Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.400 tác phẩm
2.747 tác giả
369
116.778.791
 
Hình bóng Hemingway ở Paris qua Hồi ký A Moveable Feast (Kỳ 7)
Phan Tấn Uẩn

 

*

*    *

NGƯỜI SÔNG SEINE

( People of the Seine)

 

            Đến Paris, trong một quán kem trên bờ sông Seine, chúng tôi có dịp nhìn ngắm sông Seine, chụp ảnh, quay video những quầy bán sách báo cũ và liên tưởng đến hình bóng Hemingway ở Paris.

 

            Sông Seine có mối quan hệ mật thiết với văn học Pháp.Vô số tác phẩm văn học, bao gồm “Les Misérables” của Victor Hugo và “A Moveable Feast” của Ernest Hemingway, đã lấy sông Seine làm bối cảnh . Quang cảnh hai bờ Sông Seine đẹp đến nao lòng …

 

 

Pont Neuf vắt ngang dòng sông Seine

Tour Eiffel trên bờ sông Seine

Notre-Dame bên bờ sông Seine

 

Sông Seine đóng một vai trò quan trọng trong lịch sử, nghệ thuật và văn hóa Paris. Nó truyền cảm hứng cho vô số nghệ sĩ, nhà thơ và nhà văn trong mọi thời đại và tiếp tục là một phần không thể thiếu trong bản sắc Paris. Cảng Le Havre ở cửa sông Seine là cảng vận chuyển quốc tế lớn nhất nước Pháp và con sông này chảy qua khu vực giàu có và đông dân nhất trong số 27 khu vực hành chánh của Pháp, được gọi là Île-de-France hoặc Île de la Cité Paris. Sông Seine chứng kiến những sự kiện lịch sử quan trọng: là nhân chứng cho những thời khắc then chốt của lịch sử và định hình cho vận mệnh dân tộc Pháp từ những cuộc đăng quang đến các cuộc cách mạng…

Tóm lại, sông Seine giữ một vị trí đặc biệt trong trái tim của người dân Pháp và du khách. Với ý nghĩa lịch sử, văn hóa và tự nhiên, nó tiếp tục là biểu tượng cho vẻ đẹp và sự quyến rũ của Paris. Đi dạo dọc theo bờ sông, đi thuyền hay chỉ đơn giản là chiêm ngưỡng khung cảnh của nó, sông Seine đều mang đến trải nghiệm thực sự khó quên.

 

            Người Sông Seine trong A Moveable Feast chính là những người bán sách báo cũ được gọi là bouquinistes hay  Paris booksellers. Những bouquinistes nầy có một lịch sử từ xa xưa khi họ dựng các quầy hàng của mình dọc theo bờ sông Seine từ thế kỷ 16. Hoạt động của họ nhộn nhịp từ Pont Marie đến Quai du Louvre ở bờ phải (la rive droite) và từ Quai de la Tournelle đến Quai Voltaire ở bờ trái (la rive gauche).

 

Tranh điêu  khắc “Bouquiniste  Quai Voltaire 1821” của Jean Henry Marlet

Những Bouquinistes bắt đầu cung cấp sách cũ dọc theo

bờ sông Seine vào khoảng thế kỷ 16

 

Năm 1992 , hai bờ sông Seine với bouquinistes của Paris  được UNESCO công nhận là di sản văn hóa .

            Sông Seine là ‘con sông duy nhất trên thế giới chảy giữa hai giá sách’ (the River Seine is ‘the only river in the world that runs between two bookshelves”).

 

            Lúc đầu, các quầy hàng của bouquinistes nằm xen lẫn giữa những gian hàng bán tem, tiền xu, truyện tranh, và những quầy bán các bản in khắc và tạp chí,sách cũ . Họ xếp hàng hóa lên chiếu trải trên mặt đất, hoạt động xô bồ, khiến nhà chức trách đặt ra các quy tắc cấm đoán, đã gây tranh cãi sôi nổi một thời. Đến thời vua Louis XVI ,những bouquinistes được chào đón trở lại vói sự ủng hộ của các thành viên hiệp hội văn hóa và văn học, đặc biệt Napoleon I tỏ ra rất khoan dung rộng lượng với họ. Từ đó, những bouquinistes lưu trữ các tờ báo cách mạng, tài liệu quảng cáo chính trị và các bài hát yêu nước trong Cách mạng Pháp từ 1789 đến 1795 và đặc biệt thịnh vượng sau cách mạng khi toàn bộ thư viện được giải phóng khỏi giới quý tộc hoặc giáo sĩ và được rao bán với giá rẻ trên bờ sông Seine. Vào năm 1859, những quầy hàng xanh mà ta thấy ngày nay đã trở thành tiêu chuẩn và được lắp đặt ở nhiều điểm khác nhau dọc bờ sông…

 

Hộp đựng sách (Box)của một bouquiniste. Xem ghi chú (*) về kích thước của box.

