Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.384 tác phẩm
2.747 tác giả
888
116.665.037
 
Chuyện mơ ngủ
Hòa Văn

Cu Ngàn. Họ tên đầy đủ là Phương Tiền Ngàn, được bà Chua nhặt không biết ở đâu đem về chăm bẵm nuôi nấng từ khi còn đỏ hoe. Hàng xóm có người cắc cớ hỏi, bà Chua cười, kiểu cười của bà miệng méo xệch chực khóc thế nên lâu rồi không còn ai hỏi nữa.

 

Năm Ngàn lên mười hai tuổi nghe chúng bạn xầm xì, cu cậu hỏi, bà với tay dợm cú một cái tróc lên cái đầu tròn vo, tóc cắt ngắn ngủn nhưng lại thôi. Bà trợn tròn mắt:

- Hỏi mần chi?.

 

Những lúc bà như vậy, Ngàn ngất nga ngất nghểu pha trò cười giả lã rồi chạy u đi.

 

*

 Người ta kể bà Chua đến ở làng An Hạ nầy vào năm lụt lớn Giáp Thìn (1964). Khi bị nước lũ cuốn trôi bà bu bám được vào một mái nhà tranh, qua cả ngày đêm vật lộn với dòng nước lũ dữ dội, trong bụng không có lấy một hạt cơm, áo quần ướt sũng lạnh cóng khiến người đuối sức mệt lả. Chỉ một chút nữa... là đi đời!, may mà gặp ghe gắn máy của nhóm trai tráng trong làng đi vớt củi ở ven sông Hạ Yên cấp cứu kịp. Khi bà được vớt lên ghe xong cái mái nhà tranh kia cũng vừa tan rả ra từng miếng!.

 

Hồi ấy bà trên bốn mươi mấy tuổi, qua lụt bà có lặn lội trở lại nguyên quán nhưng cây lũ lớn quá cuốn phen mất cả làng ở vùng bán sơn địa mé sông Ka Ka, chẳng còn ai thân thuộc nên lại quay trở về đây cư ngụ. Chiến tranh ác liệt bà đi xuống vùng ven thị trấn Cửu Đèn sinh sống, làm đủ nghề nhiều nhất là cấy thuê, gặt lúa mướn, đôi khi làm vú em cho nhà khá giả. Hòa bình hồi cư về làng. Cu Ngàn là của cải quý nhất của bà mang theo về. Lúc nầy bà đã trên năm mươi mấy tuổi, có người hỏi con bà cũng ừ, cháu bà cũng ừ. Ngàn kêu là bà ngoại. Dù ai cũng biết bà đâu có đứa con nào!.

 

Càng lớn trông bộ dạng Ngàn càng cao to, cho dù hằng ngày dang nắng dầm mưa trùi trụi thế mà da cứ trắng mịn, mũi lõ, mắt sáng màu trắng thau. Con lai!. Thêm chuyện rồi. Có tiếng ra tiếng vào!.

 

Đó là hồi xưa.

 

*

Ngôi nhà đẹp mới xây ở xóm 3 làng An Hạ là nhà bà Chua. Số là qua “chương trình con lai” cu Ngàn tự nhiên có giá. Người đi lùng diện như Ngàn nhiều lắm. Và rồi Ngàn đi Sài Gòn lo thủ tục và đi...

 

Chuyện chỉ như thế nói làm chi.

Mười năm sau, có một người trắng da dài tóc, xum xoe ra vẻ kẻ dư ăn dư để từ Sài Gòn về trưng ra bằng cớ bảo Ngàn là con của họ. Cái nầy thật giả ai mà biết. Việc bà Chua nhặt cu Ngàn là thật nhưng ở đâu, bao giờ là câu chuyện chỉ có bà Chua biết. Người biết chuyện nói bà cực khổ biết bao nhiêu với Ngàn giờ bà có quyền được hưởng sự chăm sóc. Không ai được tước đoạt cái quyền ấy!. Kẻ khác thì lại nói mẹ con họ do hoàn cảnh lâu nay xa cách biền biệt nên để họ hàn gắn lại. Nói chi cũng thấy phải.

