Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.384 tác phẩm
2.747 tác giả
684
116.694.147
 
1910 Paul Von Heyse (Đức, 1830 –1914)
Lê Ký Thương

Nobel văn chương thế kỷ 20 (từ năm 1901 đến năm 2000)

 

 

(Biên dịch theo Tài liệu của Viện Hàn Lâm Thụy Điển)

 

 

 

Chúng ta có thể nói một cách chính xác rằng Paul Von Heyse là người sáng tạo ra loại tiểu thuyết ngắn (nouvella) tâm lý hiện đại. Ông ít có dụng ý trong loại tiểu thuyết này, và có lẽ đó là lý do mà chúng ta thích tính khách quan chúng hơn là những truyện dài của ông như Trẻ con Thế giới - Kinder der Welt (1872) và Trên Thiên đàng - Im Paradiese (1875) mà chúng đề cập đến nhiều vấn đề đạo lý. Tác phẩm trước bày tỏ vấn đề đạo lý không lệ thuộc vào những giáo điều hẹp hòi, tác phẩm sau nhằm bảo vệ nghệ thuật chống lại chủ nghĩa đạo đức khắc khổ. Cả hai tác phẩm đều cho chúng ta thấy rõ chủ nghĩa nhân đạo của tác giả. Trong Trên Thiên đàng ông còn miêu tả thế giới nghệ sĩ ở Munich. Với Ngược dòng - Gegen den Strom (1904), Heyse can đảm thách thức những thành kiến cố hữu bằng cách chống lại thông lệ tranh chấp tay đôi. Một năng lực sáng tạo trẻ trung một cách kỳ lạ hiện rõ trong tác phẩm Thần Vệ Nữ chào đời - Geburt der Venus (1909), qua đó ông kiên định và dứt khoát bày tỏ quan niệm thẩm mỹ của mình bằng cách bảo vệ tự do sáng tạo, chống lại chủ nghĩa khổ hạnh bằng cách bút chiến đồng thời chống lại kỹ thuật sao chép tư tưởng nông cạn, tầm thường và ngèo nàn theo chủ nghĩa tự nhiên.

 

Tuy nhiên, Heyse không chỉ là nhà văn của tiểu thuyết và tiểu thuyết ngắn, ông còn là nhà thơ trữ tình nhất của nước Đức đương thời. Ông đã sáng tác những “tiểu thuyết ngắn” bằng thơ rất thú vị, trong số đó có tập thơ đáng ca ngợi là Salamander (1879). Mặc dù lãnh vực kịch nghệ không phải là tài năng thiên bẩm của ông, nhưng ông cũng viết nhiều vở kịch xuất sắc, có thể chọn hai trong tổng số trên năm mươi vở là: Kolberg (1865) - viết về những người yêu nước và Hadrian (1865) - vở bi kịch hấp dẫn, trong đó sự khôn ngoan và nỗi buồn phiền của nhân vật  Hadrian  trộn lẫn  vào nhau được mô tả bằng một bút pháp cảm động nhất.

 

Heyse là người có tư tưởng độc lập. Trong khi bạn ông là nhà viết kịch Ibsen ca ngợi hết lời tác phẩm Những người giả vờ và Những tên Viking cướp biển ở Helgeland của ông, thì ông, ngược lại chẳng những không thích vở Những con ma mà cả những vở kịch tượng trưng sau đó của ông này. Ông cũng hết sức mê nhạc, nhưng không quá xúc động khi nghe nhạc của Wagner cũng như của Beethoven, Mozart, Schubert, Chopin và Brahms.