Người bán sách đóng hộp sách(box) của mình sau khi xong việc

(photo : Wikipedia).

 

Quán kem trên bờ sông Seine (Photo PTU ,tháng 9/2019)

 

Những quầy sách dọc sông Seine, Paris ( Photo PTU, tháng 9/2019)

Video : https://www.facebook.com/uan.phan.3/videos/1101802634303747

 

*

*    *

            Trong tự truyện, Hemingway mô tả chuyến đi bộ đến sông Seine theo lộ trình từ căn hộ của mình trên phố Cardinal Lemoine theo đại lộ Saint Germain , băng qua khu chợ rượu vang cũ La Halle Aux Vins (Paris Wine Market) hoang vắng, nhìn qua đảo Saint Louis bên nhánh sông Seine.

 

 

Hemingway đi bộ từ căn hộ Cardinal Lemoine

Đến Boulevard Saint-Germain

Và  La Hall aux Vins (Paris Wines Market) những năm 1920

 

Nhìn qua Đảo Saint Louis bên nhánh sông Seine (ảnh xưa)

 

            Đến sông Seine thấy những quầy bán sách Mỹ giá rẻ nằm dọc theo hai bờ. Ernest Hemingway và vô số nhà văn khác đã tản bộ qua đây để lục tìm sách hiếm hoặc tìm kiếm ngay tác phẩm của riêng mình trong những chiếc hộp màu xanh đậm được kẹp chặt trên tường. Người ta nói rằng có ít nhất 300.000 cuốn sách được bán dọc theo hai bờ sông .

 

Trong một quầy sách ,Hemingway tìm thấy những cuốn sách tiếng Anh

 bán chỉ một vài franc. Bà bán sách không biết giá trị các sách nầy.

 

Hemingway cũng nói về quán La Tour d’Agent có dịch vụ cho thuê phòng trọ, nếu khách rời quán vứt bỏ lại sách, những người dọn phòng sẽ mang các sách nầy bán lại cho các quầy sách cũ.

 

La Tour D’Argent restaurant (Dịch vụ khách thuê phòng trọ Paris)

 

*

*   *

            Màn đối thoại của bà bán sách và Hemingway :

“ Những sách ấy có quí không?” bà  hỏi tôi  sau khi chúng tôi đã quen biết.

“Đôi khi cũng có một cuốn.”

“Làm sao biết được?”

“Tôi có thể biết khi đọc chúng.”

“Nhưng nó vẫn là một hình thức cờ bạc. Đâu có nhiều người đọc được tiếng Anh?”

“ Bà cứ lưu giữ lại rồi tôi sẽ đến xem .”

" Không. Tôi không thể lưu giữ. Anh đâu có đến thường xuyên. Mỗi lần anh mất tăm là hơi lâu đấy. Nếu có người mua tôi sẽ bán ngay.Chẳng ai cho tôi biết giá trị của chúng. Nếu biết là sách vô giá trị, tôi sẽ không bao giờ mua bán loại nầy”.

“Vậy làm sao bà biết một cuốn sách tiếng Pháp có giá trị?”

“Đầu tiên là những bức ảnh. Rồi đến chất lượng của hình ảnh. Sau đó là đóng bìa. Nếu một cuốn sách hay, người chủ sẽ đóng bìa chăm chút. Sách tiếng Anh tất cả đều có đóng bìa nhưng rất xấu.Không cách nào đánh giá được…” 

(“Are they any good?” she asked me after we had become friends.

“Sometimes one is.”

“How can anyone tell?”

“I can tell when I read them.”

“But still it is a form of gambling. And how many people can read English?”

“Save them for me and let me look them over.”

“No. I can’t save them. You don’t pass regularly. You stay away too long at a time. I have to sell them as soon as I can. No one can tell if they are worthless. If they turn out to be worthless, I would never sell them.”

“How do you tell a valuable French book?”

“First there are the pictures. Then it is a question of the quality of the pictures. Then it is the binding. If a book is good, the owner will have it bound properly. All books in English are bound, but bound badly. There is no way of judging them.”)

…….

