Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.389 tác phẩm
2.747 tác giả
694
116.715.008

vanchuongviet.org

Tư liệu văn hóa nghệ thuật

văn hóa
05.01.2012
Văn-Hóa Việt-Nam 5 - Nguyễn Thế Thoại
Văn hoá có hệ thống, nếu không, văn hoá có thể tạo nhiều xáo trộn trong đời sống tập thể, mà không thể có giá trị bao quát và trường tồn , không thể ổn định như một hệ thống đào luyện người dân và thành gia tài truyền thống từ thế hệ sang thế hệ. Cấu trúc đó gồm những giá trị tinh thần và vật chất cấu kết với nhau trong đời sống tập thể. ... <chi tiết>
03.01.2012
Văn-Hóa Việt-Nam 4 - Nguyễn Thế Thoại
Chúng ta đã biết rằng một hoạt động văn hoá mang lại một thành quả văn hoá, nhưng nếu tất cả đều trôi theo thời gian bọt bèo, thì dân tộc đó, miền xứ đó không có một nền văn hoá nào cả. Họ đã sống những mốt sống hời hợt. Sống giữa những dòng văn hoá. Cần truyền thống văn hoá nhiều thế hệ, để tạo thành nếp sống văn hoá. Cần nhiều nếp sống văn hoá tương thích, để trầm lắng thành nền văn hoá. ... <chi tiết>
29.12.2011
Văn-Hóa Việt-Nam 3 - Nguyễn Thế Thoại
Người ta thường dùng hoặc lợi dụng văn hoá hơn là lượng giá văn hoá. Hơn thế, gần như không thể có tiêu chuẩn hoàn toàn khách quan và chuẩn để lượng giá một công trình văn hoá. Vì mang tính nhân linh, lại phải có một quá trình, nên một công trình văn hoá thường được đánh giá rất khác nhau. ... <chi tiết>
27.12.2011
Văn-Hóa Việt-Nam 2 - Nguyễn Thế Thoại
"Đặc điểm của con người là chỉ đạt nhân tính đích thực và trọn vẹn, nghĩa là nhờ việc trau dồi những ưu phẩm và giá trị của bản tính. Do đó, mỗi khi đề cập đến đời sống con người là nói đến bản tính và văn hoá gắn liền với nhau hết sức chặt chẽ" ... <chi tiết>
26.12.2011
Văn-Hóa Việt-Nam 1 - Nguyễn Thế Thoại
Nói về Khổng và Lão tử, sử gia nổi tiếng của Trung Hoa còn để lại cho chúng ta một mẩu chuyện, đại ý như sau : Lão Tử đang làm quan thủ-thư của Nhà Chu, Khổng tử tới nghiên cứu để san định bộ Lễ Kinh. Thày hỏi Lão Đam thật nhiều về Lễ nghi tiền triều. Lão Đam đáp: "Những người mà ông nói tới kia đã tan xương nát thịt cả rồi. Chỉ còn lời nói của họ thôi. Vả lại, người quân tử gặp thời thì xe ngựa võng giá nghênh ngang; không gặp thời, thì cỏ bồng xoay theo chiều gió. Tôi nghe nói: 'Người buôn giỏi thì biết giấu của báu, khiến người thấy như không có hàng hoá chi cả. Người quân tử đức cao thì diện mạo ngó ngu si". Ông nên bỏ cái khí kiêu ngạo cùng cái lòng ham muốn nhiều, bỏ cái vẻ ham hở cùng cái chí tham lam đi. Những thứ đó đều không ích gì cho ông cả. Tôi chỉ bảo ông có thế thôi. ... <chi tiết>
22.12.2011
Một Cái Nhìn Lướt Về Thơ Việt Nam - Hoàng Hưng
