Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.400 tác phẩm
2.747 tác giả
440
116.763.204
 
Gió Chướng ***
Võ Xuân Phương

Cùng loài

Sóng thần rút xuống tan thành phố

Chó yếu ngồi canh cạnh chó đau

Không nỡ bỏ đi khi bạn khốn

Người ơi người sao nỡ bỏ nhau!

VXP

            

- Bốn giờ Ba ra bến xe, con nhớ về trước nghe. Vinh dạ, rồi dắt xe ra nhà theo đường luồng hẹp của nhà trọ. Nay chủ nhật, chị con dì của nó là giám đốc công ty nó đang làm, nhờ hướng dẫn hai đứa em gái con cậu từ Pleiku vào thành phố Hồ Chí Minh chơi nhân dịp hè, đi Thảo Cầm Viên. Vinh là con út của Thầy Hoàng, nói út cho vui, chứ Thầy Hoàng chỉ có hai, đứa đầu là Quí, cả hai đều làm ở thành phố Hồ Chí Minh, thường trong dịp hè, Thầy vào thăm con,

           

Căn phòng trọ khoảng 12 mét vuông, dành cho sinh viên thuê, có gát xép dùng ngủ, bên dưới đủ để một cái bàn và hai chiếc xe, ban ngày xe để chỗ đàng luồng, đêm mới đem vào, ăn cơm bụi, con hẻm đường Nơ Trang Long, mùa nước lên thì tràn ngập đường, có nơi ngập lốc máy, cách phòng trọ khoảng 200 mét là chợ Cầu Đỏ, nói là chợ, thực tế là quán dọc theo con đường và lấn ra đường, nơi đây bán đủ loại, rất tiện, những ngày nghỉ hai anh em chúng thường mua cá, thịt, rau, đậu ở đây để tự làm, Quí rất siêng và nấu ăn ngon, biết giữ gìn sức khỏe, Vinh chỉ giỏi việc chạy bên ngoài, buổi trưa các học sinh cũ tập trung đến thăm thầy, căn phòng hẹp nên cũng luộm thuộm, nhưng được cái vui, các em kể và hỏi đủ chuyện, rồi mời thầy đến quán để chiêu đãi, thầy nhận ở tấm lòng, nhưng chuẩn bị để chiều thầy ra, các em về, có em hẹn chiều sẽ đến đưa thầy ra bến xe,

          

Thầy Hoàng tạo thói quen đưa đón cho gia đình, cả trong những người thân quen, theo thầy đó là thể hiện tình cảm rất người, khi đến có người thân quen đón bằng nụ cười, bằng các câu hỏi đi có mệt không, đưa tay xách dùm, hay cầm dùm món đồ là gởi bao nhiêu tình cảm, hay khi đi, người quen đưa lên xe, đưa ra tàu, gởi gắm, dặn dò, trêu chọc bằng những câu ngu ngơ, cũng ấm lòng, những ánh mắt dõi theo tàu, xe, những bàn tay đưa vẫy được giữ theo suốt đường đi,

           

Đã 3 giờ chiều, Vinh chưa về, một số em học sinh cũ đã đến, Quí dọn cơm, Thầy Hoàng bảo chờ tí nữa, cha con, Thầy trò lại tiếp tục nói chuyện, trời đổ mưa chiều,

- Con và em phải chú ý nhiều đến sức khỏe, ăn uống đừng qua loa. Quí sinh ra trong thời bao cấp, cuộc sống rất khó khăn, được cái vợ Thầy đảm đang, biết vun xén, nhất là chăm con tốt, Vinh sinh ra trong thời xã hội đổi mới, kinh tế có khá hơn.

 

3 giờ 30 phút, Vinh chưa về, có chuyện gì xảy ra với Vinh, Vinh rất được bạn bè thương mến do tính trách nhiệm cao, nhất là giữ chữ tín, không bao giờ bỏ bạn khi thớ lỡ, với bạn còn vậy thì với ba, má nó càng giữ gìn hơn, đã dặn trước là 4 giờ ba ra bến xe, có việc gì xảy ra với Vinh! Thầy Hoàng rất bồn chồn, Quí và các học sinh cũ nói không có gì đâu, thằng Vinh rất cẩn thận, hẳn có lý do ngoài dự tính của nó, Thầy yên tâm, cả nhà ngồi quây quần quanh mâm, bữa ăn đưa Thầy Hoàng về lại quê, các em vui vẻ kể chuyện rôm rả, Quí tiếp thức ăn, lâu lâu liếc nhìn Thầy Hoàng, nó rất hiểu tính ba nó, rất lo cho con, nó trấn an, không sao đâu Ba,

           

Tất cả ra đường, trời tạnh mưa, con hẻm ngập nước, Thầy Hoàng nhìn đồng hồ, 4 giờ kém 10 phút, cùng đi về bến xe Miền Đông, vừa mưa xong, đường có nơi đọng nước, xe chạy nhanh tạt mạnh tung tóe, một số em bị vấy bẩn, xe qua cầu Đỏ, xuống quốc lộ 13 đi về bến xe, vào bến, em Thi hỏi cả nhóm, con Lan đâu? Hùng nói xe nó hư, Thi hỏi có ai ở lại với nó không? Hùng nói có con Tâm. Các em xách đồ đưa Thầy lên xe, cất đồ cho Thầy, Thầy Hoàng, miệng mỉm cười nói, mắt nhìn về phía cổng bến xe, Thầy chờ dáng thằng Vinh, 5 giờ kém 15 xe chạy, chiếc xe bóp còi rồi từ từ ra bến, Quí và các em học sinh nhìn theo, đưa tay vẫy vẫy, xe vào dòng chảy đi về Bình Định.