 

Bà Chua định bụng điện thoại cho Ngàn biết chuyện. Chưa điện Ngàn đột ngột về.

Nhà bà Chua đông người vào ra chộn rộn như đám hát. Câu chuyện của Ngàn được thêu dệt đủ điều. Chỉ có sự thật nằm trong bụng bà Chua.

 

*

Ngàn về đợt nầy có mang theo con mèo tam thể. Theo Ngàn kể không biết nó từ đâu đến được xứ sở lạ huơ lạ hoắc. Một hôm Ngàn dừng xe bên lề đường, vừa mở cửa xe nó nhảy phóc lên rồi làm cách chi cũng không chịu xuống.

 

Thế là Ngàn cho nó về nhà. Lix – tên con mèo do Ngàn đặt - nhanh chóng thích nghi với hoàn cảnh sống mới, với chủ mới, Lix biết vâng lời, ăn uống nghỉ ngủ có nơi có chỗ nên dần dà Ngàn thích và chăm sóc nó tốt. Lix chân cao ráo mình thon dáng điệu lanh lợi mà hiền khô, cả ngày hết ra hiên đùa giỡn với bóng nắng lại vào nhà nằm khoanh bên hồ cá, lâu lâu đứng dậy vươn vai xong ngồi ngắm nghía mấy chú cá lia thia thư thả bơi bơi... Cả vợ và con Ngàn cũng thích Lix.

 

Lix ở với vợ chồng Ngàn được đâu hai tháng, một hôm có việc đi trở lại đoạn đường phố X, Ngàn trông thấy một tấm bảng nhỏ treo nơi ghế đá nội dung “Tìm mèo đi lạc, xin gọi số ĐT...”. Phía dưới dòng chữ có in hình chụp y hệt Lix. Dù đã bắt đầu mến Lix rồi nhưng việc đúng phải làm, Ngàn điện thoại, sau đó chủ nhân của Lix liên hệ xin lại. Lix gặp lại chủ cũ mừng lắm mà không biết tại sao khi ông ta đưa lên xe về, nó dùng dằng chẳng chịu đi. Đôi con mắt Lix nhìn Ngàn chực khóc trông tội nghiệp quá. Ông chủ cho nó muốn chọn ở đâu tuỳ nó. Và nó ở với Ngàn. Về sau Ngàn và ông chủ cũ của Lix thành bạn bè.

 

Lần nầy về, nó đòi đi theo. Hảng hàng không yêu cầu Ngàn phải có giấy kiểm dịch động vật, tiêm chủng và có giấy phép xuất nhập cảnh cho nó... Thế là Lix được về cùng cả nhà Ngàn.

 

*

Việc Ngàn lớn rồi ai có nhận con nhận cháu gì không đáng ngại. Chỉ tội cho bà Chua cắc ca cắc củm nuôi nấng, trông mong lúc xế tuổi, nay mà lỡ Ngàn không ngó nghĩ nữa biết làm sao. Nhiều người nhỏ to lo lắng ...

 

Trong cuộc họp gia đình, Ngàn nói có tình có lý:

- Thưa quý chú bác, các cô... bên sanh bên dưỡng bên nào con cũng trọng, nhưng bà ngoại con là số một trên đời, không có mẹ con không có mặt trên đời, nhưng không có ngoại chắc con đã chết!.

Cuộc họp im phăng phắc.

 

Ngàn nói thêm:

- Chừng này tuổi đầu rồi con có mẹ!. Âu cũng là điều phước đức đáng vui mừng.

Mẹ của Ngàn tỏ ra hối hận việc bà bỏ rơi cu Ngàn sau khi sinh gần khẳm tháng.

Ngàn nói tiếp:

- Con không bao giờ dám trách mẹ. Nhưng thương và quý ngoại hơn!.