 

Thực sự mà nói rằng nhà văn có sức quyến rủ và hài hòa này đã được công chúng biết đến rất sơm, nhưng cũng phải công nhận có lúc tình thế thay đổi. Chủ nghĩa tự nhiên, nổ tung về phía trước trong những năm 80 và chiếm ngự quang cảnh văn chương nghệ thuật trong thập niên kế tiếp, nhắm vào sự chối bỏ thần tượng, đã không thương tiếc tấn công chống Heyse bởi những đối thủ sừng sỏ nhất của chủ nghĩa này. Ông cũng là người quá hòa nhã, quá yêu cái đẹp, quá đạo đức và cao thượng đối với những người mà họ phỉ báng ông bằng bất cứ giá nào, những người đòi hỏi cảm giác, ấn tượng, sự phóng túng kỳ quái và những mô phỏng đần độn của những sự thực xấu xa. Heyse không đầu hàng. Thái độ khôn ngoan của ông bị phỉ báng bằng những hành vi thô lỗ của họ. Ông đòi hỏi nhà văn nên nhìn cuộc sống trong một ánh sáng lý tưởng thì văn chương sẽ tôn lên vẻ đẹp thực tế.

 

Heyse đã đi theo con đường riêng của mình. Về mặt thẩm mỹ ông tôn sùng sự thực, nhưng bằng thái độ đó, ông phản ánh cốt tủy sự thực qua cái nhìn thực tế bên ngoài. Một câu nói nổi tiếng của Schiller: “Cuộc đời thì trang nghiêm mà nghệ thuật thì trầm lặng”. Để hiểu một cách chính xác, nó diễn tả sự thực sâu xa có thể nhìn thấy được trong cuộc đời và tác phẩm của Heyse. Vẻ đẹp cần được phóng thích và tái tạo, nếu không nó không những mô phỏng thực tế một cách mù quáng mà còn bị  kéo xuống bùn đen. Nó mang tính giản dị thanh cao. Heyse biểu lộ vẻ đẹp trong phương diện này. Ông không giảng dạy đạo đức, thứ đạo đức cướp đoạt vẻ đẹp ngay tức thì, nhưng trong tác phẩm của ông chứa nhiều chất thông thái và cao thượng. Ông không thuyết giảng tôn giáo, nhưng người ta không thể tìm thấy bất cứ điều gì làm tổn thương tình cảm tôn giáo một cách nghiêm trọng trong tác phẩm của ông. Mặc dù ông chú trọng đến đạo đức hơn là giáo điều, ông đã diễn tả lòng ngưỡng mộ sâu xa của mình với mọi quan điểm nghiêm túc. Ông là người khoan dung nhưng không lãnh đạm. Ông tán dương tình yêu, nhưng đó là tình yêu thần thánh chứ không phải tình yêu trần tục tô son điểm phấn. Ông thích những ai tin vào bản tánh của mình, nhưng những cá nhân mà Heyse đồng cảm nhất là những người tôn trọng triệt để bản tánh cao quí của họ nhiều hơn là bản tánh thấp hèn./

----------

 

Lê Ký Thương
Số lần đọc: 419
Ngày đăng: 06.09.2021
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
1909 Selma Lagerlof (Thụy Điển, 1858 - 1940) - Lê Ký Thương
1908 Rudolf Eucken (Đức, 1846 - 1926) - Lê Ký Thương
1907 Rudyard Kipling (Anh, 1865 – 1936) - Lê Ký Thương
Minh Nguyễn: sống và viết - Trần Dzạ Lữ
NĂM 1906 Giosué Carducci (Ý, 1835-1907) - Lê Ký Thương
NĂM 1905 Henryk Sienkiewicz (Ba Lan, 1846 – 1916) - Lê Ký Thương
Phạm Đức Mạnh – Nhà báo, đời thơ ! (phần 1) - Hoàng Thị Bích Hà
NĂM 1904 2.José De Echegaray (Tây Ban Nha, 1832 - 1916) - Lê Ký Thương
NĂM 1904 1.Frédéric Mistral (Pháp, 1830 - 1914) - Lê Ký Thương
NĂM 1903 – Biornstjerne Bjornson (Na-uy, 1832 - 1910) - Lê Ký Thương
Cùng một tác giả
Biển của tôi (tạp văn)
Hồn Sách Cũ (tạp văn)
Sài Gòn – Ăn (tạp văn)
Sài Gòn - Sách (tạp văn)