Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.427 tác phẩm
2.747 tác giả
885
116.963.113

vanchuongviet.org

Tư liệu văn hóa nghệ thuật

tiểu luận
22.02.2011
Khi Mê Tín Được Gắn Dấu Quốc Gia - Lại Nguyên Ân
Tôi cho rằng: Mê tín là nằm trong một dãy trạng thái tâm lý nhân loại, từ “niềm tin” qua “tín ngưỡng”, đến “mê tín”; các trạng thái này tất nhiên nương tựa nhau, chuyển hóa nhau; “mê tín” có thể bị tăng tiến hay được thuyên giảm nhờ “niềm tin” được điều chỉnh; mà sự điều chỉnh ấy lại là kết quả tác động của nhận thức, của tri thức. ... <chi tiết>
21.02.2011
Thơ – Cách Tân Và Cách Tâm. - Hoàng Hưng
Không ít người nghĩ cách tân là đi tìm sự đổi mới về hình thức, về công nghệ biểu đạt. Thơ tự do không vần, thơ văn xuôi thay cho thơ vần luật, thơ tự hành (ecriture automatique), thơ “tân hình thức” (phải gọi là thơ “điển thức mới” mới đúng nghĩa gốc tiếng Mỹ cũng như đúng tinh thần của nó. ... <chi tiết>
16.02.2011
Thơ Đẹp Là Một Vận Chuyển Toàn Bộ - Trần Văn Nam
(Bài đã đăng trên Tạp chí Văn 142, Sài Gòn 1969, số chủ đề “Đường Bay Của Nghệ Thuật”. Ghi chú thêm khi coi lại vào tháng 11 năm 2010 tại Walnut, California: Nhớ khi viết bài này, tác giả chỉ cốt ý nhắc nhở kỷ niệm mà nhờ chúng đã hình thành những câu thơ trong vài bài thơ đã đăng rải rác trong các báo khá lâu ở Sài Gòn, trước năm 1964. Bây giờ gửi đóng góp bài này vào chuyên đề “Tạp chí Văn Sài Gòn trước 1975”, người viết tự thấy thật ra chỉ có một ít câu thơ gọi là “thơ đẹp”: xin ghi đậm nét vài câu thơ ấy). ... <chi tiết>
07.02.2011
Những Va Chạm Hai Mặt – Xét Từ Cảm Thức Thơ Hậu Hiện Đại - Hoàng Thụy Anh
Con đường thơ ca nhân loại ngày một dung nạp thêm nhiều giọng mới: thơ nữ quyền luận, thơ tân hình thức, thơ trình diễn, thơ thực hiện... Tự thân, nó đã thể hiện nhu cầu thay đổi, khác trước. Các khuynh hướng ấy, dù muốn hay không đã nằm trong guồng quay của cảm quan hậu hiện đại. ... <chi tiết>
02.02.2011
Những Truyện Ngắn Việt Nam Làm Liên Tưởng Đến Điện Ảnh - Trần Văn Nam
Đọc một số truyện ngắn Việt Nam, ta không khỏi liên tưởng đến điện ảnh. Người viết xin nhấn mạnh ở từ ngữ “làm liên tưởng”, thay vì viết: “những truyện ngắn chịu ảnh hưởng” từ điện ảnh. Bởi vì, những tác giả của các truyện ngắn nêu ra dưới đây chưa bao giờ khẳng định họ đã viết truyện theo phim này hay phim nọ. Chỉ là do ta có cảm nghĩ mà thôi. ... <chi tiết>
26.01.2011
Từ Thế Mộng, Thơ đời thường - Đặng Tiến
Người làm thơ, khi làm thơ, thường sống trong thế giới của mình ; khi đạt đến nghệ thuật ngôn từ, thì tạo ra một thế giới riêng, với địa đồ, phong cảnh riêng, có khi là một lãnh thổ có hiến pháp riêng. Đầu tập thơ Tôi không còn cô độc, 1956, Thanh Tâm Tuyền đã ngang nhiên công bố quy luật đó – vẫn có từ ngàn xưa. Yêu một câu thơ đơn giản, chân quê của Nguyễn Bính, dù muốn dù không cũng phải nhập cư vào thế giới của ông ấy. ... <chi tiết>
