!" Và dòng tái bút: Mọi chi phí, bà Uyn-xơn sẽ lo liệu chu đáo!…

 

Đọc xong thư, tôi cứ thẫn thờ, không biết nói năng ra sao, chỉ nhìn những lá trúc vàng khô cùng với thời gian rơi thành một tấm thảm dưới chân…

Bà Uyn-xơn gượng cười, lấy ra một tấm ảnh đưa tôi xem:

- Đây là E-ric.

Chàng trai trong ảnh mặc quân phục Mỹ, mũ ca-lô đội lệch, miệng nở nụ cười buồn. Bà Uyn-xơn tiếp:

- Nếu E-ric còn, bây giờ nó trạc tuổi ông Quang. Có phải không ông Quang nhỉ?

Quang gật đầu, giải thích cho tôi:

- Mọi dữ kiện vỏn vẹn có vậy. Anh em ngoài đó đi hỏi khắp nơi nhưng rốt cuộc thấy chỉ có cách là nhờ cậy chị Hiển đây. Em được giao việc này. Và em đưa bà Uyn-xơn về Thái Bình tìm chị Hiển. Chị nghe xong bảo: " Ít ỏi quá! Khó đấy ". Bà Uyn-xơn đã thất vọng… Mà chuyện này tế nhị quá. Vì bà Uyn-xơn có thể không tin "con người ăn cơm dương gian lại có thể nói trúng chuyện âm phủ". Hơn nữa, bà có thể nghi ngờ về một chuyện… lừa đảo gì chăng ? Em lúng túng quá, cố giải thích cho bà… Bà nghe xong, trầm ngâm một lúc rồi bảo: " Tôi tin rằng ở Phương Đông có thể có chuyện thần bí. Dù sao, tôi cũng đã đến đây. Hơn 20 năm nay, tôi đã làm hết mọi cách. Bất cứ cách gì, dù khó tin đến đâu, tôi cũng chấp nhận. Điều tôi cần là tìm ra hài cốt con tôi. Còn làm cách nào để tìm ra, dù là cách phi lý nhất, tôi cũng cho là không quan trọng…". Chị Hiển nghe em dịch lại, ngẫm nghĩ một lúc rồi bảo: " Để em xem ý Thánh xem có được không…". Chị mượn tấm hình E-ric, đặt lên bàn thờ Thánh tổ của chị, rồi thành kính đốt hương lầm thầm khấn vái. Bà Uyn-xơn theo dõi mọi động tác của chị Hiển, nét mặt rất chăm chú và căng thẳng. Sau đó, chị Hiển cầm hai đồng tiền trong cái đĩa cổ trên bàn thờ, gieo quẻ. Chị gieo tới ba lần. Xong xuôi, chị quay lại nói với bà Uyn-xơn: "Tình mẫu tử của bà đã động đến đất trời ! Thánh đã cho tôi giúp. Vậy thì thế này: ông nhà văn Mỹ nào đó đã vẽ cho bà cái sơ đồ chỗ ông ấy và con trai bà bị thương. Ta vào Nam, tìm đến nơi ấy, may ra tôi có thể lần dò được tin con trai của bà…". Đó là lý do bà Uyn-xơn và chị Hiển có mặt hôm nay ở đây…

 

Tôi ngẫm nghĩ một hồi rồi hỏi Quang:

- Vậy thì tôi giúp được gì trong việc này?

Quang cười, lúng túng:

- Em nghĩ… Chuyện này tế nhị quá… Cần phải có người quen biết với chính quyền địa phương. Bởi vì… một bà già Mỹ, một bà "thầy" Việt Nam… đi lang thang giữa đồng… Sẽ dễ có chuyện rắc rối… Rồi giả dụ như "thầy" tìm ra, tìm trúng… thì chuyện bốc mộ và hài cốt mang về Mỹ cũng thật chẳng đơn giản chút nào. Lại còn bọn người tham lam, cơ hội nữa…. Chúng đánh hơi thấy thì thật nguy hiểm. Ai bảo vệ tình mẫu tử thiêng liêng ? Ai bảo vệ lòng nhân cao cả chống sự tham lam độc ác. Rồi còn tình bạn vừa nhen nhóm nhưng đã tin cậy giữa chúng mình với La-ry. Phải có các anh ở đây. Nếu không e hỏng việc mất…

 

Tôi nhìn Quang, mỉm cười gật đầu và quay sang bà Uyn-xơn:

- Xin bà yên tâm, chúng tôi sẽ cố gắng hết sức mình…

.

.      .

Ít hôm sau, vào một buổi sáng sớm, đoàn chúng tôi rời thành phố, hướng về phía Củ Chi sau khi đã chuẩn bị khá chu đáo cho chuyến đi. Mấy bữa nay, trời mưa suốt, tuy chỉ mới vào đầu mùa mưa. Những đám mây nặng nề che khuất mặt trời hè nhiệt đới. Không khí ẩm ướt lùa ngược vào xe. Bà Uyn-xơn lặng lẽ quay kính cửa xe lên. Cô Hiển thì tựa đầu vào thành ghế, mắt lim dim. Mỗi lần xe xóc, cô lại mở mắt nhìn tôi, như muốn hỏi đoạn đường còn bao xa nữa. Tôi bắt chuyện:

- Cô Hiển làm việc này đã lâu chưa?