Tôi muốn mời các bạn, trước khi thưởng thức những bài thơ được chọn trong nền thơ Việt Nam đương đại, lướt nhìn về thơ Việt Nam trong lịch trình ngàn năm của nó. Ở thủ đô nước Việt Nam từ thế kỷ XI đã có một đền thờ gọi tên Văn Miếu, theo nghĩa đen là “Nơi thờ Văn Thơ”. Nơi đây thờ các nhà trí thức kiêm nhà thơ của Việt Nam. Kể cũng đáng cho ta tìm hiểu vì sao có sự trọng vọng này. ... <chi tiết>
20.12.2011
Das Klagelied der Odaliske - CUNG-OÁN NGÂM-KHÚC CỦA ÔN-NHƯ HẦU NGUYỄN JA-THIỀU 3 - Nguyễn Quỳnh USA
Cuốn sách nhỏ này chứa đựng thi-fẩm cổ-điển Việtnam lần đầu tiên được zịch ra Đức-ngữ. Bản-zịch này zĩ-nhiên còn thiếu-sót nhưng hoài bão của nó là hiến cho độc-jả người Đức một fần nào những nét hấp-zẫn xa-lạ, những tư-tưởng độc-đáo và những vẻ đẹp tuyệt-vời của thi-fẩm vừa nói. Hi-vọng sự cố-gắng này sẽ khiến cho các thức-jả trong những miền nói tiếng Đức chú-í tới nền thi-ca Việtnam và thúc đẩy họ tiến tới những công-trình khảo-cứu có tính-cách khoa-học về nền văn-hóa Việtnam. Cuốn sách này ra đời zo bởi tình-iêu của zịch-jả đối với đất nước này, nơi zịch-jả đã gi-nhận được trong năm năm trời tính hiếu-khách của người bản-xứ. Và zo đó cuốn sách này cũng là một cách ziễn-tả lòng tri-ân của zịch-jả vậy, ... <chi tiết>
14.12.2011
Das Klagelied der Odaliske - CUNG-OÁN NGÂM-KHÚC CỦA ÔN-NHƯ HẦU NGUYỄN JA-THIỀU 2 - Nguyễn Quỳnh USA
Cuốn sách nhỏ này chứa đựng thi-fẩm cổ-điển Việtnam lần đầu tiên được zịch ra Đức-ngữ. Bản-zịch này zĩ-nhiên còn thiếu-sót nhưng hoài bão của nó là hiến cho độc-jả người Đức một fần nào những nét hấp-zẫn xa-lạ, những tư-tưởng độc-đáo và những vẻ đẹp tuyệt-vời của thi-fẩm vừa nói. Hi-vọng sự cố-gắng này sẽ khiến cho các thức-jả trong những miền nói tiếng Đức chú-í tới nền thi-ca Việtnam và thúc đẩy họ tiến tới những công-trình khảo-cứu có tính-cách khoa-học về nền văn-hóa Việtnam. Cuốn sách này ra đời zo bởi tình-iêu của zịch-jả đối với đất nước này, nơi zịch-jả đã gi-nhận được trong năm năm trời tính hiếu-khách của người bản-xứ. Và zo đó cuốn sách này cũng là một cách ziễn-tả lòng tri-ân của zịch-jả vậy, ... <chi tiết>
10.12.2011
Das Klagelied der Odaliske - CUNG-OÁN NGÂM-KHÚC CỦA ÔN-NHƯ HẦU NGUYỄN JA-THIỀU 1 - Nguyễn Quỳnh USA
JỚI-THIỆU Das Klagelied der Odaliske - CUNG-OÁN NGÂM-KHÚC CỦA ÔN-NHƯ HẦU NGUYỄN JA-THIỀU - Bản Đức-ngữ của Deusche Übersetzung von HUBERT HOHL Saigon, 1967 Sưu-tập của NGUYỄN QUỲNH New York City 1979 ... <chi tiết>
02.12.2011
Kroeber và cầu nối cho Khảo cổ vào Văn hóa - Lê Hải*
Vốn thường được đồng nghiệp vinh danh là khoa trưởng cho ngành nhân học văn hóa của toàn nước Mỹ, Alfred Louis Kroeber (1876-1960) còn được các thế hệ sau gọi là cha đẻ cho ngành khảo cổ theo hệ phái văn hóa (CRA - Cultural Resources Archaeology) hay còn gọi là nhân học khảo cổ - khảo cổ nhân học, với đông đảo học trò ở Peru. Là người tích cực xây dựng chương trình đào tạo chuyên viên văn hóa và ngôn ngữ tại Đại học California - Berkeley, có thể coi ông là người xây dựng nên ngành Việt Nam học (lúc đó còn tên là Annam) ở Hoa Kỳ. ... <chi tiết>
