Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.389 tác phẩm
2.747 tác giả
753
116.718.403
 
Trả lại sự công bằng cho một nhà nghiên cứu thời tiền chiến
Vũ Anh Tuấn

Trưa thứ bảy, mùng 2 tháng 6 vừa qua, chúng tôi đã được nghe thấy (lần thứ hai) trong một chương trình được phát từ 13 giờ 30 tới 14 giờ trên kênh 9 Đài truyền hình TP.HCM (HTV9), về các Trò chơi của trẻ em Việt Nam (với một số hình ảnh minh hoạ các trò chơi), nhưng lần này cũng như lần phát khoảng 4 tháng trước, phát thanh viên luôn nói rằng có một tác phẩm mà một người Pháp (không xác định là ở đâu? Tên gì?) đã viết về các trò chơi này. Đó làm một điều hoàn toàn sai, vì tập tài liệu dày 92 trang viết bằng Pháp văn này không phải do một người Pháp nào viết mà do một tác giả Việt Nam, cụ Ngô Quý Sơn, đã viết bằng Pháp văn (Xin xem Tài liệu 1 và 2 đính kèm) dưới tựa đề Các hoạt động của trẻ em Việt Nam ở Bắc Kỳ (Activités de la société enfantine annamite du Tonkin). Ở dưới tựa đề này có đề chữ của tác giả Ngô Quý Sơn (Par Ngô Quý Sơn).

 

Tài liệu nghiên cứu dày 92 trang (gồm 83 trang viết và 9 phụ bản) chứa đựng những minh hoạ mô tả các thứ trò chơi chính như: thả đỉa ba ba, nu na nu nống, rồng rắn v.v. và các trò chơi thả diều. Trong 83 trang viết, cụ Ngô Quý Sơn đã giới thiệu hầu hết các trò chơi của trẻ em thời đó như: Rồng Rắn, Nu Na Nu Nống, Thả Đỉa Ba Ba, Hú Tim, Giã Gạo, Mít Mật Mít Dai, Đánh Chuyền, Chơi Ô Ăn Quan, Đáo Lỗ, Đáo Điệu, Thả Diều (11 loại), Đánh Đinh, Đánh Bò, Cờ Chân Chó, Chơi Cờ, Đánh Cần, Đánh Lú, Hú Ma Trơi (lúc đó viết là Trơi thay vì Chơi), Phụ Đồng Chổi, Phụ Đồng Ếch, Kéo Cưa Lừa Xẻ, Thìa La Thìa Lẩy, Dung Dăng Dung Dẻ và hàng trăm trò chơi khác. Mỗi trò chơi đều được mô tả rõ về cách chơi, số người chơi, thời gian thường được chơi v.v. và sau đó tác giả đã ghi lại đầy đủ những lời thoại trong cuộc chơi. Xin đơn cử một thí dụ:

 

 

 

Tập tài liệu này được viết và xuất bản năm 1943 trong tập kỷ yếu của Viện Nghiên cứu về Con Người ở Đông Dương (L’Institut Indochinois pour l’Étude de l’Homme).

 

Ngoài phần bài viết (gồm 83 trang) còn có 9 phụ bản là các hình ảnh minh hoạ một số trò chơi tiêu biểu (xin xem bản gốc trang web http://sachvatranh.com/article.php?id=74&category_id=13) và một vài trong số các hình vẽ đó đã được phát trên màn hình HTV9 hôm thứ bảy 2/6/2007 vừa qua.

 

Một nhà nghiên cứu người Việt đã viết ra tài liệu này bằng Pháp văn, đó là cụ Ngô Quý Sơn chứ không phải một anh tây mũi lõ nào cả. Bài viết này với các tài liệu chứng minh, chỉ mong nói lại cho rõ, để trả lại sự công bằng cho nhà nghiên cứu Ngô Quý Sơn, người đã có công viết tập tài liệu này để giúp cho người đời sau nhớ và biết đến những trò chơi của trẻ em Việt Nam (ở phía Bắc) trên một nửa thế kỷ trước, và đó cũng là những nét văn hoá mà chúng ta cần lưu giữ, chẳng nên để phai mờ và mai một!

Vũ Anh Tuấn
Số lần đọc: 2056
Ngày đăng: 20.08.2011
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Đọc Vùng đồi * của Phạm văn Nhàn - Trần Hoài Thư
Trả Lại Giá Trị Chân Chính Cho Truyền Thuyết Mỵ Châu – Trọng Thủy! - Hà văn Thùy
Ra mắt tập truyện ngắn và tạp văn Hiếu Tân- Từ Hải và Ẩn sĩ. - Nhiều Tác Giả
Vài dòng chơi vơi với thơ Trần Hữu Dũng - Phùng Quý Nhâm
Việt Nam Là Nước-Thục Tại Biển Đông? - Văn Toàn
Thư mời ra mắt tập truyện ngắn và tạp văn Hiếu Tân. - Nhiều Tác Giả
Thư ngỏ - Bùi Hoằng Vị
Nâng Niu Hạnh Phúc Trên Tay - Trần Vân Hạc
Biển hồn nhiên nên “biển ngọt ngào” ! - Phan Chính
Nghĩ Về Một Tập Thơ, Hiểu Thêm Về Một Người Thơ - Trầm Thanh Tuấn