- Cũng mới mấy năm thôi anh ạ. Từ sau cái vụ em chết hụt do điện giật. Chả là năm đó xã em kéo điện về… Từ bé đến lớn, em đã biết dùng điện đâu. Lớ ngớ thế nào rồi bị…

Cô nở một nụ cười, và tôi thấy hai mắt cô bỗng trở nên dài dại. Quang ở ghế trên quay xuống nói:

- Chị Hiển, hồi chiến tranh, đi thanh niên xung phong làm đường gần Ngã ba Đồng Lộc. Bây giờ, thỉnh thoảng chị vẫn gặp và nói chuyện với mười cô gái ấy. Chị bảo: Họ đã hiển thánh cả rồi và thường giúp chị cứu mọi người trong những cơn tuyệt vọng !

 

Rồi anh kể lại cho bà Uyn-xơn nghe câu chuyện mười cô gái trắng trong hy sinh vì bom Mỹ trong khi sửa đường chi viện cho miền Nam ở Ngã ba Đồng Lộc. Cuối cùng anh không quên nói rằng chính những cô gái ấy đang giúp Hiển trong việc tìm kiếm E-ric hôm nay ! Tôi thấy bà Uyn-xơn nước mắt chảy dài qua câu chuyện.

 

Đến huyện lỵ Củ Chi, chúng tôi ghé vào Ủy ban để đón một anh cán bộ đã từng là du kích địa phương, rành rẽ địa hình tại đây mà tôi đã liên hệ được qua dây nói mấy ngày nay, sau khi hỏi dò bạn bè kháng chiến cũ.

 

Xe chúng tôi rời quốc lộ, tiến vào một con đường đất đỏ. Hai bên đường, đồng ruộng chạy dài. Mới đầu mùa mưa nhưng năn lát và cỏ dại đã bật dậy xanh um sau gần nửa năm ròng nắng hạn. Sáu Tâm - tên anh cán bộ huyện - ngồi phía trước, cầm sơ đồ do La-ry vẽ đặt trên đùi. Anh bảo xe chạy chầm chậm và bắt đầu quan sát hai bên đường. Xe chạy qua một cái cống thì Tâm đột ngột kêu dừng lại. Chúng tôi xuống xe. Tâm đứng quan sát cánh đồng, tiến tới trước chừng vài trăm mét, nghiêng nghiêng ngó ngó, phóng mắt ước lượng mọi cự ly xung quanh… Bà Uyn-xơn không bỏ sót một cử chỉ nào của anh. Và, trong ánh mắt bà, tôi đọc thấy những ý nghĩ về hình ảnh đứa con thân yêu, hơn 20 năm về trước, cũng trong một buổi sáng trời âm âm như vầy, đang dàn đội hình, lăm lăm tay súng tiến về cái xóm nhỏ nằm nép dưới những rặng trúc xa xa kia… Bỗng Tâm quay lại đi về phía chúng tôi một đoạn, rồi gọi, giọng quả quyết:

- Anh Minh, anh Quang! Chỗ này đây !

Chúng tôi chạy đến. Tâm nói, giọng xúc động:

- Đúng chỗ này! Mấy anh tham gia trận chống càn hồi đó nói chỗ này đã xảy ra giao chiến ác liệt! Sơ đồ La-ry vẽ cũng gần đúng. Còn cái cống, mấy năm nay đã làm mới lại, vì dòng kênh đã được nắn lùi xuống để lấy nước kênh Đông. Cái cống cũ nằm đúng nơi đây.

 

Tâm dậm dậm chân trên bờ đất. Quang và tôi đều đưa mắt nhìn Hiển. Hiển không nói năng gì, lặng lẽ rút nắm hương trong cái làn bằng mây cô xách theo tay và châm lửa. Nắng đã ửng. Trời đất oi nồng. Không gian không có một ngọn gió. Cây cỏ đều im phăng phắc. Bầu trời báo hiệu một cơn mưa lớn buổi chiều.

 

Hiển giơ cao nắm nhang. Mùi hương ngan ngát tỏa rộng trong không gian. Đôi mắt Hiển đứng sững, mở to, đồng tử dãn rộng ra, gương mặt trông dài dại. Tôi liếc nhìn bà Uyn-xơn. Gương mặt bà cũng thật lạ. Bà chợt rùng mình, ghé vào tai tôi nói thầm:

- Gương mặt cô ấy giống hệt gương mặt một cô gái đồng trinh.

Tôi xác nhận:

- Tôi cũng thấy thế. Đó là gương mặt của một cô gái Đồng Lộc.

… Bà gật đầu thật nhanh.

Bỗng Hiển nói giọng như vang từ xa đến:

- Tôi đã nhìn thấy anh ấy. Anh ấy ôm một khẩu súng, nằm đây…

Cô thong thả tiến mấy bước đến gần miệng chiếc cống. Và cô nói:

- Anh ấy đứng lên… Và anh ấy bị thương ở bụng, ngã xuống.

Bà Uyn-xơn kêu lên:

- Con ơi ! Đúng nó rồi ! Tôi cũng vừa nhìn thấy nó!

Bà vật vã, quằn quại như chực đổ xuống. Tôi và Quang phải vội vã đến đỡ bà. Bà rên rỉ:

- Tôi vừa nhìn thấy nó ! Các anh có tin tôi không ?

Cả hai chúng tôi đáp cùng lúc, như một tiếng vang:

- Chúng tôi tin. Hoàn toàn tin!