Hotel Voltaire, nơi những bouquiniste thu mua sách từ các nhân viên  khách sạn

 

Một ngày nọ, tôi hỏi một bà bán hàng khác cũng là bạn tôi có khi nào chủ nhà đem sách đi bán không.

“Không,” bà nói. “Tất cả đều bị vứt bỏ. Đó là lý do người ta biết chúng không có giá trị.”

“ Bạn bè tặng để họ đọc khi đi trên thuyền.”

“ Phải rồi ,” bà nói. “Họ rời tàu bỏ lại hết cả trên đó.”

“Họ làm thế thật,”tôi nói. “Các sách ấy được giữ lại và đóng bìa đưa vào thư viện trong tàu”

“Thật là thông minh,” bà nói. “Ít nhất họ cũng biết đóng bìa sách đúng cách.Bây giờ nhìn mới thấy giá trị.”

(One day I asked another woman stall-keeper who was a friend of mine if the owners ever sold the books.

“No,” she said. “They are all thrown away. That is why one knows they have no value.”

“Friends give them to them to read on the boats.”

“Doubtless,” she said. “They must leave many on the boats.”

“They do,” I said. “The line keeps them and binds them and they become the ships’ libraries.”

“That’s intelligent,” she said. “At least they are properly bound then. Now a book like that would have value.”)

(People of the Seine in A Moveable Feast)

            Hemingway thường đi bộ qua những con phố ven sông từ phía đầu Île de la Cité, dưới chân cầu Pont Neuf nợi đặt tượng của Henry Đệ Tứ .

 

 

Dưới chân cầu Pont Neuf nợi đặt tượng của Henry Đệ Tứ

 

 

Hemingway theo những bậc cầu thang xuống công viên để xem những

người câu cá đang thả câu ở đấy và ở dưới cây cầu vĩ đại

 

Nơi thả câu tốt hơn hết là Chareton,ở đó dòng Marne chảy vào sông Seine

(There was better fishing at Charenton, where the Marne came into the Seine)

Hemingway thích xem những người câu cá Paris nhưng bản thân ông không câu ở đây vì không chuẩn bị sẳn đồ nghề. Ông thích thú nhìn ngắm họ kéo được loại cá goujon rất ngon có thể ăn nguyên con, kể cả xương và cho biết  nơi tốt nhất để ăn goujon là La Pêche Miraculeuse, một nhà hàng lộ thiên, cũng là nơi phục vụ “một loại vang trắng hảo hạng”. Ông mô tả nhà hàng “như bước ra từ một câu chuyện Maupassant” và từ đó, sông Seine trông giống như một bức tranh của Sisley.

 

Đi bộ dọc theo dòng sông,ông không bao giờ thấy cô đơn giữa cảnh trời nước với những người câu cá, những con thuyền lướt sóng, những tàu kéo lai dắt xà lan với ống khói gập lại khi chui qua cầu…

 

Sà lan trên sông Seine với ngư dân và cuộc sống riêng trên tàu

 

 

Sun Valley, Idaho: 1939 Hemingway với cá hồi.

Hình ảnh Hemingway đứng bên bờ sông, câu cá trong dòng nước trong xanh

   với một chiếc mũ lưỡi trai và áo khoác của mình, đã trở thành một biểu tượng

của sự mạnh mẽ và sự kết nối với tự nhiên.

 

 Trong lúc chờ xuân đến,“khoảng thời gian thực sự buồn nhất ở Paris” là khi bất chợt có cơn mưa lạnh ập về, như lời nhắc ta biết mùa xuân vẫn chưa đến. Dù thế nào, cuối cùng mùa xuân cũng sẽ đến, nhưng Hemingway vẫn cảm thấy trong một khoảnh khắc có vẻ như nó sẽ không bao giờ đến…

*

*    *

Kết luận, ta thấy hình bóng Hemingway như thế nào trong chương People of The Seine ? Trước hết, chọn đề tài về sông Seine là một chủ ý của tác giả cho người khác biết mặc dù viết tự truyện nhưng ông không viết cho bản thân mà viết cho văn học nói chung.

Cuộc trò chuyện của Hemingway với người bán sách làm sáng tỏ cách đánh giá chất lượng một cuốn sách của bà ta  khác hẳn với  chuẩn mức ông thường dùng. Trong thế giới của Hemingway, văn học được đánh giá thông qua phê bình và thảo luận tác phẩm . Nhưng đối với bà bán sách , một cuốn sách hay hay không chỉ cần nhìn vào bìa sách. Điều này làm nổi bật một khía cạnh khác, thực tế hơn của văn học với tư cách là một ngành công nghiệp, không chỉ đơn giản là một hoạt động theo đuổi nghệ thuật.

