Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.389 tác phẩm
2.747 tác giả
747
116.713.261
 
William Butler Yeats
Lê Ký Thương

1923

 

(Ireland, 1839 – 1922)

 

Ngay từ thời niên thiếu, William Butler Yeats đã nổi tiếng là một nhà thơ. Tự truyện của ông cho chúng ta biết rằng những thôi thúc nội tâm đã định đoạt mối quan hệ của ông với thế giới thi ca khi còn bé...

 

Khi sân khấu kịch Ireland ra đời, Yeats đã tích cực tuyên truyền làm náo động cả sân khấu lẫn công chúng, và buổi trình diễn đầu tiên dành cho vở kịch Nữ Bá tước Cathleen - The Countess Cathleen (1892) của ông. Tiếp theo kịch phẩm hết sức giàu chất thơ này là một loạt kịch thơ, tất cả đều lấy chủ đề Ireland rút ra từ những truyện kể chiến công của các vị anh hùng thời xa xưa. Trong số này, có những vở  nổi tiếng như: Deirdre (1907) - một bi kịch về số phận của nàng Helen, người con gái Ireland; Mũ sắt xanh - The Green Helmet (1910) - một thần thoại vui về những vị anh hùng thời sơ khai hoang dã; và nổi bật hơn cả là vở Ngưỡng cửa của nhà Vua - The King’s Threshold (1904), ở đây tính thâm trầm và vẻ trang nghiêm hiếm có của tư tưởng  đã lan tỏa trong chất liệu đơn sơ của vở kịch. Cuộc tranh chấp về vị trí và đẳng cấp của nhà thơ ở cung đình đã gây ra vấn đề luôn cấp bách cũng như gây ra bao nhiêu vấn đề tinh thần được cho là đúng trong thế giới chúng ta, và không biết những vấn đề đó có được đón nhận bằng niềm tin đích thực hay giả dối. Với những yêu sách mà nhân vật chính trong vở kịch đánh cược cuộc đời mình lên đó, anh ta bảo vệ uy thế của thi ca mà chính nó làm cho đời người tốt đẹp và đáng trân trọng. Không phải nhà thơ nào cũng đề xuất những yêu sách như thế, nhưng Yeats thì có thể làm được: chủ nghĩa duy tâm của ông không bao giờ bị phai mờ mà cũng chẳng nghiêm khắc với nghệ thuật của ông. Trong những kịch phẩm này thơ của ông đạt đến vẻ đẹp hiếm có văn phong vững vàng.

 

Tuy nhiên, điều làm cho người ta say mê nhất là nghệ thuật mà ông thể hiện trong tác phẩm Xứ sở Dục vọng - The Land of Heart’s Desire (1894). Nó có cả sức lôi cuốn của loại thơ mang chất thần kỳ và cả sự tươi mát của mùa xuân, sự trong sáng cũng như giai điệu kỳ ảo. Thật thú vị, tác phẩm này cũng là một trong những tác phẩm tinh tế nhất của ông. Nó có thể được xem như một đóa hoa trong vườn thi ca của ông khi ông chưa viết vở kịch thơ ngắn Cathleen ni Hoolihan (1902) - một vở kịch dân gian giản dị nhất và là một tác phẩm cổ điển hoàn hảo nhất của ông.

 

Tác phẩm này có tác động mạnh hơn bất cứ tác phẩm nào khác khi ông chạm vào sợi dây của lòng yêu nước. Chủ đề là cuộc đấu tranh cho tự do của người Ireland qua nhiều thời đại, và nhân vật chính là người Ireland cải trang thành một người đàn bà ăn xin lang thang đây đó. Nhưng chúng ta không chỉ nghe tiếng nói của lòng căm thù, và tính chất cảm động sâu sắc của vở kịch được kiềm chế nhiều hơn bất cứ bài thơ nào có thể so sánh được. Chúng ta chỉ nghe phần cao cả nhất và trong sáng nhất của lòng tự ái  dân tộc, lời thoại thì ít và diễn biến kịch thì đơn giản đến mức cao nhất có thể được. Toàn bộ vở kịch thật lớn lao không có một chi tiết màu mè. Chủ đề, đến với Yeats trong một giấc mơ, đã giữ lại tính chất huyền ảo của nó dấu hiệu đặc trưng của một tài năng từ quan điểm nói trên mà không xa lạ với triết lý thẩm mỹ của Yeats.

 

Những năm đầu thập niên 20, kịch của Yeats luôn luôn mang tính lãng mạn vì chất liệu khác thường của chúng, nhưng về mặt hình thức ông cố gắng cho chúng đạt tới sự giản dị kinh điển. Chủ nghĩa kinh điển này dần dần phát triển đến việc bắt chước dùng những từ cổ. Nhà thơ đã tìm tòi để đạt đến cách tạo hình nguyên thủy xuất hiện trong buổi ban đầu của nghệ thuật bi kịch. Ông đã dồn hết tâm trí vào công việc tự giải phóng mình khỏi sân khấu hiện đại, với cảnh phông sân khấu làm nhiễu loạn hình ảnh được đánh thức bởi khả năng sáng tạo, với những phạm vi diễn mà động tác của diễn viên cần được khuếch đại bằng đèn chiếu trước sân khấu, với yêu cầu của khán giả về ảo giác hiện thực. Yeats muốn làm nổi bật chất thơ như nó được sinh ra bằng trí tưởng tượng của nhà thơ, ông đã tạo ra hình thể cho trí tưởng tượng này theo mô hình kịch của Hy Lạp và Nhật Bản. Vì vậy ông đã làm sống lại cách sử dụng mặt nạ và đã tạo ra  một khoảng rộng thích hợp cho những động tác của diễn viên đi đôi với nền nhạc bình dị…/

 

 

 

 

Lê Ký Thương
Số lần đọc: 429
Ngày đăng: 10.02.2022
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Lời trần tình (phần 8) - Đỗ Nguyễn
Lời trần tình ( phần 7) - Đỗ Nguyễn
1922 Jacinto Benavente (Tây Ban Nha, 1866 – 1954) - Lê Ký Thương
Lời trần tình (phần 6) - Đỗ Nguyễn
Tác phẩm "Suối Nguồn Tâm Thức" Một Đời Thơ của nhà thơ Thái Tú Hạp - Trần Yên Hòa
Lời trần tình ( phần 5 ) - Đỗ Nguyễn
Anatole France (Pháp, 1844 – 1924) - Lê Ký Thương
Lời trần tình ( phần 4 ) - Đỗ Nguyễn
1920 Knut Hamsun (Na-uy, 1859 – 1952) - Lê Ký Thương
Lời trần tình ( phần 3 ) - Đỗ Nguyễn
Cùng một tác giả
Biển của tôi (tạp văn)
Hồn Sách Cũ (tạp văn)
Sài Gòn – Ăn (tạp văn)
Sài Gòn - Sách (tạp văn)