Hiển hầu như không để ý gì đến chúng tôi. Cô mải mê theo đuổi cái bóng mà mình nhìn thấy:

- Tôi nhìn thấy rõ gương mặt anh ấy rồi. Đúng như bức ảnh. Nhưng gầy hơn và râu ra tua tủa… Anh bị thương và anh bò đi…

 

Giữa trời nắng hanh không một sợi gió, bỗng khói hương trên tay Hiển lay động và nghiêng về một hướng trước mặt, phía cánh đồng. Rồi chẳng để ý gì đến ai, cô bước thẳng xuống ruộng, nước lấp xấp, năn lát và cỏ dại vừa lên xanh. Cứ thế, cô theo sự dẫn dắt của ngọn khói mà đi. Bà Uyn-xơn bước liền theo, chẳng kể giày dép. Chúng tôi cũng vội bước lên, nâng đỡ cho bà.

Khói hương bỗng đứng thẳng. Hiển lại dừng, lẩm bẩm: "Anh ấy mệt quá…". Một lúc, khói hương lại tỏa về phía trước. Hiển lại đi. Bà Uyn-xơn và chúng tôi, bước thấp bước cao, theo sau, chậm chạp như lần theo vết trườn đi của người lính Mỹ bị thương đang bò phía trước. Nhưng tôi chợt nhận ra một điều thật lạ: Hướng vươn tới tìm cái sống của người lính Mỹ bị thương năm đó, lại là hướng đi về cái xóm nhỏ nằm nép mình sau những vườn trúc, cái xóm mà anh đã định xách súng lên, bắn vào. Nhìn bao quát chung quanh, tôi chợt hiểu: Đó là hướng gần nhất có con Người !

 

Cuộc đi bộ băng đồng thật là vất vả và kéo dài tưởng như vô tận. Song Hiển và bà Uyn-xơn, hai người phụ nữ của đoàn, trong đó có một người chưa hề biết lội qua ruộng nước, lại tỏ ra dẻo dai hơn cánh đàn ông chúng tôi. Tôi nhận ra đúng là có một sức mạnh siêu nhiên đang giúp họ vượt qua cơn tuyệt vọng. Có lúc khói hương bay thẳng đứng rất lâu, khiến tôi tưởng dưới đất này chính là nơi E-ric đã nằm lại. Nhưng không, khói hương lại tiếp tục tỏa về phía trước. Hiển, rồi bà Uyn-xơn lại tiếp tục bước đi, bất chấp cái nóng vàng ong, oi bức khó chịu trên đầu và hơi nước hầm hập cùng gai góc đồng bùn đang cố níu lấy chân họ lại. Tôi mệt mỏi, ngước mắt nhìn lên. Trước mặt tôi hiện ra một vườn trúc xa xa và một mái nhà tranh thấp thoáng…

.

.      .

Luồn qua mấy rặng trúc lá mỏng và dài, mảnh mai nhưng sắc bén, những cành trúc la đà, mềm mại ken dày, móc rách cả vai áo bà Uyn-xơn, khói hương đưa chúng tôi trổ ra bên hông một ngôi nhà tranh nhỏ nhắn. Từ cái nắng trưa gay gắt, oi nồng, chúng tôi bước vào vùng bóng râm mát rượi của hàng trúc xanh um. Và tôi chợt ngạc nhiên, vui mừng, vì trước mắt tôi là một bà cụ già đang ung dung ngồi đan những chiếc rổ, nan vót từ thân trúc. Bà cụ dừng tay, nhìn chúng tôi, cũng không kém phần ngạc nhiên. Tôi bước tới, mở lời chào rất tự nhiên theo kiểu Nam Bộ:

- Má đươn rổ à?

- Ừ! Con đi đâu đây ?

Má ngước nhìn tôi. Đôi mắt già hiền hậu lướt qua tôi và mọi người trong đoàn, rồi ngừng lại nơi bà Uyn-xơn. Tôi thấy những nếp nhăn trên gương mặt má hiện rõ lên. Những nếp nhăn đó, tôi cũng thấy trên gương mặt bà Uyn-xơn, nếp nhăn như bị sự khắc khoải mong chờ vò đi vò lại qua năm tháng.

 

Chợt má đứng dậy, cho tay vào túi cái áo sờn gấu, vá vai, lấy chiếc khăn nhỏ ra lau mắt. Miệng má móm mém hỏi:

- Bà đây là ai ?

Sáu Tâm nhanh nhảu, trả lời vắn tắt. Nghe xong, má chợt sững lại, rồi lập cập nói:

- Mời, mời… vô nhà chơi…

Nhà cửa tềnh toàng. Cái bàn, cái ghế ọp ẹp, long chân… Cái chén uống nước sứt mẻ… Một bàn thờ đặt trên nóc tủ cũ kỹ, mộc mạc với một bát nhang và ba bức ảnh, nước thuốc đã ngả màu. Ba tấm bằng "Tổ quốc ghi công"…

 

Bà Uyn-xơn rụt rè đưa ra tấm ảnh của E-ric và nói với giọng hồi hộp trong khi Quang dịch lại cho má:

- Thưa bà, đây là con trai tôi… Bà có bao giờ nhìn thấy nó không?

