Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.384 tác phẩm
2.747 tác giả
681
116.694.362
 
1912 Gerhart Hauptmann (Đức, 1862 – 1946)
Lê Ký Thương

Nobel văn chương thế kỷ 20 (từ năm 1901 đến năm 2000)


(Biên dịch theo Tài liệu của Viện Hàn Lâm Thụy Điển)

 

 

Người xưa nói rằng thời đại thay đổi thì con người thay đổi theo. Nếu chúng ta nhìn lại quá khứ, chúng ta sẽ phát hiện ra chân lý này. Chúng ta, những người không còn trẻ nữa, trong cuộc sống hối hả của chúng ta đã có cơ hội để chiêm nghiệm sự thực của lời nói đó, và mỗi ngày chiêm nghiệm nó lại một lần nữa. Nhìn lại chiều dài lịch sử, chúng ta thấy rằng nhiều điều mới mẻ nảy sinh, nhưng trước tiên không được đón nhận mặc dù trong tương lai chúng giữ một vị trí quan trọng. Một hạt giống nẩy mầm và lớn thành một cây đại thụ. Có những tên tuổi trong ngành khoa học đương đại minh họa sự khác biệt giữa những cái khởi đầu khiêm tốn và sau đó thì phát triễn mạnh.

 

Điều này thật phù hợp với thể loại kịch thơ. Đây không phải là nơi lần ra sự phát triễn của nó qua 25 thế kỷ. Tuy nhiên, có một sự khác biệt ghê gớm giữa dàn đồng ca của buổi lễ tế thần Dionysiac, gọi là bi kịch vì tất cả ca sĩ đều mặc áo da dê, và những nhu cầu của thời hiện tại tạo nên kịch thơ, và sự khác biệt này tỏ ra tiến bộ đáng kể.

 

Trong thời đại chúng ta Gerhart Hauptmann đã là một tên tuổi lớn trong lãnh vực kịch nghệ. Trong hầu hết kịch bản của mình, ông đề cập đến tình cảnh của giai cấp hạ lưu mà ông đã hằng tâm nghiên cứu, đặc biệt tại quê nhà Silesia của ông. Những mô tả của ông dựa trên những quan sát sắc bén về con người và môi trường xung quanh. Mỗi một nhân vật đều bộc lộ cá tính đầy đủ - không có dấu vết ước lệ hay rập khuôn. Chẳng một ai mảy may nghi ngờ tính chân thật trong những nhận xét của ông. Họ xác nhận Haupmann là một nhà văn hiện thực vĩ đại.

 

Hauptmann cũng nổi tiếng về thể loại kịch lịch sử và hài kịch. Ông chưa xuất bản một tập thơ trữ tình nào, nhưng những bài thơ ngẫu hứng trong kịch chứng tỏ tài năng của ông trong lãnh vực này.

 

Thời kỳ đầu sự nghiệp văn chương, ông đã in một vài truyện ngắn, đến năm 1910, ông cho ra mắt tiểu thuyết Người bị phỉnh vì Chúa: Emanuel Quint - Der Narr in Christo Emanuel Quint. Truyện ngắn Der Apostel trong năm 1892 là phác thảo của tác phẩm này, trong đó chúng ta được biết về đời sống nội tâm của một con người nghèo khổ, anh ta không được hưởng bất cứ nền giáo dục nào khác hơn những điều học được trong Kinh Thánh, và không có bất cứ ý kiến phê bình  nào về những gì anh đã đọc được, cuối cùng đi đến kết luận rằng anh ta là hiện thân của Đấng Cứu thế. Thật không dễ dàng để giải thích đúng về sự phát triễn linh hồn con người mà có thể được xem là bình thường, vì mọi quyền lực và tình huống đều ảnh hưởng đến sự phát triễn của nó. Nhưng quả thật có nhiều khó khăn để đạt được chân lý nếu ta diễn tả sự phát triễn chiều sâu của một linh hồn mà về phương diện nào đó là bất bình thường. Thử nghiệm là táo bạo, thể hiện được điều này phải mất nhiều thập niên làm công việc sáng tạo. Phán xét việc làm này là vô cùng khó khăn. Nhiều ý kiến cho rằng Emanuel Quint là cách giải quyết bậc thầy của một vấn đề nan giải.

 

Ưu điểm của Hauptmann là ở cái nhìn sắc sảo và nghiêm khắc đi sâu vào tâm hồn con người. Tài năng này cho phép ông tạo ra những cá nhân có đời sống thật hơn là những mẫu người đại diện cho cách nhìn hay quan điểm cá biệt nào đó trong những kịch phẩm và tiểu thuyết của ông. Tất cả những nhân vật mà chúng ta gặp, ngay cả những nhân vật phụ, cũng có một đời sống trọn vẹn. Trong tiểu thuyết của ông, người ta thán phục những trang mô tả quang cảnh cũng như những phác họa con người có quan hệ ít nhiều với nhân vật chính của câu chuyện. Còn kịch thì chứng tỏ nghệ thuật bậc thầy của ông nhờ sự nội lực cô đọng của chúng, khiến người đọc hay người xem phải theo dõi từ đầu đến cuối. Bất cứ đề tài nào ông đề cập, ngay khi giải quyết mặt trái cuộc đời, ông luôn là người cao thượng. Đức tính cao thượng đó và nghệ thuật được tinh lọc của ông đã tạo cho tác phẩm của ông một sức mạnh tuyệt vời./

           

 

 

 

Lê Ký Thương
Số lần đọc: 395
Ngày đăng: 27.10.2021
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
1911 Maurice Maeterlinck (Bỉ, 1862 – Pháp, 1949) - Lê Ký Thương
Văn Khoa ngày ấy - Nhớ Thầy Bửu Cầm - Phan Văn Thạnh
1910 Paul Von Heyse (Đức, 1830 –1914) - Lê Ký Thương
1909 Selma Lagerlof (Thụy Điển, 1858 - 1940) - Lê Ký Thương
1908 Rudolf Eucken (Đức, 1846 - 1926) - Lê Ký Thương
1907 Rudyard Kipling (Anh, 1865 – 1936) - Lê Ký Thương
Minh Nguyễn: sống và viết - Trần Dzạ Lữ
NĂM 1906 Giosué Carducci (Ý, 1835-1907) - Lê Ký Thương
NĂM 1905 Henryk Sienkiewicz (Ba Lan, 1846 – 1916) - Lê Ký Thương
Phạm Đức Mạnh – Nhà báo, đời thơ ! (phần 1) - Hoàng Thị Bích Hà
Cùng một tác giả
Biển của tôi (tạp văn)
Hồn Sách Cũ (tạp văn)
Sài Gòn – Ăn (tạp văn)
Sài Gòn - Sách (tạp văn)