           

Thứ hai Thầy Hoàng dạy ở cả ngày, rồi đi dạy thêm, đến 21 giờ 00 thầy mới về đến nhà, vợ Thầy cô Hồng nói khi tối thằng Vinh có gọi điện về gặp anh để xin lỗi chiều hôm qua nó không về kịp để đưa anh ra bến xe, Thầy Hoàng hỏi, nó có nói vì sao không! Nghe nó nói 2 đứa con cậu Giàu vào Sở Thú chơi rồi 3 anh em lạc nhau, và đã có hẹn là 3 giờ 00 ra cổng để về, mà tới 5 giờ 00 hai đứa mới ra, nó phải chờ. Chắc tí nữa nó gọi lại anh đấy, em nói anh chín giờ mới về.

           

Thầy Hoàng thay áo quần, tắm rồi xuống nhà dưới ăn cơm, có chuông điện thoại, cô Hồng nói chắc là thằng Vinh đó, Thầy Hoàng cầm ống nghe,

- Ba mới về hả Ba, tiếng thằng Vinh,

- Vâng Ba mới về đây,

- Con xin lỗi Ba, chiều hôm qua con về không kịp,

- Ba đã nghe má con nói, đi chơi có vui không.

- Cũng vui, Ba, con dẫn đi chơi lòng vòng các điểm trong thành phố, hai em rất thích, trưa ăn cơm quán rồi vào Sở Thú chơi, con đã dặn hai đứa là nếu có lạc thì đúng 3 giờ 00 đến chỗ gởi xe anh chở về, vì 4 giờ anh còn đưa Ba anh ra bến xe để về. Con chờ mãi, muốn bỏ về, để đưa Ba ra bến xe, nhưng con nhớ lại lúc năm 97 Ba gởi con và anh Quí theo trường Ba đi tham quan vùng Châu Đốc, trên đường về, đoàn trường Ba đã bỏ con và anh Quí lại thành phố, sau đó con và anh Quí đi xe đò về, Ba có nói trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng không được bỏ đồng đội của mình, đó là tính người, nên con ở lại chờ hai em.

- Con làm vậy là đúng, Ba rất mừng, nếu con bỏ hai em lại, mà về đưa Ba ra bến xe thì Ba buồn hơn nhiều. Con và anh Quí giữ gìn sức khỏe, Ba đi ăn cơm đây, Thầy Hoàng cúp máy, Lững thững xuống bàn ăn, nhớ lại năm đó.

           

Hè năm 97, Thầy có việc rất bận không đi tham quan với trường, đăng ký hai đứa con đi, khi đi đã gởi gắm anh Đình hiệu trưởng, một số Thầy Cô giáo trong hội đồng, để ý nhắc nhở dùm hai cháu, tất cả đều nói yên tâm! Vả lại hai đứa cũng đã lớn, thằng Quí đang học năm thứ hai, thằng Vinh đang học lớp 11, Thầy Hoàng yên tâm hai con vui với trường, với Thầy Cô của nó.

           

Công việc bận rộn, mấy ngày sau, khoảng 23 giờ 00, Thầy Hoàng nghe có tiếng kêu cửa, Thầy mở cửa, à Thầy Tròn, Thầy Tròn đưa hai cái ba-lô của Quí và Vinh, và nói hai đứa nó về sau, Thầy Hoàng hỏi sao vậy, Thầy Tròn nói hai đứa nó đến thăm Bác. Thầy Hoàng cảm ơn, đem hai ba-lô vào cất rồi đi ngủ, yên tâm là chúng ở chơi nhà Bác Hai nó, có điều sao không đem theo ba-lô, để làm phiền Thầy Cô. Trưa hôm sau hai đứa con về, Thầy Hoàng hỏi

-Sao nói hai con ở chơi nhà Bác Hai? Thầy thấy thằng Vinh rươm rướm nước mắt, còn thằng Quí thì im lặng, một lúc nó nói trường Ba bỏ rơi hai con! Thầy Hoàng bàng hoàng, chắc có cái gì không ổn đây! Cô Hồng hết nhìn chồng rồi nhìn hai con rươm rướm nước mắt, Thầy nói, hai con tắm rửa, ngủ một giấc cho lại sức.