29.11.2011
Xã hội hiểu qua lăng kính Cơ khí - Lê Hải*
Khởi đầu là một kỹ sư cơ khí, triết gia người Ý [1] Vilfredo Pareto (1848-1923) nay được coi là lý thuyết gia kinh điển cho các ngành khoa học xã hội và nhân văn. Với dấu ấn của ông, ngành kinh tế học chuyển mạnh từ một trường phái triết học đạo đức nặng lý luận sang thành môn khoa học của số liệu như của ngày hôm nay. Nguyên tắc 80-20 hay còn thường được gọi là định luật Pareto là khái niệm mà sinh viên ngành quản trị kinh doanh phải biết. ... <chi tiết>
14.11.2011
Văn chương Việt hiểu qua lăng kính Động lực học - Lê Hải*
Động lực học (dynamics system) là mô hình ứng dụng rất nhiều trong các ngành kỹ thuật và tin học, đặc biệt là cho hệ thống tự động. Cách dịch tiếng Việt này phần nào bắt nguồn từ ngành học trước đó về chuyển động và lực (kinetics) trong các hệ thống cơ khí thông minh như robot (còn gọi là cánh tay máy – manipulator). Mô hình này mà trung tâm là hệ thống phản hồi (feedback system) dần được nâng cấp với hỗ trợ từ lý thuyết toán động học thành ngành điều khiển học (cybernetics) mà triết lý được áp dụng rộng rãi vào các ngành xã hội nhân văn [1]. ... <chi tiết>
25.10.2011
Giambattisty Vico và điểm khởi đầu cho lịch sử văn hóa - Lê Hải*
Tác phẩm [Khoa học mới] La scienza nuova (Principi di Scienza Nuova d'intorno alla Comune Natura delle Nazioni) của giáo sư người Ý Giambattisty Vico (1668-1744) không chỉ là điểm sáng quan trọng trong hệ thống triết học Khai sáng của Pháp mà còn được coi là viên gạch đầu tiên cho các ngành nghiên cứu văn hóa, như nhân học văn hóa (cultural anthropology) và nhất là lịch sử văn hóa (history of culture). Cách đặt vấn đề về văn hóa của ông cũng gần giống với cách dịch khái niệm này sang tiếng Hán và vào tiếng Việt: avant la letter. Cách nhìn lịch sử của ông cũng khá đặc biệt, coi sự thật là sự kiện, tức là cũng được tạo ra - verum esse ipsum factum ... <chi tiết>
19.10.2011
Von Herder và văn hóa dân tộc - Lê Hải*
Dù là người ảnh hưởng mạnh đến tư duy của Johann Wolfgang von Goethe và nhiều triết gia không chỉ của nước Đức [1], cuộc đời và sự nghiệp của Johann Gottfried von Herder (1744-1803) hầu như không được biết đến ở Việt Nam [2]. Không chỉ là người đặt nền móng cho tư tưởng coi lịch sử nhân loại là lịch sử (văn hóa) của các dân tộc [3], Herder còn là người khởi xướng chủ thuyết xây dựng dân tộc từ ngôn ngữ [4] và văn hóa chung [5], được Wilhelm von Humboldt ủng hộ nhiệt thành, ... <chi tiết>
15.10.2011
Nhà thơ Hà Thượng Nhân đã từ trần - Nhiều Tác Giả