26.01.2011
Về Bản Sắc Dân Tộc Và Thơ Hôm Nay - Hoàng Hưng
Bản sắc Việt Nam 1.000 năm qua gắn chặt với “văn hóa làng”. 100 năm cuối cùng chứng kiến sự rạn vỡ của văn hóa làng trước sự xâm nhập của văn hóa “á - hiện đại” Âu Mỹ, sự cưỡng hôn đẻ ra văn hóa “tiểu đô thị nửa mùa”. Sắp ập tới thiên kỉ thứ ba, thế giới bước vào hậu hiện đại. Việt Nam bước vào hiện đại hóa chủ động mở cửa cầu hôn, ai biết được thế hệ năm 2010 sẽ nhìn cái "bản lai diện mục Việt Nam" ra sao. ... <chi tiết>
25.01.2011
Sartre Và Văn Học. 2 - Đỗ Ngọc Thạch
Thuyết Hiện sinh thực sự không phải là một thuyết vô thần theo nghĩa nó tận lực chứng minh rằng Thượng đế không hiện hữu. Đúng hơn, nó tuyên bố rằng : cho dù Thượng đế có hiện hữu thì cũng chẳng có gì thay đổi cả ; ... <chi tiết>
25.01.2011
Sartre Và Văn Học. 1 - Đỗ Ngọc Thạch
Jean-Paul Charles Aymard Sartre thường được gọi là Jean-Paul Sartre (1) là một nhà văn, nhà triết học hàng đầu của Pháp thế kỷ 20, cùng với Albert Camus (2) là đại diện tiêu biểu nhất của chủ nghĩa hiện sinh Pháp. Năm 1938, hai tác phẩm La Nausée (Buồn nôn), Le Mur (Bức tường), là những sáng tác đầu tiên của Jean-Paul Sartre và cũng là những cuốn sách tiêu biểu cho dòng văn học phi lý (3), Jean-Paul Sartre trở thành một trong những nhà văn hóa lớn nhất của nước Pháp thời kỳ này. ... <chi tiết>
23.01.2011
Milarepa - Hamvas Béla
Nguyễn Hồng Nhung dịch từ nguyên bản tiếng Hungary ( trích trong tiểu luận triết học: câu chuyện vô hình) ... <chi tiết>
23.01.2011
Vài Cảm Nhận Về Môtip “Đôi Ta …”Trong Ca Dao Tây Nam Bộ - Trần Minh Thương
Môtip (tiếng Pháp: motif), theo Từ điển thuật ngữ văn học của Lê Bá Hán - Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi, cho biết theo Hán Việt motip là mẫu đề (do người Trung Quốc phiên âm chữ motif trong tiếng Pháp), có thể chuyển thành các từ khuôn, dạng hoặc kiểu trong tiếng Việt nhằm chỉ những thành tố, những bộ phận lớn hoặc nhỏ đã được hình thành ổn định bền vững và được sử dụng nhiều lần trong sáng tác văn học nghệ thuật dân gian. (…) ... <chi tiết>
21.01.2011
Sự Tồn Tại Của Nền Văn Chương Mỹ Latinh - Phạm Quang Trung
Mở đầu Diễn từ Nobel Văn chương năm 1967 với nhan đề Tiểu thuyết Mỹ Latinh - chứng tích của một thời đại, nhà văn người Guatemala M. Asturias lên tiếng bày tỏ: “Tôi muốn đây là một hội thảo chứ không phải một dịp để thuyết trình, tức là một cuộc đối thoại giữa những mối nghi ngờ và những điều khẳng định quanh chủ đề chúng ta quan tâm” (1). ... <chi tiết>
17.01.2011
Con Đường Đi Tới Nhân Loại Của Văn Chương Mỹ Latinh - Phạm Quang Trung
