Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.384 tác phẩm
2.747 tác giả
816
116.691.553
 
1947 – André Gide (Pháp, 1869 – 1951)
Lê Ký Thương


Nobel văn chương thế kỷ 20 (từ năm 1901 đến năm 2000)

 

 (Biên dịch theo Tài liệu của Viện Hàn Lâm Thụy Điển)


 

 

 

André Gide luôn luôn là một nhà văn thích tranh luận. Ngay từ lúc khởi đầu sự nghiệp, ông đã tự xác định mình là người tiên phong gây ra những mối trăn trở tinh thần, tuy nhiên đến giờ này, điều đó không ngăn cản ông thành một trong những tên tuổi lớn trong làng văn học Pháp và là người có ảnh hưởng liên tục trong nhiều thế hệ. Những tác phẩm của ông, bắt đầu xuất hiện trong thập niên 1890 và liên tục cho đến ngày được trao giải thưởng Nobel Văn chương, đều phác họa một thời kỳ hết sức quan trọng trong lịch sử đời sống tinh thần của châu Âu, tạo nên một nền tảng sâu sắc không thể nào quên được đối với cả cuộc đời ông.

 

Hơn bất cứ nhà văn đương thời nào, Gide là một con người của những giá trị tương phản, một hải thần Proteus đúng nghĩa liên tục thay đổi quan điểm của mình, hoạt động không mệt mỏi ở hai cực đối lập  để làm lóe lên những tia lửa sáng chói.

 

Đây là lý do để giải thích tại sao trong tác phẩm của ông đầy những cuộc đối thoại triền miên, trong đó niềm tin liên tục đấu tranh với sự hoài nghi, chủ nghĩa khổ hạnh chống lại tình yêu cuộc sống, tính kỷ luật đối lập với nhu cầu tự do. Ngay cả cách sống biểu hiện bên ngoài của ông cũng năng động và biến dịch. Những chuyến đi nổi tiếng của ông đến Congo vào năm 1927 và nước Nga Xô-viết năm 1935, còn nhiều nơi khác nữa, đủ chứng tỏ ông không muốn được coi như một nhà văn chỉ thích sống an lành trong chốn văn chương quê nhà.

 

Gide xuất thân từ một gia đình theo đạo Tin Lành danh giá. Điều này cho phép ông thảnh thơi theo đuổi sự nghiệp văn chương và có điều kiện thuận lợi hơn, so với những người khác, để trau dồi nhân cách và phát triễn nội tâm. Mặc dù ông cực lực phản ứng lại nền giáo dục Thanh giáo mà ông được hấp thụ, nhưng suốt đời ông luôn quan tâm đến những vấn đề cơ bản về đạo đức và tôn giáo, thỉnh thoảng ông lý giải ở một mức độ rõ ràng đến bất ngờ về tình yêu Thiên Chúa, đặc biệt trong truyện La Porte Etroite (1909) [Khung cửa hẹp], tác phẩm này có thể sánh với những bi kịch của Racin.

 

Phía sau những thay đổi khác thường và liên tục qua cách diễn đạt trong các tác phẩm của Gide, tiểu thuyết cũng như các bài tiểu luận, du ký những bài phân tích các sự kiện đương thời, chúng ta luôn luôn tìm thấy cũng sự thông minh đầy tinh tế và quan niệm tâm lý vững chắc đó được thể hiện bằng một ngôn ngữ mà, với phong cách điềm tỉnh nhất, đã đạt được mức độ hoàn toàn trong sáng mang tính kinh điển và tính chất đa dạng tinh tế nhất.

 

Những tác phẩm của Gide có những trang đầy kích động như  một thách thức thông qua lời tuyên bố hết sức can đảm ít ai sánh kịp. Ông muốn chiến đấu chống lại những người theo giáo điều, nhưng trong cuộc đấu tranh này, thật khó tránh làm lay động những tiêu chuẩn khá mong manh của tính cách con người. Điều đáng ghi nhớ rằng lối ứng xử này là biểu hiện của tình yêu sự thật một cách cuồng nhiệt, chính biểu hiện này ở hai văn hào Montaigne và Rousseau, đã khiến họ được xem là chân lý sống của văn học Pháp. Xuyên suốt quá trình sống và sáng tác, Gide trở thành một người bảo vệ chân chính cho tính liêm sĩ trong văn chương, đặt nền tảng trên quyền lợi và nghĩa vụ của nhân cách để trình bày mọi vấn đề một cách quả quyết và trung thực. Từ quan điểm này, những hoạt động đa dạng và kiên trì của ông, được khơi dậy bằng nhiều cách, là hiện thân cho một giá trị duy tâm không thể chối cãi được.

 

 

 

Lê Ký Thương
Số lần đọc: 177
Ngày đăng: 16.10.2023
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Hình bóng Hemingway ở Paris (Kỳ 3) - Phan Tấn Uẩn
1946 – Hermann Hesse (Đức, 1877 – 1962) - Lê Ký Thương
Hình bóng Hemingway ở Paris (Kỳ 2) - Phan Tấn Uẩn
‘1945 – Gabriela Mistral (Chi-lê, 1889–1957) - Lê Ký Thương
Hình bóng Hemingway ở Paris (Kỳ 1) - Phan Tấn Uẩn
1944 Johannes V. Jensen (Đan Mạch, 1873 – 1950) - Lê Ký Thương
1939 – Frans Eemil Sillanpaa (Phần Lan, 1888 – 1964) - Lê Ký Thương
Bạn tốt bạn xấu (II) Một thuở xưa nay - Võ Công Liêm
1938:Pearl Buck (Mỹ, 1892 –1973) - Lê Ký Thương
1937: Roger Martin Du Gard (Pháp, 1881 – 1958) - Lê Ký Thương
Cùng một tác giả
Biển của tôi (tạp văn)
Hồn Sách Cũ (tạp văn)
Sài Gòn – Ăn (tạp văn)
Sài Gòn - Sách (tạp văn)