Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.384 tác phẩm
2.747 tác giả
844
116.690.252
 
Anatole France (Pháp, 1844 – 1924)
Lê Ký Thương

Nobel văn chương thế kỷ 20 (từ năm 1901 đến năm 2000)

 

 

(Biên dịch theo Tài liệu của Viện Hàn Lâm Thụy Điển)

 

 

 

Chỉ một vài tác phẩm của Anatole France đã xuất bản cũng đủ cho tên tuổi ông nổi tiếng khắp thế giới, điều mà ông chẳng ao ước nhưng không thể tránh khỏi. Ông được công nhận là bậc thầy kể chuyện nhờ ở sự uyên bác, trí tưởng tượng, văn phong trong sáng mà quyến rũ, và tính châm biếm thâm trầm cùng tình cảm nồng nàn kết hợp lại để tạo ra những hiệu quả kỳ diệu.

 

Có lúc, France mở ra trước mắt chúng ta một hộp khảm ngọc trai đựng đầy nữ trang vô giá được chạm trổ bởi bàn tay của bậc thầy thời xa xưa. Chúng ta tìm thấy trong đó những truyền thuyết mang tính châm biếm nhẹ nhàng nhưng hết sức quyến rũ, của Cêlestin và d’Amyers – một nhà tu khổ hạnh già và vị thần Đồng án trẻ - cùng hát   bài  Ngợi ca lễ Phục sinh, một người tán dương sự trở về của Chúa còn người kia thì tán dương mặt trời lại mọc lên, những tín đồ có chung lòng mộ đạo vô nhiễm, cuối cùng tập hợp lại - dưới con mắt hoảng hốt của nhà viết sử - trong cùng một ngôi mộ thiêng. Câu chuyện này cho chúng ta thấy France sống trong một vương quốc mà ông say mê, một vương quốc giữa người ngoại đạo và tín đồ của Chúa Ki-tô, nơi vàng thau lẫn lộn, nơi những người cuồng dâm gặp những tông đồ của Chúa, nơi những con vật trần tục và linh thiêng đi lang thang, nơi những chất liệu phong phú được tìm thấy để thực hiện khả năng tưởng tượng của ông, dự tính của ông và tính châm biếm đầy trí tuệ của ông bằng mọi sắc thái của nó. Người ta thường không biết nên gọi nó là hư cấu hay hiện thực.

 

Chúng ta hãy cùng ông tản bộ một cách thản nhiên, không chút sợ hãi, trong khu vườn của Epicurus. Ông sẽ dạy chúng ta tính khiêm tốn. Ông sẽ nói với chúng ta: thế giới thì vô cùng rộng lớn còn con người thì vô cùng nhỏ bé. Các bạn tưởng tượng ra điều gì? Lý tưởng của chúng ta là những chiếc bóng dễ nhận ra nhưng đi theo chúng, chúng ta sẽ tìm thấy niềm hạnh phúc đích thực duy nhất của chúng ta. Ông sẽ nói rằng tính chất tầm thường của con người là phổ biến, nhưng ông sẽ không loại trừ nó. Chúng ta có thể trách cứ ông về thú nhục dục chiếm ngự một vị trí quá lớn trong vài tác phẩm và về quan điểm mang chủ nghĩa khoái lạc, chẳng hạn, được ông mô tả bằng dấu hiệu hoa huệ đỏ của miền Florence nước Pháp, mà không được thực hiện bằng những ý tưởng nghiêm túc. Ông sẽ trả lời, theo những câu châm ngôn của người cha tinh thần của ông, rằng những khoái lạc của tinh thần vượt trội hẳn những khoái lạc của thể xác, và sự thanh thản của tâm hồn là nơi ẩn náu cho người khôn ngoan lái chiếc thuyền của mình để trốn thoát những cơn bão của đời sống nhục dục.

