Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.384 tác phẩm
2.747 tác giả
708
116.702.729
 
1907 Rudyard Kipling (Anh, 1865 – 1936)
Lê Ký Thương

Nobel văn chương thế kỷ 20 (từ năm 1901 đến năm 2000)

 

(Biên dịch theo Tài liệu của Viện Hàn Lâm Thụy Điển)

 

 

Sáu năm trước khi Rudyard Kipling được trao giải thưởng Nobel Văn chương, một tác giả người Pháp đã dành nhiều thời gian nghiên cứu văn học Anh đã viêt: “Những năm gần đây, trong lãnh vực văn học Anh đã xuất hiện một khuôn mặt sáng giá nhất, đó là Kipling”.

 

Ở Thụy Điển, cũng như những quốc gia khác, Quyển sách Rừng của Kipling lần đầu tiên xuất hiện vào năm 1894, được nhiều người ngưỡng mộ và yêu thích. Một kiểu mẫu căn bản của khả năng tưởng tượng đã gây cảm hứng cho người sáng tạo những câu chuyện hoang đường về loài vật như người sói Mowgli, báo đen Bagheera, gấu Baloo, con trăn đá láu cá và mạnh bạo Kaa, rắn mang bành trắng Nag và những con Khỉ ngốc nghếch, nói huyên thuyên. Những truyện kể trong Quyển sách Rừng đã giúp Kipling trở thành tác giả ưa thích nhất đối với trẻ em nhiều nước. Hơn thế nữa, người lớn cũng thích thú đọc nó để sống lại những kỷ niệm thời thơ ấu.

 

Trong số lớn những tác phẩm giàu tính sáng tạo của Kipling có quyển Kim (1901) đã gây sự chú ý đặc biệt. Tác phẩm mô tả một tu sĩ Phật giáo hành hương dọc theo những bờ con suối mà tín đồ thường tắm tẩy trần. Cách chọn từ cao nhã cũng như sự quyến rủ và thận trọng trong tác phẩm là đặc điểm nổi bật trong phong cách của nhà văn táo bạo này. Nhân vật chú nhãi ranh Kim, một chú tiểu, là mẫu người bao giờ cũng ở trong trạng thái phấn chấn, thích quậy phá.

 

Thỉnh thoảng có lời kết tội Kipling đôi khi dùng ngôn ngữ có phần thô lỗ và cách sử dụng tiếng lóng của lính tráng trong những bài thơ gần như dung tục của ông. Mặc dù đó là những nhận xét đúng, nhưng bù lại, điều quan trọng trong phong cách của ông là tính nhiệt tình thẳng thắn và là tác nhân của sự kích thích đạo đức. Ông đã chiếm cảm tình của đa số quần chúng độc giả, không chỉ ở các nước Anglo-Indian xem ông như một bậc thầy văn chương vĩ đại, mà còn vượt xa những biên giới của đế quốc Anh rộng lớn.  

 

Vậy thì nguyên nhân nào khiến cho Kipling được mến mộ khắp nơi trên thế giới? Hay, đúng hơn, bằng cách nào Kipling tự chứng tỏ mình xứng đáng như thế?  Vì sao mà người ta thấy ông xứng đáng được nhận giải thưởng Nobel Văn chương, một giải thưởng mà nhà văn phải đặc biệt chứng tỏ chủ nghĩa lý tưởng trong những quan điểm và nghệ thuật? Câu trả lời như sau:

 

Về căn bản, Kipling có lẽ không xuất chúng vì tư tưởng uyên thâm hay vì những suy gẫm hơn người. Nhưng ngay cả người quan sát nhanh nhất cũng bất ngờ khi nhận ra tài quan sát độc nhất vô nhị của ông, khả năng tái tạo những chi tiết tỉ mỉ nhất từ hiện thực cuộc sống với độ chính xác đến kinh ngạc. Tuy nhiên, chỉ có tài quan sát, mà nó hết sức trung thực với thiên nhiên, sẽ không đáp ứng trình độ chuyên môn trong trường hợp cá biệt này. Có vài yếu tố khác mà nhờ nó tài năng thi ca của ông được bộc lộ. Khả năng tưởng tượng tuyệt vời của ông không chỉ giúp ông sao chép từ thiên nhiên mà còn cho chúng ta thấy cái nhìn nằm ngoài tiềm thức của ông. Những trang tả phong cảnh của ông hiện ra bất ngờ trước mắt. Ông chỉ cần dùng vài từ đầu tiên là phác thảo rõ ràng tính cách của nhân vật, những đặc điểm tiêu biểu của tính tình và nhân cách của con người đó. Tính sáng tạo không dựa vào nội dung bằng cách chụp ảnh đơn thuần những giai đoạn hiện có của các vấn đề, nhưng nó muốn thâm nhập vào tận cốt tủy và tâm hồn sâu kín nhất của sự vật và con người. Đó là nền tảng của hoạt động văn học.