Trong bài báo Dân tộc và hiện đại, khó bàn, một phóng viên có đặt câu hỏi: “Vậy, tính dân tộc và hiện đại trong văn học Việt Nam hiện nay ra sao?”. Giáo sư văn học hàng đầu hiện nay là Trần Đình Sử đã bảo: “Quá khó trả lời”. Nhưng rồi ông cũng bày tỏ mong muốn: “Văn học Việt Nam nên học văn học Mỹ Latinh. Họ không theo phương Tây - PQT nhấn mạnh” (1). ... <chi tiết>
16.01.2011
Văn học miền Nam - Thụy Khuê
Những sách biên khảo văn học xuất bản ở trong nước sau 1975, thường không nhắc gì đến nền văn học miền Nam từ 1954 đến 1975, mà thay vào đó là nền văn học được gọi là "văn học giải phóng miền Nam". Văn học "giải phóng" gồm những ai? Phạm Văn Sĩ, tác giả cuốn Văn học giải phóng miền Nam (nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội, 1975) ... <chi tiết>
14.01.2011
Thi Ca Và Sáng Tác. 4 - Khổng Ðức
Khổng Đức Dịch Chương bốn trong quyển L’Intuition créatrice dans l’art et dans la poésie của Jacques Maritain ... <chi tiết>
10.01.2011
Báo chí và phê bình văn học - Huỳnh Như Phương
Trong thế giới hiện đại, theo đà tiến bộ của khoa học và công nghệ, các phương tiện truyền thông như báo in, truyền thanh, truyền hình, internet… phát triển ngày càng mạnh mẽ. Sự phát triển này tác động đến văn học theo hai hướng. Một mặt, các phương tiện truyền thông làm hạn chế vai trò của văn học, thu hút công chúng của sách in và chia sẻ thị phần của xuất bản. ... <chi tiết>
10.01.2011
Thi Pháp Học – Lịch Sử Và Vấn Đề - Đỗ Ngọc Thạch
Từ giữa Thế kỷ 20, công việc nghiên cứu, lý luận, phê bình văn học theo tinh thần Thi pháp học là xu hướng chung trên phạm vi toàn thế giới. Ở Việt Nam, với chủ trương hòa nhập thế giới, từ sau cao trào Đổi mới 1986, đến nay chúng ta đã có nhiều điều kiện tốt để thực hiện điều này. Chúng ta đã có một đội ngũ các nhà Thi pháp học khá đông đảo. ... <chi tiết>
09.01.2011
Thi Ca Và Sáng Tác. 3 - Khổng Ðức
Khổng Đức Dịch Chương ba trong quyển L’Intuition créatrice dans l’art et dans la poésie của Jacques Maritain CHƯƠNG BA Cuộc sống tiền ý thức của tri tính ... <chi tiết>
08.01.2011
Văn Xuôi Mới Mỹ Latinh. 2 - Phạm Quang Trung
Do vậy, việc tìm đến những mẫu mực của chủ nghĩa hiện thực cổ điển trên thế giới gần như là một tất yếu đối với các nhà văn ở Tân lục địa. V. Llosa còn viết hẳn một cuốn sách chuyên về Bà Bovary – tác phẩm tiêu biểu cho chủ nghĩa hiện thực nghiêm nhặt. Ông giải thích: “Thứ nhất, tôi cảm thấy rằng Flaubert là nhà văn vĩ đại… ... <chi tiết>
08.01.2011
Văn Xuôi Mới Mỹ Latinh. 1 - Phạm Quang Trung
Vào các thập kỷ 60 đến 80 của thế kỷ XX thực tế đã xuất hiện về cái gọi là sự “ồn ào” của văn chương, đặc biệt là văn xuôi Mỹ Latinh ở hầu như khắp nơi trên thế giới. Hai chuyên gia hàng đầu về văn chương Mỹ Latinh ở Nga là V. Kuchaytsưkova và L.Oxpovat xác nhận: “Sự phồn thịnh nhanh chóng và mạnh mẽ của tiểu thuyết Mỹ Latinh vào nửa sau của thế kỷ XX đã làm sống ... <chi tiết>
Bạn đang xem tác phẩm thứ 981 - 1000 / 1588 tác phẩm