Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.384 tác phẩm
2.747 tác giả
828
116.663.696
 
Tiêu đình và tập truyện mộng du giữa ngày
Huỳnh Minh Tâm

( nhân đọc tập truyện ngắn mộng du giữa ngày  của Nhà Văn Tiêu Đình, NXB Đà Nẵng, 2009)

 

Tôi không ngờ nhà văn Tiêu Đình lại viết sung lực sung mãn như vậy. Chỉ gần 10 năm anh cho ra mắt độc giả 6 tập sách đầy đặn. Năm 1997 là tập truyện ngắn phiên toà trên cát, năm 1999 là Quế Sơn-văn hoá và thăng trầm, năm 2001 là truyện thiếu nhi Đội bóng nhí xóm mới, năm 2003 là Vùng giao thoa, năm 2006 là Đảo Robot, và cuối năm 2009 này là tập truyện ngắn Mộng du giữa ngày.

 

Có dịp đọc các tập truyện ngắn của nhà văn Tiêu Đình, xuyên suốt hành trình  lao động vất vả và nghiêm túc trên các con chữ, tôi có cảm nhận ngôn ngữ  quê hương,các hình ảnh, tập tục tập quán xứ Quảng thấm đẫm trong từng trang viết của anh. Và có lẽ chính cái gốc rễ máu thịt mê ly ấy đã nuôi nấng nâng đỡ tâm hồn nhà văn bay bổng, có sức viết, sức lan toả. Văn chương của Tiêu Đình đậm đặc chất truyền thống về cơ sở văn hoá, kết cấu truyện khá bền vững , nhuần nhị và giản dị.

 

Các câu chuyện mà nhà văn Tiêu Đình kể với bạn đọc chúng ta là những sự kiện, đề tài mới có, cũ có, đan xen nhau trong nhịp thời gian vật lý và tâm lý của các nhân vật. Nhưng dẫu câu chuyện có xãy ra ở những giai đoạn nào của lịch sử dân tộc nói chung, hoặc là lịch sử một vùng đất nói riêng, thì tự bản thân nó vẫn mang hơi ấm phập phù của cuộc sống hiện thực, hiện đại, vẫn là những dấu tích bao nỗi lo toan trằn trọc của một con người cụ thể, nhân vật cụ thể đứng trước thời buổi kinh tế thị trường nhiều biến động và dường như rập rình  sự bất ổn. Các câu truyện tập trung  vấn đề sự dao động, mất cân bằng, sự phá vỡ các quan niệm đạo đức đôi khi chưa được sự đồng tình ủng hộ của nhiều tầng lớp xã hội, cả mặt trái lẫn mặt phải, sự xuống cấp nhân phẩm đạo đức của một số “nhân vật có quyền” trong xã hội.

 

Tập truyện ngắn mới mẻ Mộng du giữa ngày  của anh vẫn không nằm ngoài những vấn đề nóng hổi trên, có tính thời sự hiện đại, tính cập nhật internet . 19 câu truyện trong tập là sự bố trí đan xen các câu chuyện về tình yêu, cái đẹp đứng trước những thách thức nghiệt ngã của thời gian và các quan niệm nhân sinh. Mở đầu tập là truyện ngắn  Hoa dủ dẻ. Đó là cây chuyện đôi người cô dơn chia sẻ nhau về những kỷ niệm tình yêu ngang trái. Nhân vật chính “tôi” và anh bạn cùng gặp nhau triâm, cùng cung bậc là gĩư trong ký ức những hình ảnh tình yêu đơn độc và buồn. Nhưng dường như cái phần tốt đẹp nhất trong mỗi con người vẫn còn lung linh đâu đó với hình tượng thơm lừng của hoa dủ dẻ,lảng vảng đâu đó giữa mùi hương dủ dẻ lừng lựng cả hoàng hôn,và,còn nhớ, buổi chiều hôm đó bầu trời xanh hơn mọi lần xanh. và hương dủ dẻ tha hồ bay. Tác phẩm là một bài thơ đẹp và buồn. Truyện ngắn Giờ chót mang nỗi nhớ nhung da diết của những người con tha hương trong những ngày tết nhứt. Bạn đọc còn tìm thấy ở đây nhiều lý do của sự nghèo khổ, sự xô bồ của cuộc sống hiện đại đã đè nặng tâm trí của hai cô gái -nhân vật chính câu chuyện. Truyện file ẩn có giọng văn hóm hỉnh , một chút hài về sự ngốn ngang, bao trái khoáy của cuộc sống thời văn minh náo nhiệt. Buồn thật buồn, cô đơn thật cô đơn. Nhưng cái đẹp vẫn tồn tại, hiện diện, lẫn khuất ở đâu đó đẫu rất mong manh và bí nhiệm. Hai câu truyện cuối của tập là những câu truyện hay. Truyện  Quà tặng của trời  là khúc ru buồn bã của tình yêu với những hệ luỵ, phiền toái, chán chường.Dẫu vậy truyện ca ngợi phụ nữ như một hấp lực, là một phần huyền nhiệm không thể thiếu của cuộc sống, mà đôi khi ai đó đã chối từ thì tác giả xem như là một sai lầm to lớn vậy.. Chất giọng truyện này thoáng, bay bổng, tuy có phần nặng triết lý, giảng giải. Sóng xao bến Rì kể về chuyện một người con gái bao năm biền biệt quê xú, bất chợt những năm tháng mùa thu cuộc đời lại quay về quê hương, về bến rì sóng xao nhắc nhở bao kỷ niệm yêu dấu, tình yêu, tuổi thơ, cái đẹp. Mô típ truyện quen thuộc, nhưng tác phẩm hay ở chỗ tác giả đã dẫn dắt bạn đọc vào thăm một vùng đất rất đẹp, rất văn hoá và nhiều tâm tình. “không thấy loại rì cây lá nhỏ, dưới nắng chỉ bám mấy chiếc rễ vào cát nóng vẫn cứ sống, cứ xanh. Cũng không thấy loại rìđuổi đan nhau dày đặc trên cát nóng, ngọn giống cái đuôi con cá đuối mẫn cán sống cùng cát  mà không bao giờ chụi để cho cát vùi lấp…” Phải chăng đó là hình tượng sức sông mãnh liệt của con người ?. Ở truyện này tình yêu chân thật, gần gũi của con gười với đất đai, cỏ cây, kỷ niệm được nuôi nấng, bồi bổ. Văn giàu hình ảnh, nhân văn và cảm động.

