Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.384 tác phẩm
2.747 tác giả
887
116.665.232
 
Kinh Lá trong các Chùa dân tộc Kmer Nam Bộ
Trần Bắt Gặp

Cách nay trên trăm năm, vì chưa thể in được trên giấy, nên kinh Phật và truyện cổ lưu truyền ở hầu hết các chùa dân tộc Khmer Nam bộ được các nghệ nhân ,sư sãi chép trên lá cây Buông. Một loại cây rừng địa phương,nhưng lá có độ bền cao, để lâu không mục, không bị mối mọt ăn. Thân cây Buông và lá Buông có hính dáng giống cây cọ, cây thốt nốt, hiện rất hiếm ở vùng Bảy Núi ,Tây nam bộ Việt Nam ,nhưng còn nhiều ở rừng Xiêm Riệp ( Campuchia ). Ở chùa XvayTon A thuộc thị trấn Tri Tôn, huyện Tri Tôn, An Giang- ngôi chùa kiến trúc cổ hơn 300 năm,được Bộ Văn Hóa công nhận là di tích Chùa kiến trúc cấp quốc gia, hiện còn lưu giữ trên 100 bộ kinh ghi trên lá cây Buông ( Gọi theo người dân tộc là bộ sách SaTra), lâu nhất là bộ truyện dân gian Khmer được làm cách nay khoảng trên thế kỷ, mới nhất là bộ “ Kinh luận thuyết giảng” với 7 tập ,viết ra từ năm 1963.

             

Sư cả Trầm Phước, trụ trì chùa XvayTon A kể- Theo truyền tụng từ các vị Sư  tiền bối trước đây - Kinh ghi trên lá Buông ngày xưa làm tại Việt Nam cũng có, làm ở Campuchia mang về cũng có. Cây Buông  có ở 2 huyện Tri Tôn,Tịnh Biên thuộc rừng Bảy Núi, nhưng ngày nay hầu như không còn.  Kinh lá là loại Thư tịch cổ chùa Khmer nào ở An Giang,Kiên Giang,Sóc Trăng,Bạc Liêu,Trà Vinh… cũng có, nhiều hay ít, nhưng chỉ tại chùa này là nhiều nhất ,hơn 100 bộ. Được biết - Đầu năm 2006 vừa qua,Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam đã xác lập kỷ lục chùa XvayTon A (Tri Tôn,An Giang) là ngôi chùa lưu giữ nhiều nhất về sách kinh lá có tại Việt Nam.

              

Kinh lá Buông làm rất công phu, đầu tiên người ta tìm chọn những búp lá Buông non, đều to bản, rồi gói cột lại , không cho phát triển hay xòe ra tiếp xúc với ánh sáng để giấy lá non,mềm giữ được màu trắng ngà. Cột khoảng 2,3 tháng thì chặt búp mang về, dùng miếng ván gỗ có kích thước 6cm x 60 cm kẹp vào xấp lá rồi cắt theo cỡ tấm ván, sau đó đem phơi khô. Chọn người  có “hoa tay”,viết chữ đẹp, dùng que sắt có mũi nhọn viết chữ lên lá. Mỗi lá kinh chỉ ghi được 5 hàng( người giỏi chữ viết mỗi ngày cũng chỉ được một lá !)Viết xong, lấy nước than gỗ, hoặc nước trái cau non chà lên,lau sạch chữ sẽ hiện rõ,và càng để lâu,mặt lá càng bóng,chữ viết càng lấp lánh .Kinh lá phải luôn giữ nơi thoáng,ráo,bọc trong vải cẩn thận. Tùy theo nội dung kinh hoặc cốt truyện dài hay ngắn để viết ra bộ sách dầy hay mỏng ,nhưng trung bình mỗi bộ nặng trên dưới 1 ký.

             

Sách lá Buông – hay sách Sa Tra, dùng ghi chép lại kinh Phật, chuyện tiểu sử tiền kiếp đức Phật Thích Ca, bộ Tam Tạng kinh … truyện Ramayana, truyện Catêlok ( rút ra bài học ở đời ) hay truyện kể dân gian, tục ngữ, thành ngữ, câu đoi… Đặc biệt, sách ghi chép để lưu giữ tại các chùa cho Sư sãi thuyết pháp vào các lễ hội định kỳ trong năm,theo tín ngưỡng dân gian,với các nghi thức của Bà la môn giáo và Phật giáo Nam tông như Lễ Bonchoôs Seinia(Kiết giới) ,Lễ Phật đản, Ka thinh (dâng y cà sa),Lễ cúng Trăng ,hay Tết Đolta,Chol Sanăm Thmây… và cúng kỳ yên phum sóc, mừng cơm mới.v.v…

          

Do vậy, ngày nay kinh lá là một vật báu quý hiếm mang đậm giá trị nghệ thuật làm sách cổ của người dân tộc Khmer Nam bộ hơn trăm năm qua,mặc khác còn đóng vai trò quan trọng – Những bộ sách tàng trữ như một thư viện đặc thù ở mỗi chùa Khmer vùng Tây Nam bộ , từ việc truyền đạt kinh Phật ,đến việc giáo dục luân thường, đạo lý,truyện cổ dân gian… cho phật tử,con sóc trong cộng đồng phum sóc, vừa bảo tồn chữ viết và tiếng nói mẹ đẻ của đồng bào dân tộc  thiểu số Khmer ở vùng Đồng bằng Sông Cửu Long./-

 

4/2006
Trần Bắt Gặp
Số lần đọc: 4721
Ngày đăng: 20.07.2006
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Khám phá mới di truyền học về lịch sử con người ở Đông Á - Nguyễn Đức Hiệp
Lễ hội Nghinh Cô Long Hải - Hạnh Phước
Cây đa rụng lá đầy đình… - Phan Hoàng
Dược thảo huyền diệu: Thanh thảo và bệnh sốt rét - Nguyễn Đức Hiệp
Cây Chu Đồng trong tâm thức ngườI Mường cổ - Nguyễn Thị Thu Hiền
Giáo sư Tiến sĩ Võ-Tòng Xuân là một nhà văn ? - Võ-Tòng Xuân
Thang âm điệu thức trong âm nhạc truyền thống Việt Nam - Phạm Minh Khang
Lễ đổ đầu và hội mừng năm mới của người chăm H’roi - Nguyễn Văn Ngọc
Phức hệ hoa văn trang trí trên trang phục TA ÔI - Trần Nguyễn Khánh Phong
Một số khía cạnh về lối sống cư dân ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG - Lương Thanh Tân