 

Nếu Kipling là một người theo chủ nghĩa duy tâm từ một quan điểm mỹ học vì trực giác thi ca, ông cũng là người theo chủ nghĩa duy tâm từ quan điểm tôn giáo trọng luân thường đạo lý, vì ý thức bổn phận của ông, mà nó gây cảm hứng cho một niềm tin ăn sâu trong sự nhận thức tội lỗi. Ông ý thức về sự thực một cách sâu sắc rằng, ngay cả những nhà nước hùng mạnh nhất cũng sẽ diệt vong trừ khi họ đặt nền tảng vững chắc trong lòng công dân biết tuân thủ luật pháp và biết tự kiềm chế hợp lý.

 

Thế mạnh của Kipling rõ ràng là trí tưởng tượng cũng như sự quan sát do kinh nghiệm. Nó tiềm ẩn trong máu thịt của ông. Mặc dù ông không có được văn phong hoa mỹ gợi cảm và tinh tế của Swinburne, trái lại, ông thoát khỏi mọi khuynh hướng nhằm tôn sùng khoái lạc vì ý thích thấp hèn của một kẻ ngoại đạo. Ông tránh mọi tình cảm ủy mị trong nội dung và hoa hòe hoa sói trong hình thức. Kipling thích cụ thể và tập trung hơn. Trong tác phẩm của ông hoàn toàn không có những miêu tả trừu tượng và uẩn ngữ. Ông có sở trường tìm từ để diễn đạt trong cách kể chuyện, những tên gọi có ý nghĩa mang tính đặc trưng rất chính xác và chắc chắn. Có lúc người ta so sánh ông với Bret Harte, lúc thì với Pierre Loti, lúc thì với Dickens, tuy nhiên ông luôn luôn là chính mình và dường như năng lực sáng tạo của ông thì vô tận.

 

Nếu Kipling hoàn toàn độc lập như một nhà văn, điều đó không có nghĩa là ông chẳng học được điều gì từ những nhà văn khác, ngay cả những bậc thầy vĩ đại nhất cũng thế thôi. Với Bret Harte, Kipling đã học cách nhìn đời sống sinh động của dân cù bơ cù bất. Với Defoe là sự chính xác trong cách miêu tả từng chi tiết và ý nghĩa của giá trị trong cách dùng thuật ngữ và đoạn văn một cách chính xác. Giống như Dicken, ông có mối thương cảm thấm thiết với những người bần cùng trong xã hội và có thể nắm được tính châm biếm trong những đặc điểm và những hành động tầm thường. Nhưng văn phong của ông rõ ràng là độc đáo, không lẫn lộn với ai. Nó hoàn thành mục đích nhờ gợi ý nhiều hơn là mô tả. Nó không hoàn toàn xuất sắc một cách đồng bộ nhưng nó luôn luôn diễn cảm và sinh động vô cùng./

 

 

 

Lê Ký Thương
Số lần đọc: 553
Ngày đăng: 05.08.2021
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Minh Nguyễn: sống và viết - Trần Dzạ Lữ
NĂM 1906 Giosué Carducci (Ý, 1835-1907) - Lê Ký Thương
NĂM 1905 Henryk Sienkiewicz (Ba Lan, 1846 – 1916) - Lê Ký Thương
Phạm Đức Mạnh – Nhà báo, đời thơ ! (phần 1) - Hoàng Thị Bích Hà
NĂM 1904 2.José De Echegaray (Tây Ban Nha, 1832 - 1916) - Lê Ký Thương
NĂM 1904 1.Frédéric Mistral (Pháp, 1830 - 1914) - Lê Ký Thương
NĂM 1903 – Biornstjerne Bjornson (Na-uy, 1832 - 1910) - Lê Ký Thương
NĂM 1902 – Theodor Mommsen (Đức,1817 - 1903) - Lê Ký Thương
NĂM 1901: Sully Prudhomme (Pháp,1839 - 1907) - Lê Ký Thương
Họa sĩ, nghệ nhân Thân Văn Huy tài hoa tâm huyết - Trang Thùy
Cùng một tác giả
Biển của tôi (tạp văn)
Hồn Sách Cũ (tạp văn)
Sài Gòn – Ăn (tạp văn)
Sài Gòn - Sách (tạp văn)