Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.384 tác phẩm
2.747 tác giả
745
116.693.564
 
1922 Jacinto Benavente (Tây Ban Nha, 1866 – 1954)
Lê Ký Thương

Nobel văn chương thế kỷ 20 (từ năm 1901 đến năm 2000)

 

(Biên dịch theo Tài liệu của Viện Hàn Lâm Thụy Điển)

 

 

 

Jacinto Benavente đã cống hiến phần lớn tài năng sáng tạo của mình cho sân khấu, và có thể nói ông đã phát triển tài năng một cách có hệ thống thông qua nhiều trạng thái khác nhau của kinh nghiệm. Nhưng với nhà nghệ sĩ giàu sáng tạo này, phương pháp hình như là cách biểu hiện trực tiếp và phóng túng của con người ông. Chúng ta có thể nói rằng  không ai có thể đạt đến mục đích bằng ít nỗ lực và suy ngẫm so với giá trị thành đạt của ông.

 

Cảm xúc điều khiển ông cũng là cảm xúc của một bản chất cực kỳ hài hòa và trọn vẹn: nó không chỉ là nghệ thuật kịch và không khí sân khấu mà ông yêu mến. Ông cũng yêu thương cuộc sống xã hội bằng một tình cảm nồng ấm, yêu thương thế giới thực tế mà nhiệm vụ của ông là đưa nó lên sân khấu. Nó không phải là vấn đề chỉ tôn thờ cuộc sống một cách thiển cận và thiếu suy xét. Ông đã quan sát thế giới của mình bằng đôi mắt cực kỳ sắc bén và sáng suốt, ông đã cân đo nó bằng một trí óc linh hoạt và tỉnh táo. Ông không cho phép mình bị lừa bịp không những bởi con người mà còn bởi những quan niệm, không những ngay cả quan niệm riêng mà còn cảm hứng chủ đạo riêng của ông nữa.

 

Vì thế, văn phong của ông mang tính đặc trưng dễ phân biệt nhất - uyển chuyển. Văn phong như thế có một giá trị rất hiếm, đặc biệt trong thời đại chúng ta, mà trên thị trường thì nhu cầu quá ít còn mọi người thì hầu hết không nhận ra.

 

Hoạt động của ông đặc biệt nằm trong lãnh vực hài kịch, nhưng đối với chúng ta thuật ngữ này ở Tây Ban Nha mang tính toàn bộ nhiều hơn, nó bao gồm điều mà chúng ta thường gọi là kịch dành cho giai cấp trung lưu, kết thúc không bi lụy. Nếu có một kết thúc bi lụy thì gọi là bi kịch và Benavante cũng viết nhiều vở kịch như thế, trong đó có vở Yêu lầm - La Malquerida (1913) xuất sắc và gây xúc động. Ông cũng soạn nhiều vở kịch lãng mạn và kinh dị đầy chất thơ.

 

Nhưng sở trường của ông nằm trong những hài kịch, mà, như chúng ta đã biết, chúng đều nghiêm túc và đều gây cười cho khán giả, đồng thời ông cũng soạn những hài kịch ngắn, mà trong văn học Tây Ban Nha được phát triển thành một loại kịch đặc biệt với truyền thống cổ và hết sức thú vị. Với thể loại kịch ngắn này, Benavente là một bậc thầy làm say mê lòng người nhờ tính dí dỏm tự nhiên và cảm hứng tươi vui cũng như vẻ tao nhã mà ông tạo ra. Nói chung, Benavente không có ý định làm cho khán giả đau khổ, mục đích của ông là giải quyết những xung đột giữa u sầu và thất vọng một cách hài hòa. Sự hài hòa này thường đạt được bằng nhẫn nhục, không buồn chán mà cũng chẳng lâm ly bi đát và không có những hành động để tỏ thiện ý gì lớn lao.

 

Những vở bi kịch khác lạ, đơn giản và trầm lắng tiêu biểu của ông như: Chinh phục linh hồn - Alma triumfante (1902), Lòng tự trọng - La propria estimacion (1915) và Tấm bảng tên màu trắng - Campo de armino (1916) đều mang đậm lòng nhân đạo thuần túy lạ thường .

Những truyền thống thi ca Tây Ban Nha bao gồm chủ nghĩa hiện thực kiên quyết, táo bạo, và hoàn chỉnh, phát triển khả năng sáng tác nhiều cùng sự quyến rũ không thể bắt chước được theo tinh thần giải trí cốt để vui và  dựa vào thực tế, không dựa vào lời thoại dí dỏm. Benavente đã chứng tỏ mình thuộc trường phái này, và theo cách riêng của mình, ông đã cho chúng ta thấy hài kịch hiện đại mang nhiều đặc điểm tinh thần cổ điển. Ông đã chứng tỏ mình là người trung thành đáng kính của nền thi ca cổ điển và có văn phong cao nhã./

 

 

 

Lê Ký Thương
Số lần đọc: 368
Ngày đăng: 26.01.2022
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Lời trần tình (phần 6) - Đỗ Nguyễn
Tác phẩm "Suối Nguồn Tâm Thức" Một Đời Thơ của nhà thơ Thái Tú Hạp - Trần Yên Hòa
Lời trần tình ( phần 5 ) - Đỗ Nguyễn
Anatole France (Pháp, 1844 – 1924) - Lê Ký Thương
Lời trần tình ( phần 4 ) - Đỗ Nguyễn
1920 Knut Hamsun (Na-uy, 1859 – 1952) - Lê Ký Thương
Lời trần tình ( phần 3 ) - Đỗ Nguyễn
Dọc đường văn nghệ (Phần 64) Lưu xông pha (Hoài diễm từ): tâm trạng cùng cực cô đơn - Trần Dzạ Lữ
Lời trần tình (phần 2) - Đỗ Nguyễn
1919 Carl Spitteler (Thụy Sĩ, 1845 – 1924) - Lê Ký Thương
Cùng một tác giả
Biển của tôi (tạp văn)
Hồn Sách Cũ (tạp văn)
Sài Gòn – Ăn (tạp văn)
Sài Gòn - Sách (tạp văn)