Má run run đưa tay đón nhận bức ảnh, ngắm nghía giờ lâu. Tôi thấy cả người má căng thẳng, run lên. Gương mặt má bỗng nhiên biến đổi. Từ đôi mắt già, hai giọt nước lăn xuống cặp má nhăn nheo. Bà Uyn-xơn cuống quýt hẳn lên. Bà lập cập nhắc lại câu hỏi, giọng nghẹn ngào vì nỗi tuyệt vọng dồn nén hơn hai chục năm giờ sắp vỡ trào ra:

- Lạy chúa!… Bà có bao giờ nhìn thấy nó không?…

Má lặng lẽ gật đầu ! Bà Uyn-xơn run lên cầm cập…

 

Má lặng lẽ mở chiếc tủ cũ kỹ, mộc mạc, lôi ra một cái bọc nhựa. Từ bọc nhựa đó, má lại lôi ra một bọc nhựa thứ hai, và từ bọc nhựa thứ hai, lôi ra một cái gói. Mở cái gói với hai, ba lớp giấy, má lấy ra một tấm lắc và một bức ảnh. Rồi má lại lặng lẽ, hai tay đỡ nhẹ, đến tận nơi trao tất cả vào tay bà Uyn-xơn. Tôi nhìn vào bức ảnh và trong khoảnh khắc, tôi thấy rõ ràng, không thể nào nhầm lẫn, hình E-ric tươi cười chụp chung với vợ đang bế đứa con trai! Còn tấm lắc thì khắc mấy chữ ERIC WILSON. Bà Uyn-xơn hét lên một tiếng, úp những di vật ấy vào tim, rồi ngất xỉu…

 

Một lúc sau, khi chúng tôi giúp lay gọi bà Uyn-xơn, má vẫn lặng lẽ ngồi, nước mắt cứ chảy. Việc đầu tiên bà Uyn-xơn làm khi tỉnh lại là đến ôm chặt má, nước mắt đầm đìa:

- Cầu Chúa phù hộ bà ! Xin bà cho biết thêm về con tôi… Mộ nó hiện ở đâu? Bà có biết xin chỉ giùm… Cảm ơn bà, ngàn lần cảm ơn bà…

Má gật đầu… Nhưng má chưa trả lời vội. Má lặng lẽ đứng lên, đến chỗ bàn thờ. Tôi thấy trong ít phút qua mà má như đã trải thêm hàng mấy năm trời, lưng còng thêm xuống. Má rút mấy nén nhang, châm lửa thắp lên. Má đưa lên trán, khấn vái lầm thầm…

 

Rồi má gọi Quang đến, bảo dịch lời của má cho bà Uyn-xơn:

- Đây là hình của chồng tôi. Ông ấy là du kích chống thực dân Pháp, bị Pháp giết, hài cốt hiện đang chôn ở nghĩa trang liệt sĩ của huyện. Còn đây là thằng con lớn. Nó hy sinh trong kháng chiến chống xâm lược Mỹ ở Tây Ninh. Mộ phần nó cũng hiện đang được anh em xây cất chu đáo ở trên ấy.

 

Bà Uyn-xơn nghe Quang dịch, vội đến bên bàn thờ, nắm chặt lấy tay má mà nước mắt chảy dài.

Má lặng lẽ cầm xuống cái hình thứ ba, nhìn vào mắt bà Uyn-xơn:

- Đây là đứa con trai út của tôi… Nó bị mất tích trong chiến tranh. Bà có bao giờ nhìn thấy nó không? Xin chỉ giùm… Ngàn lần cám ơn bà…

 

Bà Uyn-xơn ôm chặt tấm hình người con trai vào tim, nỗi niềm tuyệt vọng của người mẹ bỗng vỡ trào ra thành tiếng nấc. Và lần thứ hai, bà ngất xỉu.

.

.      .

Sau đó, má đưa chúng tôi ra vườn trúc. Trong buổi trưa oi nồng, lá trúc mảnh mai mà sắc bén đan dầy, trùm lên khu vườn mát rượi. Một ngọn gió thổi nhẹ. Những cành trúc nhấp nhô. Lá trúc xào xạc, thì thầm. Má dắt bà Uyn-xơn đến dưới một khóm trúc già, chỉ vào một mô đất gò lên mà lá trúc rơi đầy phủ dầy qua năm tháng. Một hòn đá nhỏ, thay cho mộ bia. Má nói:

- Nó nằm đây. Chính tay tôi đã chôn nó. Chỉ có mỗi một mình tôi… Lúc đó, tôi nghĩ mình là mẹ nên chắc có một ngày, người mẹ sẽ đến tìm con…

 

Bà Uyn-xơn cắn môi, ôm chặt bà má Củ Chi. Rồi bà Uyn-xơn đổ xuống, phủ phục trên tấm thảm trúc che dầy gò mộ, cả người run lên vì nỗi đớn đau tột cùng của người mẹ.

Lâu lắm, bà Uyn-xơn mới đứng lên lau nước mắt và lúng túng rút trong ví ra một bọc tiền lớn, nhờ Quang nói giúp với má:

- Hết sức cảm ơn ! Và xin bà cho tôi mang hài cốt con tôi ra khỏi vườn trúc này…

Má lắc đầu:

- Nắm xương của đứa con út tôi, tôi chưa tìm được. Chẳng lẽ tôi lại bán cho bà hài cốt của con bà sao ?

Bà Uyn-xơn vội xua tay:

- Không, không. Mong bà đừng hiểu lầm. Tôi mong muốn giúp bà tìm ra người con út…

Má lặng lẽ lắc đầu:

- Tôi chưa tìm ra. Nhưng con tôi đang nằm ở đâu đó trên đất nước tôi. Rồi cũng có người đắp điếm mộ phần cho nó, hương khói hàng năm cho nó. Làm việc nhân đức thì sẽ để đức cho con. Ông bà chúng tôi hay nói vậy…

 

Bà Uyn-xơn bối rối, quay sang cô Hiển:

- Mong bà cầm tạm… Đây là lòng biết ơn của tôi… Và nhờ bà tìm giúp người con của bà cụ đây…

Khi Quang dịch lại thì Hiển mỉm cười, lắc đầu:

- Thưa bà, tôi sẽ tìm nếu Thánh bảo rằng sẽ tìm được… Tôi làm vì mẹ tôi đây, tôi không thể lấy tiền !

