Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.384 tác phẩm
2.747 tác giả
666
116.695.923
 
Hình bóng Hemingway ở Paris (Kỳ 4)
Phan Tấn Uẩn

 

***

“ Nhà tôi ở trên đường  Notre Dame des Champs, nơi Hemingway đã sống và viết . Mỗi ngày đi về ngang qua căn hộ của họ, tôi cảm nhận hình bóng Hemingway thấp thoáng sau cánh cửa và nghĩ mãi về ông. Nó không chỉ là chân dung của một thế hệ đã mất mà còn là nỗi khao khát của tuổi trẻ và sự tiếc nuối…”

(Wai Chee Dimock, GS Anh Ngữ Đại Học Yale)

 

*

            Trong A Moveable Feast, thuật ngữ Une génération Perdue được Hemingway dùng làm tiêu đề cho một chương trò chuyện với Gertrude Stein về các nhà văn cùng thế hệ. Trước khi đi tìm hình bóng Hemingway trong câu chuyện Une génération Perdue, thiết tưởng cần biết căn nguyên của cụm từ nầy.

             Une génération Perdue (không xài được, lạc lối, bị mất) là cụm từ Gertrude Stein lần đầu tiên nghe người trông coi ga ra trách mắng người thợ sửa xe . Nguyên một lần, bộ phận đánh lửa của chiếc Stein's Model T Ford không hoạt động và người thợ sửa nó đã không hoàn thành công việc, người chủ ga-ra buộc tội người thợ máy là thành phần của một thế hệ không xài được (une génération perdue).Stein đồng ý,sau đó nói rằng Hemingway và người thợ máy thực sự là thành viên của Une génération Perdue, vì sau khi phục vụ trong chiến tranh, họ dành toàn bộ thời gian để say xỉn.

 

Gertrude Stein và Alice B. Toklas với chiếc Ford truck (1918)

 

            Cụm từ “thế hệ đã mất” từ lâu đã được chấp nhận như một thuật ngữ để mô tả Hemingway và các đồng nghiệp của ông. Hiện tại, thuật ngữ này có ý nghĩa tích cực, vì nó mô tả một nhóm nghệ sĩ và nhà văn đã biến dư chấn của Chiến tranh thế giới thứ nhất thành những hành động sáng tạo đổi mới…

 

            Trong những năm 1920, Hoa Kỳ phải đối mặt với những thách thức lớn lao. Nhiều thanh niên phục vụ trong Thế chiến thứ nhất trở về nước trong một xã hội nhiều xáo trộn sau chiến tranh. Họ không hài lòng với cuộc sống và bắt đầu du lịch ra nước ngoài để tìm kiếm mục đích và bản sắc.

 

            Paris thu hút các nhà văn của thế hệ lạc lối vì một số lý do. Trước hết, Paris là trung tâm văn hóa và nghệ thuật, là nơi các nhà văn có thể tìm được việc làm và sau hết, là một thành phố tự do sẵn sàng chấp nhận những ý tưởng mới. Tóm lại, Paris là một lựa chọn hợp lý so với các thành phố lớn khác vào thời điểm đó, khiến nơi đây trở thành điểm đến hấp dẫn đối với giới văn nghệ sĩ.

            Từ năm 1921 đến năm 1924, số người Mỹ ở Paris đã tăng đáng kể do “thế hệ lạc lối” tìm đến. Thế hệ nầy là một nhóm các nhà văn Mỹ sinh ra từ năm 1873 đến năm 1900. Họ chối bỏ các giá trị truyền thống .“Tất cả các bạn đều là thành viên của thế hệ lạc lối” Ernest Hemingway đã viết như thế trong phần mở đầu của tác phẫm Mặt Trời Vẫn Mọc.

            Une génération Perdue đề cập đến một số nhà văn nổi tiếng thường xuyên lui tới hoặc nhận nước Pháp làm quê hương vào những năm 1920, bao gồm Ernest Hemingway, F. Scott Fitzgerald, John Dos Passos, E.E. Cummings, Archibald MacLeish, Hart Crane, G. Stein.và rất nhiều nhà văn khác. Họ không được coi thuộc một trường phái văn học, nhưng đã gây ảnh hưởng lớn đến các thế hệ nhà văn tương lai theo những cách không thể phủ nhận. Những câu chuyện của họ rất đáng đọc đối với bất kỳ ai quan tâm đến thời kỳ đầu của văn học Mỹ.

            Điều gì truyền cảm hứng cho những nhà văn thuộc  thế hệ đã mất ? Đó chính là những trải nghiệm đau thương của họ trong chiến tranh ( như sự mất phương hướng và dư chấn sau chiến tranh…) được sử dụng để tạo nên những tác phẩm giá trị. Nhờ những tác phẩm ra đời trong thời kỳ này, mọi người bắt đầu hiểu chiến tranh đã ảnh hưởng đến họ như thế nào.

