Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.384 tác phẩm
2.747 tác giả
672
116.695.758
 
1946 – Hermann Hesse (Đức, 1877 – 1962)
Lê Ký Thương

Nobel văn chương thế kỷ 20 (từ năm 1901 đến năm 2000)

 

 

(Biên dịch theo Tài liệu của Viện Hàn Lâm Thụy Điển)

 

 

 

Hermann Hesse đã tìm cách thoát khỏi áp lực chính trị sớm hơn những nhà văn Đức khác. Trong suốt Thế chiến thứ I, ông định cư ở Thụy Sĩ và nhập tịch nước này vào năm 1923. Tuy nhiên, không nên dựa vào nguồn gốc gia đình và những liên hệ cá nhân của Hesse để cho rằng ông chịu ảnh hưởng cuả nền văn hóa Thụy Sĩ, không kém gì nền văn hóa Đức. Nơi Hesse tỵ nạn trong suốt thời kỳ chiến tranh là một quốc gia trung lập, tương đối yên tĩnh, cho phép ông tiếp tục sự nghiệp văn chương của mình. Cùng với Thomas Mann, Hesse là đại diện tiêu biểu nhất được kế thừa di sản văn hóa Đức trong nền văn học đương thời.

 

Hesse xuất thân từ một gia đình sùng đạo. Cha ông nổi tiếng là nhà sử học của giáo hội Tin Lành, mẹ ông là con gái của một nhà truyền giáo. Bà có giòng máu Pháp và được giáo dục ở Ấn Độ. Vì thế, gia đình muốn ông trở thành một mục sư, gởi ông đến học tại tu viện Maulbroom. Hesse trốn khỏi tu viện, đến xin học việc với một người thợ sửa đồng hồ và sau đó làm việc cho các cửa hàng sách ở Tybingen và Basle.

 

Khuynh hướng phản kháng lại tinh thần mộ đạo mà ông được thừa hưởng, dầu sao vẫn luôn tồn tại trong máu thịt, không ngừng dày vò nội tâm ông. Chính điều này, vào năm 1914, đã tạo cho Hesse trở thành  một thanh niên trưởng thành và một nhà văn nổi tiếng đi theo con đường mới khác xa với lối mòn bình dị trước đó của ông. Nói tóm lại, nguyên nhân thay đổi tận gốc rể văn phong của Hesse có hai yếu tố:

 

Thứ nhất, dĩ nhiên là Chiến tranh Thế giới. Khi chiến tranh bắt đầu bùng nổ, Hesse đã bị báo chí Đức tấn công quyết liệt vì những phát biểu hô hào hòa bình của ông và ông không tránh khỏi một cú sốc tinh thần rất nặng về chuyện này. Đối với ông, đó là minh chứng cho thấy toàn bộ nền văn minh châu Âu mà ông đã từng đặt hết niềm tin vào, thật sự đã bệnh hoạn và suy tàn. Có chăng, điều có thể cứu vãn được là những gì vượt ra ngoài những chuẩn mực đã được công nhận, có lẽ từ ánh sáng Phương Đông, có lẽ từ cốt tủy những học thuyết vô thần về cách giải quyết cái thiện và cái ác trong một tổng thể cao hơn. Mệt mỏi và hoài nghi, ông đã tìm lối thoát trong thuyết phân tâm của Freud, lúc bấy giờ đang được nhiều người truyền bá và thực hành, mà nó đã để lại dấu ấn lâu dài trong các tác phẩm ngày càng táo bạo của ông vào giai đoạn này.

 

Cuộc khủng hoảng cá nhân nói trên còn được thể hiện một cách kỳ vĩ  trong tuyệt tác Sói Đồng hoang [Der Steppenwolf] (1927) với những mô tả đầy cảm hứng về lỗi lầm trong bản chất con người, áp lực giữa khát vọng và lý trí của một cá nhân đứng ngoài lề xã hội.

 

Tác phẩm của Hesse chịu nhiều ảnh hưởng từ nhiều hướng: từ Phật Đà và Thánh Francis đến Nietzsche và Dostoevsky, đôi khi khiến người đọc có cảm giác Hesse đã thử nghiệm cùng một lúc nhiều triết thuyết khác nhau. Nhưng đây có lẽ là một ý kiến hoàn toàn sai lầm. Thái độ chân thành và nghiêm túc là nền tảng cho những tác phẩm của ông và ngay cả những đề tài phóng đạt nhất vẫn nằm trong vòng kiểm soát của ông.

 

Trong những tác phẩm hay nhất của Hesse, chúng ta đều bắt gặp gián tiếp hay trực tiếp tính cách của ông. Văn phong của ông, đáng khâm phục, thật hoàn hảo khi thể hiện sự nổi loạn và nỗi đam mê lú lẩn của nhân vật cũng như những suy tưởng về triết lý.

 

Hesse còn là một nhà thơ muốn phá vỡ những định kiến và không thiếu can đảm thú nhận mình được thừa hưởng một gia sản phong phú của miền Nam nước Đức, mà ở ông, đó chính là sự pha trộn khuynh hướng tự do và tinh thần ngoan đạo.

 

Ông là một nhà văn mà trong thời đại bi thảm đã thành công trong việc kế tục chủ nghĩa nhân đạo chân chính.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Lê Ký Thương
Số lần đọc: 222
Ngày đăng: 27.09.2023
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Hình bóng Hemingway ở Paris (Kỳ 2) - Phan Tấn Uẩn
‘1945 – Gabriela Mistral (Chi-lê, 1889–1957) - Lê Ký Thương
Hình bóng Hemingway ở Paris (Kỳ 1) - Phan Tấn Uẩn
1944 Johannes V. Jensen (Đan Mạch, 1873 – 1950) - Lê Ký Thương
1939 – Frans Eemil Sillanpaa (Phần Lan, 1888 – 1964) - Lê Ký Thương
Bạn tốt bạn xấu (II) Một thuở xưa nay - Võ Công Liêm
1938:Pearl Buck (Mỹ, 1892 –1973) - Lê Ký Thương
1937: Roger Martin Du Gard (Pháp, 1881 – 1958) - Lê Ký Thương
1936 – Eugene Gladstone O’neill (Mỹ, 1888 – 1953) - Lê Ký Thương
1934 - Luigi Piradello (Ý, 1867 – 1936) - Lê Ký Thương
Cùng một tác giả
Biển của tôi (tạp văn)
Hồn Sách Cũ (tạp văn)
Sài Gòn – Ăn (tạp văn)
Sài Gòn - Sách (tạp văn)