Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.400 tác phẩm
2.747 tác giả
666
116.784.364
 
“Trò chuyện với thiên thần”
Mai Thanh Tân

 

Nhà Xuât Bản Tổng Hợp- tp HCM. 6-2020 

 

Biết tôi thích đọc sách, nhất là loại sách khó đọc và cần suy ngẫm, trong những ngày nắng như đổ lửa anh Vũ Ngọc Tiến có đến thăm và chuyển tới tôi cuốn sách "Trò chuyện với thiên thần" của Trương Văn Dân. Vì ở xa, tác giả muốn ủy quyền để gửi tặng tới một trong số các độc giả làm khoa học tự nhiên yêu thích văn học.

Trương Văn Dân là một người có chuyên ngành Hóa Dược nhưng đã có hàng chục tác phẩm văn chương được xuất bản, điều thú vị là vợ anh là một nữ văn sỹ người Italia. Có thể qua "Trò chuyện với thiên thần" tác giả muốn chuyển tải tới người đọc những ý tưởng nội tâm về quan niệm sống, những cảm nhận về triết học, tôn giáo, đạo đức, kinh tế - xã hội, văn hóa, gia đình, hạnh phúc và lo âu của con người trong một thế giới rộng lớn không ngừng biến động.


          

Như tự sự của tác giả, đây là một dạng “liên tiểu luận” được xâu chuỗi mà người viết muốn làm nổi bật chủ đề về cuộc sống. Nội dung tập sách là những câu chuyện tâm huyết bằng cả tấm lòng của một người cha đã qua bao trải nghiệm với người con chỉ mới là một mầm sống nhỏ nhoi đang hình thành. Tâm sự của người cha với người con chưa có hình hài, tưởng tượng như đó là một "thiên thần" về nhân tình thế thái, về những triết luận con người và xã hội. Cuộc đời là một hành trình trải dài theo năm tháng, vì vậy sự thành công được quyết định bởi khả năng ứng phó trong suốt chặng đường chứ không phải chỉ hơn thua ở vạch xuất phát và càng không phải chỉ vì những danh hiệu phù phiếm. Trong đời sống chỉ có trí thức chứ không phải giàu có hay quyền lực giúp cho con người sống bình an. Cũng vì thế mà sự thanh thản của tâm hồn và đạo lý còn quý hơn nhiều so với tất cả tiền tài, danh vọng và quyền lực.
 

Ấn tượng của tôi khi đọc “Trò chuyện với thiên thần” là những hàm chứa nội tâm về chân giá trị của cuộc sống, về cái thiện cái ác, những bất an của con người giữa một thế giới đầy biến động của chiến tranh, của sự tàn phá tài nguyên và thay đổi môi trường theo ý chủ quan, sự tham lam ích kỷ để tạo nên những bất ổn, thảm họa và xáo trộn khôn lường …


 

Là một độc giả về lĩnh vực khoa học tự nhiên, không am tường nhiều về văn chương nhưng tôi có những đồng cảm với những trăn trở của tác giả. Cuộc sống và xã hội có bao nhiêu đổi thay đến chóng mặt nhưng những giá trị cốt lõi về tình yêu, hạnh phúc, đạo đức để xác định sự cao đẹp của con người ở đâu và thời đại nào cũng vậy. Chỉ có điều bi kịch là do quá bận rộn với những tham vọng, ganh đua danh lợi, tìm kiếm lợi nhuận nên trong dòng chảy ào ạt của thế cuộc, người ta hầu như ít có cơ hội dừng lại suy ngẫm, rút ra bài học và điều chỉnh cho chính mình.


 

Trương Văn Dân đã nói thay cảm nhận của nhiều người với một tập hợp chủ đề rất đa dạng nhưng lại thiết thực và gần gũi với thân phận mỗi người. Tuy nhiên như tác giả tự sự, đây là những lời tâm sự, những gợi mở mà không phải là bài giảng về đạo lý nên cần sự suy nghĩ và cảm nhận của chính người đọc, thậm chí cần cả những tranh luận, phản biện từ những góc cạnh khác nhau. Tôi đồng cảm với tác giả về những niềm tin ở những dòng cuối sách “Ngay trên mặt đất, nếu con người biết sống xứng đáng trong giá trị cao cả của mình về nhân hậu, yêu thương, bác ái, thông thái, đạo lý thì mặt đất sẽ biến thành nơi đáng sống và an lành


 

Với nhận thức như vậy tôi trân trọng với những ý tưởng của tác giả cho cuộc đời an nhiên hơn trong mọi thăng trầm của thế sự. Hy vọng có dịp diện kiến cùng tác giả để đàm luận về những điều cùng quan tâm, cùng chiêm nghiệm và mơ ước.

 

 Nguồn : 11/7/2020

 

 

Mai Thanh Tân
Số lần đọc: 765
Ngày đăng: 26.09.2020
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Gập ghềnh khúc đau và nỗi ưu tư trần thế trong thơ Trương Tuyết Mai* - Trần Hoài Anh
Nói về thơ hay của ngàn năm văn hiến Thăng Long - Phạm Ngọc Thái
Thơ chọn Đặng Nguyệt Anh - Hoàng Thị Thu Thủy
Giáng Vân, những đóa sen của nàng rừng rực đỏ - Nguyễn Đức Tùng
Với bài thơ “ cho mùa hiếu hạnh” - Hoàng Thị Bích Hà
Dòng sông tình qua bao mùa mưa nắng - Nguyễn Thanh Huyền
Lại nói về nhân vật THÚY KIỀU - Phan Văn Thạnh
Trương Đăng Dung và cảm thức triết luận trong sáng tạo thi ca* - Trần Hoài Anh
Nguyễn Linh Khiếu với Phồn Sinh: ''ta một mình ở lại để dòng sông trôi đi'' - Mai Liên Giang
Đọc bài “Daddy” của Sylvia Plath - Đỗ Quý Dân
Cùng một tác giả