 

Còn truyện tôi chú ý là Mộng du giữa ngày-được lấy tựa đề cho tập-rất hiện thực đau đớn xác xao trong cái hiện thực của cuộc sống đang diễn bày. Cuộc sống, nghề nghiệp, tư tưởng túng quẩn của nhân vật trung tâm câu chuyện không nơi nương tựa trông thật tội nghiệp. Con người có lý tưởng, có lòng tự trọng nhưng thật mơ hồ.Có mơ ước nhưng thật viễn vông.. đó là chứng hoang tưởng, căn bệnh street cuả thời đại chúng ta. Cốt truyện không rõ ràng, nhoè nhoẹt.Tình huống truyện không có éo le, gay cấn nhưng một số đoạn đội thoại nội tâm gây ấn tượng cho bạn đọc về một cách viết phóng túng, linh họat so với các truyện khác trong tập.

 

Trong tập mộng du giữa ngày còn nhiều truyện khá thành công, cách viết hóm, đề tài tương đối mới, mang hơi thở của cuộc ssống hiện đại, như sống chung với vỉut, Lương sư, nâng chuẩn 2, nắng lạnh…Qua các truyện của nhà văn Tiêu Đình, ta dễ dàng bắt gặp vẻ đẹp rất chân thực và cảm động của vùng đất Quảng Nam sau chiến tranh, trong công cuộc xây dựng đất nước. Vẻ đẹp tâm hồn và thân thể của các cô gái xứ Quảng tác giả có đề cập đồng đều, rộng khắp, nhưng chưa đặc biệt chú trọng miêu tả một cách đậm đặc, gây ấn tượng mãnh liệt. Bù lại, tính cách các nhân vật nữ không chua ngoa, dị hợm quá trớn, không ê hề chán chường, mà có gì đó cục mịch, chân chất, giản dị. Dường như ở đây ngoài bút  của anh không sa đà mê mẫn mà biết dừng lại cái chỗ xem như hợp lý nhất. Nhịp điệu văn chương nhiều chỗ còn rườm rà, dài dòng, tọc mạch, chưa phù hợp với nhịp sống gấp gáp, lanh lẹ của thời đại công nghiệp và vi tính, chất văn ít có tính biền ngẫu, nhưng văn của anh mạch lạc, chững chạc, hóm và mỉa. Mạch truyện không nhiều tình huống nhưng giàu xúc cảm. Các số phận không được anh đẩy đến tận cùng nỗi đau,  những cảnh ngộ cùng cực éo le, không nêu bật lên những nguyên nhân và hệ luỵ dai dẳng của chúng, nhưng  truyện giàu  chất nhân văn, biết chia sẻ với bao cảnh đời bất hạnh, túng bấn, gửi gắm được tâm sự và thông điệp tốt đẹp đến bạn đọc.

 

Tuy nhiên điều dễ nhận thấy xuyên suốt các truyện là kịch tính truyện không cao, gút và mở các truyện cũng không lên đến cao trào.Và giá như tác giả kiệm lời luận bàn kiểu “ triết luận” của những ông già triết học, cách kể truyện sinh động trong trẻo hơn, giảm thiểu những cảm xúc dư thừa của các chi tiết truyện, giảm thiểu giọng điệu địa phương tính, mở rộng tính cách các nhân vật thì hy vọng truyện anh sẽ được nhiều bạn đọc yêu mến hơn, nhất là những cây bát “trẻ”. Theo tôi những điều này tác giả “dư sức”, chỉ có điều con tim có chịu chấp nhận đi theo tiếng gọi một loại bút pháp mới mẻ nào đó hay không ? Thử xem sao ? ./.

Huỳnh Minh Tâm
Số lần đọc: 2291
Ngày đăng: 16.01.2010
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Đọc lại Kỷ Vật cho em (*) - Nguyễn Lệ Uyên
Tâm sự trái tim - Bùi Công Thuấn
Bàn tay ấm giọt sương đông - Lâm Xuân Vi
Gặp miền ký ức trong ra ngoài ngàn năm của Trương Nam Hương - Huệ Triệu
Lang thang... Quán (*) - Nguyễn Lệ Uyên
Đọc thơ Vũ Trọng Quang : Hôm qua Hôm nay Hôm sau - Khổng Ðức
Đọc NƠI TỐI TĂM của Nguyễn Viện - Nguyễn Hồng Nhung
Tâm sự nàng Thúy Vân của Trương Nam Hương - một phát hiện mới, độc đáo. - Lâm Xuân Vi
Đừng múc cạn nỗi buồn, vâng, đừng múc cạn! - Vương Cường
Đọc Giữ đường tình chờ em- thơ Linh Phương - Mang Viên Long
Cùng một tác giả
Ừ thì (thơ)
Kẻ sĩ (thơ)
Zengo (thơ)
Bokuseki (thơ)
Lưỡng vọng * (tạp văn)