Quang chỉ vào bà mẹ Củ Chi và nói với bà Uyn-xơn:

- Người duy nhất đáng được cảm ơn là mẹ chúng tôi đây, thưa bà… Còn người con của mẹ, anh ấy sẽ nhập vào hồn thiêng của đất nước chúng tôi mà nâng đỡ con người trước những cơn tuyệt vọng…

 

Bà Uyn-xơn cắn chặt môi, mãi mà không nói nên lời. Lúc sau, lấy hết cố gắng, bà nói giọng nghẹn ngào đầy nước mắt:

- Qua chuyến đi tuyệt vời này, tôi hiểu thêm được đất nước và con người Việt Nam. Bây giờ tôi đã hiểu vì sao các ông thắng trận. Chỉ tiếc là con tôi đã mất. Nếu không, tôi chắc chắn nó sẽ là một người bạn tốt của Việt Nam.

Trời đã ngả chiều… Gió nổi lên, hứa hẹn một trận mưa xua tan cái oi bức nặng nề. Vườn trúc cong những ngọn mềm mại, dịu dàng như múa. Lá trúc thầm thì, xào xạc… Vài cái lá vàng khô xoay tròn theo gió, rơi xuống phủ trên tấm thảm trúc dầy…

 

Tháng 7-1993

 

In the Bamboo Grove

By Tran Thanh Giao

 

 

     Meeting the American woman was a complete surprise to me.  The telephone had rung while I was preparing dinner.  When I picked up the receiver, a familiar Northern accented voice echoed in my ear.

     “Are you there, Minh?  It’s Quang.”

     “When did you arrive?” I cried out.

     “Just now.  You remember Larry—the writer who’s an American war veteran?  You met him in Saigon once?  He gave me a letter for you. It’s very important.  Please come right over to Café Truc; I’m waiting for you.”

     “What’s the rush?  I’ll meet you at seven, OK?”

    “No, it’s not OK.  You need to come now, right away.  I’ll explain when you get here.”

     The line went dead.

     I gave up any idea of finishing my meal, got on my Honda and rushed to the café.    

     Quang was waiting outside. Café Truc is a classy place, surrounded by a large garden lush with elegant sasa pumilas, that bamboo whose stalks are a radiant yellow and marked with two vertical green stripes.  In the evening, flowers brilliant as chili peppers blink through the foliage. Every time Quang brings his guests to the city, we would meet in this café.  He strode over to meet me and we shook hands warmly, and then he led me to a round table set under a leaf canopy, next to an aquarium in which swam fish of seven different colors.  I was surprised to see, sitting there, an elderly, blue-eyed Western woman. Her wrinkled face was sad, and her hair was snow white.  Sitting next to her was a simply clad Vietnamese woman of middle age, her dark eyes looking off into some distance.

     “This is Mrs. Wilson,” Quang introduced the woman, “of whom Larry has written to ask our assistance.  And this is Ms. Le Minh Hien, who I’m sure you’ve heard about.”

     Hearing the name of Ms. Hien, the medium, I thought I began to understand a little.  But I was still very confused and somewhat afraid of becoming involved in something that had all the earmarks of being both sensitive, serious, and potentially dangerous.

     Mrs. Wilson shook my hand warmly, and asked me what I’d like to drink.  Then she took a letter from her bag and handed it to me.  There was a gleam of stubborn hope in her eyes. The evening breeze rustled through the bamboo. I felt seized by emotion.  I opened Larry’s letter.  This, in summary, is what I read:

     Mrs. Wilson was the mother of Eric Wilson, one of Larry’s comrades-in-arms in the Tropical Lightening Division.*  One summer morning in 1967, his unit had launched an operation against the Cu Chi area, north of Saigon.  The battle had been bloody. Larry had been wounded in the leg, and Eric was hit, at the same time, in the stomach.  Larry had crawled off, looking for a medic, and then lost consciousness.  Later, he was found and saved by others in his unit.  But Eric was never found and was listed as missing in action.  For years, Mrs. Wilson had hoped for some trace of her son, and had finally seized on Larry, who had witnessed him fall in battle, as someone who might help her find a clue.  Aware that Larry, during the past years, had made many friends in Vietnam, she asked him to do what he could.  Although Larry had tried diligently to find information about Eric each time he came to Vietnam, his efforts hadn’t been successful.  As the mother’s anguish had become unbearable, Larry felt, he wrote, “there was no other place I can turn except to count on you, my Vietnamese friends.”  He put in a postscript explaining that Mrs. Wilson would pay for all expenses.

     When I had finished the letter, I could find nothing to say.  I stared at the sasa pumilas leaves, dry and yellow with age, which carpeted the ground under my feet. 

     Forcing a smile, Mrs. Wilson handed me a photograph.

     “This is Eric.”

     The young man wore an American uniform, his cap slightly askew on his head.  A faint smile curled his lips.

     “If he were alive now, he’d be the same age as Mr. Quang. Isn’t that right, Mr. Quang?”

     Quang nodded and then turned to me.