Bà Chua ngồi im thiêm thiếp. Bình thường không bao giờ bà tranh cãi hơn thua với ai điều chi, giờ cũng vậy. Chính điều nầy càng làm cho Ngàn thấm thía bao tình yêu thương lâu nay bà dành cho đứa cháu côi cút.

 

Thời xưa ấy, người đủ cặp đủ đôi, có lao động còn gặp khó trăm bề huống chi gia cảnh bà Chua, vừa neo đơn vừa có tính khí bời hời bợt chợt và lảng lảng, dù tạng người trông mạnh khoẻ. Bà cháu quanh năm sống qua ngày qua tháng bằng đĩa rau bát cháo, củ khoai củ sắn, mà mớ khoai mớ sắn có được cũng nhờ đi mót hoặc làm mướn. Ngàn thấu hiểu mồn một mọi chuyện.

 

Nếu nói sự vất vả bấy giờ thì bà Chua trên vất vả mấy chục lần... Căn nhà là túp lều xiêu vẹo tựa chiếc nấm rơm nở hết cỡ sắp tàn, đứng trơ trụi ở giữa cánh đồng, chỉ đủ che nắng còn mùa mưa mái nhà lợp tranh rạ lâu ngày dột nát, bốn bên phên trống gió lùa. Nơi hai bà cháu nằm là chiếc gường tre được ba chân lành lặn, một chân sát phên đã đù đưa phải kê thêm chồng gạch cũ. Việc học của Ngàn được tính bằng ngày một ngày hai, ráng lắm xong lớp chín rồi nghỉ đi lơ xe đò cho một chủ xe chạy từ quê ra phố. Tuy vậy Ngàn không bao giờ có một mảy may trách cứ điều chi. Ngàn nghĩ bụng “Ở với bà như ri được rồi!. Còn hơn một thân một mình như mấy đứa “cù bơ cù bất” ở bến xe liên tỉnh!.”.

 

*

Xe đang chạy với tộc độ cao trên đường cao tốc, bỗng nhiên vô - lăng không còn điều khiển được, chiếc xe như con ngựa bất kham lao tới, lao tới... Ngàn ú ớ... thất kinh. Vợ Ngàn vùng dậy gật gật mạnh chân chặp lâu Ngàn mới mắt nhắm mắt mở lơ ngơ.

 

Hóa ra Ngàn mơ ngủ!... Chuông đồng hồ treo tường trong phòng điểm 5 giờ sáng ở bang Y./.

 

 

Hòa Văn
Số lần đọc: 1734
Ngày đăng: 24.03.2012
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Nguyễn Ơi - Đặng Hồng Quang
Chuyện Tình Xóm Ven Sông - Nguyễn Hữu Duyên
Quê Cha - Trần Yên Hòa
Lộn Ngược - Mang Viên Long
Hơn - Sức - Võ Xuân Phương
Liều Thuốc Điện Tử - Đặng Hồng Quang
Người Nuôi Bịnh Mướn - Nguyễn Minh Phúc
Yêu Internet - Hòa Văn
Chuyện Về Một Cái Truyện Không Được Đăng Báo - Nguyễn Hữu Duyên
Lời Hẹn Cuối Mùa Thu - Võ Anh Cương
Cùng một tác giả
Rạng Đài Mây (truyện ngắn)
Tiếng chim (truyện ngắn)
Ngày nói thật (truyện ngắn)
Chiếc lá (truyện ngắn)
Chú Gấu Bông (truyện ngắn)
Yêu Internet (truyện ngắn)
Chuyện mơ ngủ (truyện ngắn)
Ở phố nghe gà gáy (truyện ngắn)
Thế Lính Hoàng Sa (truyện ngắn)
Quả bóng Euro (truyện ngắn)
Hương xưa (truyện ngắn)
Không đề (truyện ngắn)
Chiều cạn (phê bình)
Sống dở... (truyện ngắn)
Mẹ Chồng Tôi (truyện ngắn)
Giấc mơ lân (truyện ngắn)
FB &... (truyện ngắn)
Nhân cách (truyện ngắn)
Kiểu... (truyện ngắn)