nhà thơ Hà Thượng Nhân đã từ trần tại San Jose, tiểu bang California vào ngày thứ ba 11 tháng 10 năm 2011, hưởng thọ 91 tuổi. ... <chi tiết>
30.09.2011
Nhà thơ Chim Trắng qua đời - Chim Trắng
Nhà thơ Chim Trắng (tên thật là Hồ Văn Ba) đã qua đời lúc 19 giờ 15 ngày 28.9 tại nhà riêng, hưởng thọ 74 tuổi. Được biết, trước khi qua đời, nhà thơ Chim Trắng đã lui về ẩn cư tại một mảnh đất nhỏ ở Bình Dương, thỉnh thoảng tham gia một số hoạt động văn nghệ trong nước và giao lưu quốc tế, cũng như lui tới thăm bạn bè, đồng nghiệp… ... <chi tiết>
29.09.2011
Văn Hiến Nền Tảng Của Minh Triết – 9 hết. - Nguyễn Đăng Trúc
Đây là một câu nói phổ biến trong dân gian và trở thành một đề tài tranh luận của các nhà chuyên môn về các ngành khoa học nhân văn khi bàn về văn minh, văn hoá dân tộc Việt Nam. Nhưng khi nêu lên câu nói nầy, mỗi người đã tiền kiến một số tiêu chuẩn để đánh giá: hoặc tiêu chuẩn tình cảm như một lối biểu lộ về niềm tự hào thuộc về một dân tộc có truyền thống văn hoá lâu đời, hoặc tiêu chuẩn của kiến thức khách quan về các sự kiện lịch sử. Và cũng tùy phán đoán của mỗi người, câu nói "bốn nghìn năm văn hiến" nầy có lúc được đánh giá là một chỉ dẫn tích cực, có lúc lại là một lối quảng cáo phô trương hay một nhận thức hồ đồ, không có giá trị khách quan dựa trên các dữ kiện của lịch sử. ... <chi tiết>
28.09.2011
Văn Hiến Nền Tảng Của Minh Triết - 8 - Nguyễn Đăng Trúc
Thời Thành-Vương nhà Chu, Hùng-Vương sai sứ-thần đem qua dâng cho nhà Chu giống chim bạch-trĩ, nhưng ngôn-ngữ bất-thông. Chu-Công sai người dịch lại mới hiểu. Chu-Công hỏi rằng : - Người Giao-Chỉ cắt tóc, vẽ hình, để đầu trần, ngón chân cong, là tại làm sao ? Sứ-giả thưa rằng : - Cắt tóc để tiện vào rừng; vẽ mình để làm hình rồng, khi lặn lội dưới nước thì giao-long không dám phạm đến; chân cong để tiện trèo cây, cày dao, đốt lửa, gieo lúa; đầu trần để khử nóng bức, ăn cau trầu để trừ ô-uế và làm cho răng đen. ... <chi tiết>
25.09.2011
Văn Hiến Nền Tảng Của Minh Triết – 7-1 - Nguyễn Đăng Trúc
Hùng Vương của truyện Bánh Chưng là tượng trưng tiên thiên của niềm tin và hy vọng. Hùng Vương trong truyện Dưa Hấu lại là tượng trưng của một thực tại con người lịch sử, xã hội lạc lầm đang chiến đấu để hoàn thành. Hai câu truyện đều được đưa vào phần kết, gợi lên hai khả thể và cũng hai thực tại nơi nhân sinh. ... <chi tiết>
24.09.2011
Văn Hiến Nền Tảng Của Minh Triết - 7 - Nguyễn Đăng Trúc
Sau khi Hùng-Vương đã phá giặc Ân rồi, trong nước thái-bình mới lo việc truyền ngôi cho con, hội hai mươi hai vị công-tử lại mà bảo rằng : - Ta muốn truyền ngôi cho đứa nào làm vừa lòng ta là đến kỳ cuối năm biết đem trân-am mỹ-vị đến dâng cúng tiên-vương để tròn đạo hiếu thì ta sẽ truyền ngôi cho. ... <chi tiết>
Bạn đang xem tác phẩm thứ 101 - 120 / 638 tác phẩm