     “We have no more leads,” he said. “Our comrades did all they could, but with no luck.  Finally, they decided the only other option is to ask for Ms. Hien’s help.  I was assigned that task. I took Mrs. Wilson to Thai Binh, where Ms. Hien lives.  After she’d heard my story, she said: ‘there’s really not much to go on. It would be very difficult.’ Mrs. Wilson was very disappointed.  Besides, all of this was very delicate, because we thought she might not believe in ‘one eating the food of the earth and reading the wishes of the spirits.’  She might think it was all a hoax.  But she listened to me thoughtfully, considered my words, and then said: ‘I understand that in the East these kind of things are taken for granted.  Since I am here, I’m ready to do anything, even if it seems ridiculous, if it will increase my chances of finding my son. That’s all that matters to me.  Even if what has to be done seems completely irrational, I could care less.’ Ms. Hien listened to my translation of Mrs. Wilson’s words. After a few moments she said: ‘Let me consult the wishes of the spirits to see if they’re favorable.’  She borrowed the photo of Eric, and placed it on the altar of the patriarch of her spirits, lit incense sticks, and said prayers.  I watched how Mrs. Wilson followed each of her gestures, her face tense with emotion and attention. When she had finished, Ms. Hien removed two coins that were sitting on an ancient plate on the altar.  She threw the coins three times, to read the wishes of the spirits.  Then she had turned back to Mrs. Wilson.  ‘Your maternal love has touched the Earth and the Sky,’ she’d said.  ‘The spirits will allow me to help you.  Here is what I intend to do.  The American writer has drawn a map of the place where he and your son fell.  It is there we will go.  Maybe there we will find some signs of your son.’  And that is why Mrs. Wilson and Ms. Hien are here to meet you today.”

     I mulled over what Quang had told me. “What can I do?”  

     He smiled, somewhat confused.  “I think…you know, it’s very delicate, so I have to find someone the local authorities know.  Otherwise…don’t you see?  An old American lady and a Vietnamese medium, wandering here and there through the fields….it’s quite possible there may be some difficulties…and suppose the medium finds something .…there’s the exhumation of the grave site and transporting the remains…all of it no easy matter. Not at all simple.  Moreover, there are always hustlers and opportunists…they may get wind of what’s happening, and that will be dangerous.  Who can protect this sacred maternal love?  Who can protect humanity against greed and wickedness, eh?  And the friendship between us and Larry, although it has just recently blossomed, has already given rise to such trust on his part…”

     I looked at Quang and simply nodded my head, to indicate I’d do what I could.  “Don’t let any of it worry you.  We’ll do our best.”

    

                                                ***

 

          Some days later, in the early morning, our group left the city and headed for Cu Chi. It was raining intermittently, though we were only at the beginning of the rainy season.  Heavy clouds darkened the tropical summer sky.  Dampened air blew into the car, and Mrs. Wilson silently raised the window. Ms. Hien leaned her head back against the seat, her eyes half-closed.  Each time we hit a bump, she opened them wide, looked at me, and asked how much further we had to go.

     “How long have you had your ability?” I asked her, to make conversation.

     “Actually not long.  Only a few years.  It happened after I received an electrical shock that nearly killed me.  It was just after our village got electricity for the first time, and I knew nothing about it.”

     She smiled and her eyes went distant.  Quang, in the front seat, turned around.

     “Ms. Hien was in the Youth Volunteer brigades during the war, working to keep the Dong Loc crossroads open during the bombardments.  Now she is visited by and speaks with those ten young girls.  According to her, they have all become saints and assist those who have fallen into despair.”

     He told Mrs. Wilson of the famous ten virgins who were all killed by an American bomb while they were working on the Ho Chi Minh Trail, at Dong Loc crossroads, and then told her these were the same girls who would now help Ms. Hien look for Eric. Quang.

     When we arrived at Cu Chi, we picked up a former local guerilla cadre who knew every inch of this territory by heart.  I’d contacted him by telephone several days before.

     Our car turned off the national highway, onto a red clay road. On both sides of us rice fields went as far as the horizon.  Even though the rainy season had just begun, reeds and wild grass were already verdant, after half a year of drought.

     The cadre, Sau Tam, sat in front with Larry’s map on his knees.  He told the driver to slow down, and began to cast glances left and right.  We went over a culvert, and he immediately ordered the driver to stop.  We got out, and Tam stared at the fields, walked forward a few hundred meters, and then looked left and right, measuring distances with his eyes.  Mrs. Wilson’s gaze was fastened to his every move.  In the gleam of her eyes, I perceived the image she must have been seeing of her son who, on a morning many years ago, was moving in line with other soldiers, a rifle in his hands, pointed towards the grove of sasa pumilas at the end of the field…Suddenly, Tam spun around and as he started walking back towards us, cried out: “Comrade Minh!  Comrade Quang!  It’s here!  This is the very place!”

      We ran to him.  Tam’s voice was filled with emotion.

     “I’m sure it’s here.  The comrade who fought this battle reported that a bloody encounter had happened right here.  Larry’s map confirms it.  And the culvert has been moved over the last few years as the canal’s course was diverted to allow a flow of water from the Dong canal.  But the old canal was definitely here.”

     He kicked the ground to mark the place.  Quang and I looked at Ms. Hien.  But she said nothing, only took a handful of incense sticks from her straw bag and lit them.  The rain had stopped and the sun was scorching now.  There wasn’t a breeze in the air, and the leaves and blades of grass stood fixed and motionless.   