 

Buổi tối sau khi ăn cơm xong, Thầy Hoàng gọi hai con đến ngồi bàn uống nước hỏi chuyện, Quí kể, khi ở Châu Đốc lên thành phố Hồ Chí Minh, thì đoàn ở lại, con nói với em là đến thăm nhà Bác Hai, em đồng ý, trước khi đi con có đến thưa với Thầy hiệu trưởng, và nói hai con ở lại chơi sáng đến được không, Thầy hiệu trưởng nói được, con nói mấy giờ xe chạy, Thầy hiệu trưởng nói đúng 5 giờ 00, con dạ, con và em đi xe thồ về nhà Bác Hai chơi, sáng hôm sau Bác Hai dẫn con và em đi ăn sáng, sau đó chở đến chỗ đoàn trường ở lúc 5 giờ kém 15 phút, thì nghe ông bảo vệ nói xe chạy lúc 4 giờ 30 phút, và Thầy trưởng đoàn nói sẽ chờ ở ngả ba Vũng Tàu, con và em đi xe thồ đến ngả ba Vũng Tàu, tìm mãi không thấy, nên đón xe đò về. Thầy Hoàng nghe xong, khen hai con có bình tĩnh, khen Quí có năng lực làm chủ tình thế, Thầy buồn vô cùng, và nói Thầy hiệu trưởng và cả hội đồng giáo dục trường Ba không có tính người, dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào, dù là hai con có đến trễ cũng phải chờ, Thầy Hoàng biết đây là quyết định của anh Đình hiệu trưởng, một thủ trưởng rất độc đoán, và khi đã quyết thì không ai dám cản, sợ bị trù yếm, mà cũng đã có nhiều giáo viên bị rồi, trong lần viện kiềm sát huyện về kiểm tra trường, tay Sáng hiệu phó là tay chân thân tín của anh Đình nói với đoàn kiểm tra là anh Đình làm việc rất độc đoán, Thầy Hoàng nhớ lại cũng lần đi tham quan Hà Nội, khi đoàn đến hồ Tây chơi, đúng giờ về mà Thầy Đoàn và Thầy Bùi chưa có mặt, thì anh Đình cũng bỏ mặc, cho xe chạy về nơi ở, trường hợp đấy là giáo viên còn đây là con của giáo viên, còn nhỏ, lại nữa là học trò của mình!

           

Thầy Hoàng đến gặp Thầy Dư thư ký công đoàn trường, hỏi cụ thể sự việc, được Thầy Dư cho biết, theo kế hoạch là 5 giờ 00 xe mới khởi hành, nhưng Thầy Đình nói ra khỏi thành phố sớm để tránh kẹt xe, nên khởi hành lúc 4 giờ 30 phút, và có dặn ông bảo vệ nói với hai cháu, sẽ chờ ở ngả ba Vũng Tàu, Thầy Hoàng hỏi, khi đến ngả ba Vũng Tàu có chờ không, Thầy Dư nói không, Thầy Đình bảo chạy luôn.

                           

Có lần Thầy Hoàng được nghe Thầy Đình khen văn học Nga sâu sắc, và kể câu chuyện trong văn học Nga, có hai đứa bé vào rừng hái nấm, bỗng có con gấu xuất hiện, đứa khỏe, nhanh chân chạy, và trèo lên cây, đứa còn lại, chạy không kịp, nằm sấp giả chết, con gấu lại gần ngửi ngửi, rồi bỏ đi, đứa trên cây trèo xuống hỏi, khi nãy con gấu nói gì với cậu đấy, đứa kia trả lời, nó nói bỏ bạn khi nguy là đồ khốn nạn.

           

Ba năm sau tay hiệu trưởng Đình được phong danh hiệu nhà giáo ưu tú!

Võ Xuân Phương
Số lần đọc: 1386
Ngày đăng: 24.11.2011
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Sông Trăng - Lưu Quang Minh
Mưa trong vườn nhà cô Françoise - Nguyễn Nghiệp Nhượng
Phía Sau Một Con Người - Bùi Anh Tâm
Tình muộn - Huỳnh Văn Úc
Đêm và mặt trời - Phạm Phương
Bạn Tôi VII - Vũ Anh Tuấn
Nốt Ruổi Trên Sống Mũi* - Võ Xuân Phương
Đà Lạt, bảy năm trước - Nguyễn Nhật Duật
Nước Sẽ Chảy Qua Đồi - Ngô Văn Cư
Giấc mơ cô bán trứng - Lưu Thuỷ Hương
Cùng một tác giả
Đêm Nghe Gà Gáy (truyện ngắn)
Hoa Mai Nở Muộn (truyện ngắn)
Gió Chướng *** (truyện ngắn)
Đường Chỉ Tay (truyện ngắn)
Ông Ba Say (truyện ngắn)
Chợ Hoa Ngày Tết (truyện ngắn)
Đêm Nghe Gà Gáy (truyện ngắn)
Mùi Lạ (truyện ngắn)
Rượu Người (truyện ngắn)
Hơn - Sức (truyện ngắn)
Bọn Bốn Đứa (truyện ngắn)
Bông Sen Trắng (truyện ngắn)
Hương Bùn (truyện ngắn)