 

            Để tưởng niệm “Thế Hệ Đã Mất” , báo History Things ở Mỹ, ngày 12/8/2023, đã đăng những bức ảnh của nhóm nhà văn thuộc thế hệ nầy khi giới thiệu : “Thế hệ đã mất được định nghĩa là một nhóm nghệ sĩ và nhà văn trưởng thành trong Thế chiến thứ nhất. Ernest Hemingway, Gertrude Stein và John Steinbeck chỉ là một số trong thế hệ rộng lớn này đã tạo ra điều kỳ diệu cho văn học Mỹ. Hôm nay, chúng ta hãy cùng tưởng nhớ thế hệ có sức ảnh hưởng tuyệt vời này qua loạt  ảnh ít khi được công bố …”

 

Ernest Hemingway  ở Madrid trong cuộc nội chiến

Tây Ban Nha với (từ trái sang phải) John Dos Passos,

Joris Ivans và võ sĩ đấu bò người Mỹ Sidney Franklin.

 

 

 

E. Hemingway và những người bạn trong Thế hệ Đã Mất

 

Ernest Hemingway trong chuyến thăm mentador

(đấu sĩ đấu bò)Antonio Ordonez

 

Tháng 8 năm 1944, Hemingway với tư cách phóng viên, theo trung đoàn 22 trở lại Paris . Ảnh chụp tại khách sạn La  Mère Poularde, Mont-St.-Michel (trái sang phải) Bill Walton, Mme. Chevalier, Ernest Hemingway, một nhiếp ảnh gia không rõ danh tính của binh đoàn truyền tin, M. Chevalier và Robert Capa. (Bộ sưu tập ảnh Ernest Hemingway, Thư viện Kennedy)

 

Vợ chồng  F. Scott và  Zelda Fitzgerald.

 

E. Hemingway và F. Scott

 

John Steinbeck.

 

William Faulkner

 

T.S. Eliot.

 

Franz Kafka.

 

            Những tên tuổi trên không nằm trong số những nhà văn Hemingway đề cập đến trong A Moveable Feast... Ghi thêm vài hình ảnh độc đáo ở đây như một sưu tập về Hemingway …

 

 

Hemingway với hai con trai Patrick và Gregory

 

E. Hemingway với hai con trai Patrick and Gregory

và các chú mèo ở Finca Vigia.

 

*

*     *

 

            Văn nghệ sĩ các nước trên thế giới khi đến Paris muốn tìm thấy hình bóng thế hệ đã mất, họ cần phải đến những quán cà phê mang tính biểu tượng của Paris. Đó phải là nơi được biết đến với loại cà phê ngon tuyệt với bầu không khí thoải mái và cơ hội ngắm nhìn mọi người. Những quán cà phê này thường được tìm thấy trên những con phố đông đúc hoặc trong các khu du lịch nổi tiếng, mang đến những phút giây thư giản sau những hối hả ồn ào nhộn nhịp của phố phường. Phần nhiều trong số này đã tồn tại qua nhiều thế kỷ và được người dân địa phương cũng như du khách yêu thích. Bất cứ ai muốn tìm kiếm một trải nghiệm Paris đích thực,nhớ ghé thăm một trong những quán cà phê mang tính biểu tượng này.

 

            Les Deux Magots ,Cafe de Flore, Café Le Procope và La Closerie des Lilas là bốn trong số những nhà hàng mang tính biểu tượng của Paris mà Picasso, Hemingway và các nghệ sĩ nổi tiếng khác của thế hệ đã mất thường xuyên lui tới.

 

Les Deux Magots

 

Les Deux Magots vào những năm 20 của thế kỷ trước là điểm gặp gỡ và làm việc của nhiều nghệ sĩ và nhà văn. Ngay cả các nhân vật trong phim “Mặt trời vẫn mọc” của Hemingway cũng gặp nhau ở Les Deux Magots. Vào cuối những năm 40, nó là nơi “đóng đô”của Simone de Beauvoir, Jean-Paul Sartre và Albert Camus.

            Hemingways còn ghi nó ở chuyện uống rượu với James Joyce trong A Moveable Feast : “Một ngày nọ, nhiều năm sau, tôi gặp Joyce đang đi dọc Đại lộ St.-Germain sau khi tản bộ buổi sáng một mình.…Anh ấy mời tôi đi uống và chúng tôi đến Deux-Magots và gọi rượu sherry …”

 

  Café de Flore ở quận 6 là một trong những quán cà phê lâu đời nhất, là địa điểm mà các nhà văn ,triết gia nổi tiếng thường lui tới. Một số nguồn Internet cho rằng danh tính E.Hemingway nằm trong danh sách du khách đến đây cùng với Boris Vian, Romain Gary và Brigitte Bardot.

Café de Flore ở Saint-Germain-des-Prés, Quận 6.