Khi đến gần những người câu cá trong tâm thế đang vật lộn  với một câu hỏi hóc búa trong tác phẩm của mình, chăm chú nhìn vào công việc của họ, đầu óc căng thẳng của Hemingway được xoa dịu nhanh chóng.

Thế giới xung quanh ảnh hưởng sâu sắc đến cảm xúc của Hemingway. Ông vui mừng và phấn khích khi nhìn thấy hoạt cảnh những người câu cá và mùa xuân đang đến gần, nhưng niềm hạnh phúc này thật mong manh; nó phụ thuộc vào thời tiết ấm áp và có thể trở thành nỗi buồn da diết khi cơn mưa lạnh trở lại.

 

            Đoạn cuối trong Người Sông Seine :

“ Với rất nhiều cây cối trong thành phố, bạn có thể thấy mùa xuân đang đến từng ngày cho đến  một đêm gió ấm bất ngờ ập đến vào buổi sáng. Thỉnh thoảng những cơn mưa lạnh buốt đẩy lùi nó đến mức tưởng chừng như nó sẽ không bao giờ đến và bạn như đang đánh mất mùa xuận trong đời. Đây là khoảng thời gian thực sự buồn duy nhất ở Paris vì nó không được tự nhiên. Nỗi buồn mùa thu là lý lẻ thường tình. Với mùa đông, mỗi năm một phần đời trong bạn sẽ chết dần khi lá rụng và những thân cây trơ trụi trước gió cùng với ánh sáng lạnh buốt.Thế nhưng bạn luôn có mùa xuân, dóng sông sẽ chảy trở lại sau mùa đông đóng băng. Nếu mưa lạnh kéo dài lê thê  giết chết mùa xuân, chẳng khác nào một người trẻ đột ngột qua đời.

Tuy nhiên, vào những ngày đó, mùa xuân cuối cùng cũng đến ,nhưng ta đã  qua một thoáng giật mình hoảng sợ tưởng như mùa xuân đã lụi tàn.”

\           “With so many trees in the city, you could see the spring coming each day until a night of warm wind would bring it suddenly in one morning. Sometimes the heavy cold rains would beat it back so that it would seem that it would never come and that you were losing a season out of your life. This was the only truly sad time in Paris because it was unnatural. You expected to be sad in the fall. Part of you died each year when the leaves fell from the trees and their branches were bare against the wind and the cold, wintry light. But you knew there would always be the spring, as you knew the river would flow again after it was frozen. When the cold rains kept on and killed the spring, it was as though a young person had died for no reason.

In those days, though, the spring always came finally but it was frightening that it had nearly failed.”

----------

GHI CHÚ :

(*)"Quy định về Bouquinistes" theo điều 9 của đạo luật tháng 10 năm 1993, do Jacques Chirac ký: Các hộp sách (box) xử dụng trong các quầy hàng được Cơ quan quản lý phê duyệt với quy định kích thước như sau : chiều dài 2 mét, chiều rộng  0,75 mét, chiều cao phía sông (Seine side) 0.6 metres, phía bờ (Shore side) 0.35 metres.Kích thước này dành cho hộp kín, có nắp đậy. Khi sử dụng, mép trên của hộp đã mở không được cao hơn mặt đất quá 2,1 mét.

 

Phan Tấn Uẩn
Số lần đọc: 84
Ngày đăng: 02.04.2024
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Về miền trú ẩn (phần 1) - Đỗ Nguyễn
Từ cõi chiêm bao (phần cuối) - Đỗ Nguyễn
Từ cõi chiêm bao (Phần 7) - Đỗ Nguyễn
Từ cõi chiêm bao (phần 6) - Đỗ Nguyễn
Từ cõi chiêm bao ( phần 5) - Đỗ Nguyễn
Từ cõi chiêm bao (Phần 4) - Đỗ Nguyễn
Từ cõi chiêm bao (Phần 3) - Đỗ Nguyễn
Từ cõi chiêm bao (Phần 2) - Đỗ Nguyễn
Từ cõi chiêm bao (Phần 1) - Đỗ Nguyễn
Bóng đời xa lạ (Phần cuối) - Đỗ Nguyễn
Cùng một tác giả
Đêm Mù Mộ Địa (truyện ngắn)
Chuyến về quê (truyện ngắn)
Giấc mơ chiếu manh (truyện ngắn)
Trên sợi tóc buồn (truyện ngắn)
Quán về khuya (truyện ngắn)
Phố đỏ (truyện ngắn)