Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.395 tác phẩm
2.747 tác giả
725
116.728.575

vanchuongviet.org

Tư liệu văn hóa nghệ thuật

TIN TỨC
Khánh thành cầu Mỹ Thanh
Sau hơn 2 năm thi công, 8h00 sáng ngày 30/11/2004, cầu Mỹ Thanh đã chính thức đi vào hoạt động, mở ra một giai đoạn mới trong hoạt động giao thông vận tải của tỉnh Sóc Trăng. Đây là một công trình (về cầu) được đánh giá có quy mô lớn nhất và hiện đại nhất tỉnh Sóc Trăng, tạo nên động lực lớn cho việc phát triển khu vực nông thôn thuộc 2 huyện Mỹ Xuyên và Vĩnh Châu.

Trong một tương lai không xa cầu Mỹ Thanh sẽ nằm trong hướng giao thông qua các tuyến Quốc lộ 60, Quốc lộ 91C, Quốc lộ Nam sông Hậu . . . góp phần tạo động lực cho việc phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội và ổn định chính trị, an ninh quốc phòng trong khu vực ĐBSCL nói chung và tỉnh Sóc Trăng nói riêng.

Theo thông tin của Sở Giao thông Vận tải tỉnh Sóc Trăng, cầu Mỹ Thanh được thiết kế với quy mô :

* Cầu Mỹ thanh nối liền hai bờ sông Mỹ Thanh tại xã Thạnh Thới Thuận, huyện Mỹ Xuyên và xã Khánh Hòa, huyện Vĩnh Châu (Tỉnh lộ 11), theo quy mô vĩnh cửu. Cầu có tổng chiều dài 390,70m gồm 5 nhịp dầm khung liên tục bố trí theo sơ đồ 3 nhịp giữa mỗi nhịp dài 90m, 2 nhịp biên mỗi nhịp dài 60 m.

* Khổ cầu được thiết kế rộng 12m, đảm bảo cho 2 làn xe cơ giới lưu thông, hai làn dành cho xe hai bánh - người đi bộ và hai dãy lan can hai bên.

* Tải trọng qua cầu được thiết kế cho đoàn xe H30, xe nặng đơn chiến XB80, người trên lề bộ hành 300kg/m2.

* Tĩnh không thông thuyền: rộng 50m, cao 7m.

* Khối lượng xây lắp chủ yếu: khoan sâu vào lòng đất 64 cọc khoan nhồi bằng bê tông cốt thép có đường kính từ 1,20m đến 1,50m với tổng chiều dài cọc gần 3.600m. Đào đắp hơn 20.000m3 đất, cát ở độ sâu hơn 16m nước. Gia công lắp đặt hơn 2.000 tấn sắt, thép các lọai, trong đó có gần 200 tấn thép cường độ cao, sản xuất và thi công hơn 15.200 m3 bê tông, trong đó có hơn 10.000m3 bê tông phải thi công dưới nước; sử dụng gần 9.000m2 vải địa kỹ thuật, trong đó có 6.000 m2 vải địa kỹ thuật cường độ cao.

* Dầm cầu được thiết kế là lọai dầm 1 hộp bê tông cốt thép (BTCT) dự ứng lực hậu áp, chiều cao dầm hộp thay đổi từ lớn nhất 5,5m tại vị trí trụ và nhỏ dần đến nhỏ nhất là 2,5m tại giữa nhịp. Dầm cầu được thi công theo phương pháp đúc hẫng cân bằng trên xe treo. Đây là công nghệ hiện đại đang được ứng dụng khá phổ biến tại nước ta.

* Mố cầu dạng bệ thấp được đặt trên 6 cọc khoan nhồi bằng BTCT đường kính 1,20 m sâu vào lòng đất 60m.

* Hai trụ gần bờ dạng trụ dài thấp, mỗi trụ được đặt trên 12 cọc khoan nhồi bằng BTCT đường kín từ 1,50m đặt sâu vào lòng đất hơn 55m. * Hai trụ giữa dạng trụ đài thấp, mỗi trụ được đặt trên 14 cọc khoan nhồi bằng BTCT đường kín từ 1,50m đặt sâu vào lòng đất hơn 54m. * Thi công bệ trụ dưới nước phải làm khung vây cọc ván thép trong điều kiện mực nước sâu đến 16m.

* Đường vào cầu hai bên có tổng chiều dài hơn 600m được thiết kế tráng nhựa.

* Tổng kinh phí đầu tư toàn bộ dự án hơn 72 tỷ đồng từ nguồn ngân sách Trung ương.

- Nguon tin: Sở KHĐT Sóc Trăng
Tin tức khác
Nơi ấy Kakôi (27.11.2004)