 

            Ngày nay Café de Flore  và Les Deux Magots là nơi tập trung đông đảo khách du lịch, những người không ngại trả giá cắt cổ để uống cà phê hoặc dùng một trong các loại cocktail yêu thích của Hemingway (daiquiri hoặc martini). Hai quán cà phê điển hình nầy vẫn giữ truyền thống hàng trăm năm nay qua những người phục vụ mặc đồng phục đen trắng: áo ghi lê đen, thắt nơ và một chiếc khăn ăn bằng vải lanh lớn màu trắng ghim trên cẳng tay trái của họ.

 

Café Le Procope, Quận 6.

 

            Café Le Procope trên đường l'Ancienne Comédie ,được khai trương vào năm 1686 bởi đầu bếp người Ý tên Francesco Procopio (tên Pháp là François Procope) ; nó là trung tâm của cộng đồng văn học và nghệ thuật Paris trong thế kỷ 18 và 19. Đóng cửa vào năm 1872, đến những năm 1920 mới mở lại. Napoléon được biết là người thường xuyên lui tới nhà hàng nầy.

 

            La Closerie des Lilas ,được gọi là The Cafe and Bar, là quán cà phê yêu thích của Hemingway, nằm gần căn hộ thứ hai của ông ở Montparnasse. Năm 1925 ,Hemingway đã dành hàng giờ mỗi ngày ở Closerie des Lilas để viết một trong những kiệt tác của mình : Mặt trời vẫn mọc.

            “Closerie des Lilas là quán cà phê ngon gần chúng tôi nhất khi sống ở Rue Notre-Dame-des-Champs, trên tầng cao nhất của gian hàng trong sân có xưởng cưa, và đó là một trong những quán cà phê đẹp nhất ở Paris. Bên trong ấm áp vào cả mùa đông ,mùa xuân và mùa thu, bên ngoài rất đẹp với những chiếc bàn dưới bóng cây ở phía có tượng thống chế Ney, và những chiếc bàn vuông vắn, đều đặn dưới mái hiên lớn dọc theo dãy nhà đại lộ.”

 

 

 

La Closerie des Lilas với  tượng Thống chế Ney vẫn còn hiện nay.

           

            Lần đầu tiên Hemingway đọc cuốn The Great Gatsby của Fitzgerald tại La Closerie des Lilas. Cơ sở nầy là bối cảnh cho cuộc gặp đầu tiên của Ernest Hemingway với Fitzgerald. Đó là một trong số ít cơ sở ở Paris mở cửa suốt đêm.

            Trong lần lưu trú thứ hai của Hemingway ở Paris, ông đã đưa La Closerie des Lilas thành một chương riêng trong tiểu thuyết.

            Ngày nay, Closeria des Lilas là một nhà hàng sang trọng với các món ăn ngon của Pháp và dịch vụ hoàn hảo theo kiểu à la française. Bạn có thể ngồi trước quán như Hemingway “làm bạn với bức tượng và uống một cốc bia lạnh trước khi về nhà”. Tượng Thống chế Ney vẫn còn đó…

 

            Một vài du khách hoài cổ còn nhắc tên quán Cabaret de L'Enfer (nay không còn) do một giáo sư văn học thành lập vào thế kỷ 19. Du khách khi vào cửa chạm mặt ngay với một con quái vật có khuôn mặt to lớn với cái miệng dài, gớm ghiếc, có răng nanh,và một con mắt khổng lồ tỏa sáng rực rỡ từ bên trong.

 

Mặt tiền quán  Cabaret de l'Enfer có hình hàm răng dị hợm ở lối vào chính

*

GAINESVILLE  Oct. 2/2023

 

 

Phan Tấn Uẩn
Số lần đọc: 186
Ngày đăng: 21.11.2023
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
1947 – André Gide (Pháp, 1869 – 1951) - Lê Ký Thương
Hình bóng Hemingway ở Paris (Kỳ 3) - Phan Tấn Uẩn
1946 – Hermann Hesse (Đức, 1877 – 1962) - Lê Ký Thương
Hình bóng Hemingway ở Paris (Kỳ 2) - Phan Tấn Uẩn
‘1945 – Gabriela Mistral (Chi-lê, 1889–1957) - Lê Ký Thương
Hình bóng Hemingway ở Paris (Kỳ 1) - Phan Tấn Uẩn
1944 Johannes V. Jensen (Đan Mạch, 1873 – 1950) - Lê Ký Thương
1939 – Frans Eemil Sillanpaa (Phần Lan, 1888 – 1964) - Lê Ký Thương
Bạn tốt bạn xấu (II) Một thuở xưa nay - Võ Công Liêm
1938:Pearl Buck (Mỹ, 1892 –1973) - Lê Ký Thương
Cùng một tác giả
Đêm Mù Mộ Địa (truyện ngắn)
Chuyến về quê (truyện ngắn)
Giấc mơ chiếu manh (truyện ngắn)
Trên sợi tóc buồn (truyện ngắn)
Quán về khuya (truyện ngắn)
Phố đỏ (truyện ngắn)