     Hien raised the bundle of incense sticks.  Their scent tinged the air. She stared at the horizon.  Her eyes widened slightly.  Their pupils grew larger, making her face look somehow like the face of a dead woman.  I squinted at Mrs. Wilson.  Her face was also transformed.  Then I saw her shudder slightly, as if she were awakening from a coma.  She stepped up and muttered to me:

     “Her face looks like the face of one of those virgin girls Quang told me about.”

     “That’s it!” I agreed. “She has the face of one of the Dong Loc girls.”  

     Mrs. Wilson nodded silently, her gaze still fixed on Hien.  Suddenly, Hien’s voice boomed out hollowly, as if it were coming from someone else.

     “I see Eric.  I can see his face clearly; it is just like the one in the photo.  But he is thinner, with a scraggly beard and moustache.  He has a rifle in his hands, and he’s lying down right here…”

     She slowly stepped over to the culvert.

     “He stands up…he’s shot in the belly…he falls down.”

     Suddenly Mrs. Wilson let out a shriek.  “My son!  It’s him!  I saw him!”

     Then she seemed to collapse inwards on her self; her face going pale.  Seeing her swaying from side to side, Quang and I rushed to help her. 

     “I just saw Eric,” she muttered, as if in much pain.  “Do you believe me?”

     “Oh, yes!” both of us said at once. “We believe you!”

     Hien was still in her “special world” and didn’t pay any attention to anything happening around her. She was deep in a trance, devoted to pursuing the shadow she had perceived.

     “He’s wounded.  He’s still crawling…”

     There wasn’t a single gust of wind under that burning sun.  Suddenly, the tendrils of smoke from the incense sticks in Ms. Hien’s hands turned and began to float towards the fields. Ignoring us, she followed the smoke, wading into a thin layer of paddy water luxuriant with wild grass and reeds. Mrs. Wilson was right behind her.  The rest of us had to hurry to catch up to them.   At once the smoke stopped. So did Ms. Hien, whispering: “He is exhausted….”  In a while the smoke began floating forward and Ms. Hien walked on. Along with Mrs. Wilson, we stumbled behind, as if we were following in the traces of an American soldier crawling in front of us.  I was struck by something strange: the direction we were taking was leading us to a small hamlet lying in the grove of sasa pumilas; it must have been the hamlet Eric and his comrades had had as their objective.  As I looked around, it dawned upon me that this would be the nearest place one would find another human being.

     Wading through that water was tiring and seemed to go on endlessly.  But Mrs. Wilson and Ms. Hien, two members of the so-called weaker sex, were showing themselves to be more enduring than we men, even though one of them had no experience in walking though a flooded paddy.  A supernatural force was driving them forward.  At times, the tendrils of smoke would stop and hover in the air, remaining fixed long enough to make me believe that Eric was buried right at that spot, beneath our feet.  But nothing of the kind!  Once again it drifted forward.  Ms. Hien, and after her Mrs. Wilson, pressed on, in spite of the oppressive heat of the sun burning in the air above our heads, the warm muck which seized our feet, the wild grass full of thorns. Exhausted, I raised my head and saw in front of me a grove of sasa pumilas and, less clearly, a small house in the distance.

 

                                       ***

 

     Bent over, we edged our way through the stalks of bamboo, with its soft but sharp leaves and their stubby stems, which tore holes in Mrs. Wilson’s dress.  The smoke led us to one side of the small house.  From the unbearable heat of the day, we suddenly found ourselves in a cool and comfortable area, shaded by the rows of lush sasa pumilas. I was gratefully surprised to find an old woman there, weaving a basket of bamboo fibers.  She was no less surprised, and stopped working to stare at us.  I stepped forward to greet her in the natural, cordial manner of the South: “Hello, mother.  Making baskets, are you?”

     “Where are you coming from?”

     Her eyes were filled with kindness, and she stopped staring at me only to look around at the other members of our group.  When she saw Mrs. Wilson, her gaze stopped and then held, in a fierce concentration.  I noticed at that moment the deep wrinkles on her face.  They were the same wrinkles I had seen on Mrs. Wilson’s face, carved by endless months and years of anguish and hopelessness.

     The old woman got up, extracted a small handkerchief from her pocket, and wiped her eyes.  Then she asked us a question, revealing her toothless gums.

     “This lady—who is she?”

     Sau Tam answered as concisely as he could.  When he’d finished, she stopped her work.

     “Please, come in.  Please.”

     The inside of the small house was nearly bare, only furnished with an antiquated table, a chair on wobbly legs, a chipped drinking cup.  An altar had been placed on top of a cupboard, also antiquated and simply decorated with a bowl of incense sticks, three discolored photographs, and three “Gratitude of the Fatherland” certificates.

     Hesitatingly, Mrs. Wilson took out Eric’s photo and showed it to the Cu Chi mother.*  In a voice heavy with emotion, she asked through Quang’s translation: “Madame, this is my son.  Have you ever seen him before?”

     The old woman took the photograph with trembling hands and looked at it for a long time. Tears began to trickle onto her wrinkled cheeks. Mrs. Wilson became visibly agitated.  She repeated her question, her voice freighted with the over twenty years of despair that she must have felt was about to be lifted.

     “Thank God.  You’ve seen him, haven’t you?”

     The old woman gave a silent, confirming nod.  Mrs. Wilson trembled more.