 

Theo khuynh hướng này, Anatole France từ bỏ tư tưởng ẩn dật mang tính thẩm mỹ của mình, cái “tháp ngà” của ông,  để lao vào cuộc xung đột xã hội trong thời đại ông, hò hét như Voltaire để khôi phục quyền con người bị lên án một cách bất công cũng như khôi phục chủ nghĩa yêu nước bị thương tổn của ông. Và ông đã đi vào những khu nhà ở của công nhân tìm kiếm biện pháp hòa giải giữa giai cấp và quốc gia. Kết cuộc có hậu cho ông. Sau khi được hưởng nhiều năm vui vẻ ở cung điện của ba chị em nữ thần Graces, ông vẫn ném tia sáng kiến thức vào cuộc đấu tranh cho chủ nghĩa duy tâm, vào một thời đại tiến bộ, ông tiến hành chống lại thời kỳ suy đồi của những tầng lớp thượng lưu và chống lại chủ nghĩa duy vật cùng quyền lực của đồng tiền. Ông chẳng phải là người tham danh vọng. Tác phẩm của ông được bàn luận nhiều là tác phẩm viết về Jean d’Arc. Nó đã làm ông hao tốn không biết bao nhiêu công sức, với ý định xé tan màn bí mật của vị nữ anh hùng gây nhiều cảm hứng của nước Pháp để khôi phục nàng lại đúng với bản chất, với đời sống thực. Đó là việc làm khó khăn vô vụ lợi trong kỷ nguyên chuẩn bị phong thánh cho nàng.

 

Những vị Thần khát nước - Les Dieux ont soif (1912)  là vở kịch nổi tiếng về cuộc Cách mạng Pháp, giống như mặt trận  tư tưởng,  nó phơi bày những số phận tầm thường của con người được phản chiếu trong máu. Một thế kỷ là khoảng thời gian quá ngắn cho phép phác họa một cách rõ ràng bước đi của con người tiến đến lòng khoan dung và nhân đạo hơn. Nhiều sự kiện diễn ra thật ứng với những lời tiên đoán của ông làm sao! Nhiều năm sau khi tác phẩm này có mặt một tai ương khủng khiếp xảy ra. Hiện giờ biết bao vũ đài xinh đẹp đã được chuẩn bị cho những trò chơi của những kẻ hiếu chiến! Khói của những trận đánh vẫn còn lơ lửng trên mặt đất. Và hiện lên khỏi làn khói mờ là những nhà tài phiệt, những vị thần nham hiểm của quả đất. Phải chăng họ là kẻ trở về từ cõi chết? Nhà tiên tri u sầu thông báo một mặc khải mới. Một làn sóng dị đoan đe dọa cuốn trôi nền văn minh. Anatole France vận dụng vũ khí tinh vi và có khả năng phá hủy từ từ để truy đuổi những hồn ma và những ông thánh giả mạo. Trong thời đại chúng ta, niềm tin là vô cùng cần thiết, nhưng niềm tin đó phải được thanh lọc bởi sự ngờ vực lành mạnh, bởi tinh thần minh mẫn, một chủ nghĩa nhân đạo mới, một chủ nghĩa Phục hưng mới, một Phong trào Cẩi cách mới...

 

 

 

 

 

Lê Ký Thương
Số lần đọc: 392
Ngày đăng: 10.01.2022
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Lời trần tình ( phần 4 ) - Đỗ Nguyễn
1920 Knut Hamsun (Na-uy, 1859 – 1952) - Lê Ký Thương
Lời trần tình ( phần 3 ) - Đỗ Nguyễn
Dọc đường văn nghệ (Phần 64) Lưu xông pha (Hoài diễm từ): tâm trạng cùng cực cô đơn - Trần Dzạ Lữ
Lời trần tình (phần 2) - Đỗ Nguyễn
1919 Carl Spitteler (Thụy Sĩ, 1845 – 1924) - Lê Ký Thương
Lời trần tình - Đỗ Nguyễn
Người thi sĩ Việt đầu bạc trắng trên nước Nga - Nguyễn Anh Tuấn
"Đoàn Đình Thạch" Người đi, tiếng hát còn vọng lại. - Trương Văn Dân
1913 Rabindranath Tagore (Ấn Độ, 1861 – 1941) - Lê Ký Thương
Cùng một tác giả
Biển của tôi (tạp văn)
Hồn Sách Cũ (tạp văn)
Sài Gòn – Ăn (tạp văn)
Sài Gòn - Sách (tạp văn)