    Still without a word, the woman opened the cupboard and removed a plastic cover, and from it extracted an envelope.  In it was a packet wrapped in two or three sheets of paper.  She opened them to reveal a photo and a nametag.  Holding them gingerly, she walked over to Mrs. Wilson and handed them to her.  I looked at the photo and recognized Eric instantly.  He was smiling broadly, standing with his wife, a baby in her arms.  The nametag read ERIC WILSON.  Mrs. Wilson uttered a cry, clasped the relics to her breast, and fainted.

      As we tried to revive her, the old woman remained seated and silent, tears streaming down her cheeks.  No sooner did Mrs. Wilson regain consciousness than her first gesture was to embrace the other mother.  Her face also was bathed in tears.

      “God bless you.  Please tell me about my son.  Where did he fall?  If you know, would you be kind enough to show me?  I thank you, I thank you from the bottom of my heart.”

     The old woman nodded.  But she still said nothing.  In her silence, she rose and went to the altar again.  I had the impression that the last few minutes had aged her many years; she seemed even more bent over now.  Gathering some incense sticks into a bundle, she lit them, raised them to the level of her forehead and murmured her prayers.

     Afterwards, she went to Quang an told him to translate what she was about to say to Mrs. Wilson:

     “This photo is of my husband.  He was a guerilla fighter against the French colonialists, who killed him.  His remains are now in the War Heroes Cemetery.  This one is of my eldest son.  He died for the country in the war against the American aggressors, in Tay Ninh.  His comrades erected a beautiful tomb for him there, and take good care of it.”

     Mrs. Wilson listened intently to the translation, stepped to the altar of the ancestors and took the old mother’s hands in her own, and began to weep again.  Looking at her, the woman took down the third photograph.

     “This is a picture of my youngest son.  He was reported missing in the war.  Have you seen him anywhere?  Do you know where his tomb is?  Show it to me and I’ll thank you and be deeply grateful to you.”

     Mrs. Wilson placed the photograph of the young Vietnamese against her heart.

 

                                                           ***

 

 

     The old woman led us into the bamboo grove.  Under the burning noonday sun, the leaves of the sasa pumilas, soft but sharp, enveloped the grove in freshness, while the stalks swayed and righted themselves and the leaves fluttered and fluttered.  She took Mrs. Wilson to a clump of very old bamboo and there pointed to a mound of earth that,  over the passage of time, had become covered with a thick layer of leaves.  A small stone served there as a memorial.

     “Here Eric rests,” the Vietnamese mother said. “I buried him myself.  I’m a mother and I hoped that one day another mother would come to find her son.”

     Mrs. Wilson bit her lips and embraced the other woman tightly.  Then she fell onto the earth, on the thick carpet of sasa pumilas leaves that completely covered her son’s grave.  Her entire body shivered as if from an immense internal pain.

     After a time, she stood again, wiped her eyes, and with something like embarrassment, took a large packet of money from her bag.  She asked Quang again to speak to the mother on her behalf.

     “I can’t thank you enough for this.”

     The old woman shook her head.  “I have not found the remains of my own youngest son.  How can I sell your son to you?”

     Mrs. Wilson waved away what she thought was a mistake. “No, no, please don’t misunderstand me.  I’m anxious to help you find your son also.”

     The Vietnamese mother shook her head again.  “I have not yet found him, but I know my son is buried somewhere in the earth of my country.  There will always surely be someone who will build an altar for the peace of his soul and burn incense sticks to it, all the year round.  ‘If one does good, one is repaid in kindness,’ our ancestors said.”

     Confused, Mrs. Wilson turned to Hien.  “Would you please accept this…and please help this mother to find her son.”

     After Quang had translated, Ms. Hien smiled and shook her head also.  “I’ll find him, madam, if that is the wish of the spirits.  I’ll do it for the sake of my mother here.  I can no accept any money.”

     Quang pointed to the Cu Chi mother.

     “The only person to thank is our mother here.  As for her son, he will be incorporated into our sacred fatherland, to come to the assistance of human being who would succumb to distress and despair…”

     Mrs. Wilson remained lost in her thoughts for a while, biting her lip, finding no words.  When she recovered, she spoke in a voice filled with emotion.

     “I’m sorry I lost my son. But I’m sure if he were alive, he would have come to love Vietnam.”

     It was sunset.  The wind picked up, harbinger of a rain that would dissipate the suffocating heat.  In the grove, the sasa pumilas swayed softly and subtly, as if they were dancing.  Some dried and yellow leaves circled in the wind and then fell to cover the thick carpet already on the ground.

 

Translation: Tran Thanh Giao, Nam Son, Wayne Karlin

Love after war (contemporary fiction from Vietnam,Curbstone Presse, 321 Jackson Street Willimantic, CT 06226 (USA), 2003.



* The Twenty-Fifth Infantry

* In the Vietnamese, the woman is usually referred to simply as “mother,” as a title of respect, as well as a statement of fact.  I’ve used other terms as well to avoid confusing her with Mrs. Wilson.

Trần Thanh Giao
Số lần đọc: 2368
Ngày đăng: 06.04.2006
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Về Phố - Đinh Lê Vũ
Ngưòi đàn bà trên hè phố . - Nguyễn Hiếu
Con nhà sẩm - Trọng Huân
Hoa Hòang Anh vẫn nở - Trần Lệ Thường
Chuyện Hai Thiện làm nhà - Đoàn Hữu Hậu
Người thóat mộng - Đinh Thị Như Thuý
Nghĩa tử - Vinh Huỳnh
4 Truyện cực ngắn - Nguyễn Thị Thu Hiền
Dấu ấn cuộc đời - Hồ Tĩnh Tâm
Ba người đàn bà - Bích Ngân