Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.384 tác phẩm
2.747 tác giả
814
116.640.186
 
THÔNG CÁO BÁO CHÍ 2 của Hội An Việt tại Vương Quốc Anh
Vũ Khánh Thành

(Thông ca báo chí 1, ngày 7.7.2009 đăng trên anviettoancau.net, tháng 7-2009)

 

 

Ngày 24 tháng 4 năm 2010

 

Kính gửi các cơ quan truyền thông trong và ngoài nước,

Kính gửi mọi người quan tâm.

 

 

Vv:  Nguyễn Giang (Trưởng ban Việt Ngữ BBC)

 

Ngày 17 tháng 4 năm 2010 vừa qua, Nguyễn Giang, Trưởng Ban Việt Ngữ Đài BBC London đã đăng một bài của  ĐỖ NGỌC BÍCH nhan đề “MỘT CÁCH NHÌN KHÁC VỀ TINH THẦN DÂN TỘC” với nội dung bóp méo lịch sử, mạ lị Tổ Tiên  và các anh hùng dân tộc với âm mưu bắt tay với Trung Quốc trong mưu đồ bá quyền chiếm đọat lãnh thổ và xích hóa dân tộc Việt Nam. Bài này đã gây rúng  động từ trong nước đến hải ngọai khiến mọi người phẫn nộ không thể làm ngơ.

 

Tôi đã viết thư đến các giới chức thẩm quyền cao nhất của đài BBC kêu gọi cách chức Nguyễn Giang, Trưởng Ban Việt Ngữ

 

Việc Nguyễn Giang quyết định đưa một bài viết tôi đề cập dưới đây cho thấy cả quyết định này cũng như nội dung bài báo đã dường như vi phạm nghiêm trọng Cẩm nang Biên tập của BBC cũng như các giá trị mà cơ quan truyền thông này coi là tôn chỉ hoạt động.  Nỗ lực mới nhất nhằm đánh lạc hướng dư luận và biện hộ những lỗ hổng về biên tập qua blog của Nguyễn Giang ngày 22 tháng Tư,

2010 cho thấy một lần nữa Nguyễn Giang đã và đang

dùng bbcvietnamese.com như một dạng sân chơi để khuếch trương ý đồ chính trị, đánh bóng tên tuổi và theo đuổi lợi ích cá nhân.


Vào ngày 17 tháng 4 năm 2010 , BBC tiếng Việt đăng bài của một tác giả người Việt đang sống ở Hoa Kỳ có nội dung kích động lòng hận thù Việt Trung và xúc phạm người Việt trong nước cũng như người Việt tại hải ngoại. Quyết định đăng bài này đặt ra câu hỏi cho hàng ngàn người Việt rằng liệu BBC tiếng Việt có độc lập trong biên tập hay không bởi lý lẽ của tác giả bài viết cho thấy quyết định đăng bài này có khả năng bị giật dây bởi các thế lực chính trị thân Hà Nội hoặc là ý đồ của cá nhân Nguyễn Giang.

 

Rõ ràng Nguyễn Giang đã không kiểm tra và xác minh thông tin, dữ liệu và lập luận của tác giả bài viết. Nội dung và lập luận bài viết này bị nhiều người coi là một dạng luận điệu truyên truyền nhằm bóp méo lịch sử và dùng tài liệu dạng nghiên cứu tự tạo để lừa gạt bạn đọc trang web BBC tiếng Việt.

 

Học vị của tác giả bài báo, cô Đỗ Ngọc Bích, không biết vì lý do gì, đã được BBC Ban Việt Ngữ nâng cấp để thu hút độc giả.  Tuy nhiên giới học giả tại Hoa Kỳ và công dân mạng đã nhanh chóng phát hiện điểm này.  Sự phẫn nộ lớn từ công chúng đã buộc một trường đại học có tiếng ở Hoa Kỳ phải lên tiếng nhằm làm rõ sự mập mờ giữa hoạt động có tính cá nhân của tác giả bài viết núp dưới uy tín lừng danh của trường đại học này. 

 

Việc Nguyễn Giang không xác minh thân thế tác giả bài viết và dường như cố tình ngụy tạo hàm học vị cho tác giả này thực ra đã lừa gạt quá nhiều người Việt đọc tin trên mạng trong đó có tôi.  Các diễn đàn trên mạng bằng tiếng Việt trong những ngày qua cho thấy dường như Nguyễn Giang đã dùng một trong các cấp dưới của mình ̣nhằm bịt miệng tác giả vì lo cô này sẽ kiện BBC bởi cô nói trên xác nhận rằng BBC đã cố tình diễn giải sai lệch hàm học vị của mình. Nhân  viên BBC Ban Việt Ngữ này nói với bè bạn rằng anh ta đã yêu cầu cô Bích, tác giả bài viết, gửi cho anh ta đảm bảo bằng văn bản rằng cô sẽ không kiện BBC như ý định cô đã dọa trước đó, nhất là trong bối cảnh sự việc lan tỏa ở cấp độ nhanh và qui mô ít khi thấy trên mạng. 

 

Là một trong những người từng đóng góp các bài viết cho BBC tiếng Việt, đặc biệt là mảng văn hóa, tôi nhận thấy Nguyễn Giang hành xử cộng việc thiếu trung thực và không có tâm. Nguyễn Giang ngày càng dùng nhiều nhà hoạt động dân chủ để kéo khách vào trang nhà của BBC tiếng Việt đả phá lẫn nhau qua đó nhằm tạo sự nổi tiếng gián tiếp. Như ta có thể đã biết, bốn cộng tác viên viết các bài cổ vũ cho dân chủ mà Nguyễn Giang đặt viết bài cho BBC tiếng Việt đã ngồi tù tại Việt Nam. Họ là các nhà hoạt động nổi tiếng như Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung, Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân.

 

Cẩm nang Biên tập của BBC nói rõ rằng BBC phải đảm bảo tránh thiên vị và thiếu cân bằng khi đưa các quan điểm về những chủ đề gây tranh cãi.  Những gì Nguyễn Giang đã và đang làm rõ ràng là trái ngược lại những tôn chỉ này. 

Tôi nhận thấy uy tín của BBC Ban Việt Ng, đáng ra phải dựa vào sự trung thực và độc lập trong biên tập, nhưng vì những mưu đồ đen tối, Nguyễn Giang đã đang gặp nhiều vấn đề nghiêm trọng và uy tín của BBC tiếng Việt nói chung, đang xuống dốc ở mức đáng lo ngại. Đó là vì thông tin và lý lẽ của nhiều bài, (như bài của cô Đỗ Ngọc Bích) đa số là dạng thông tin nghèo nàn, được trình bày theo lối khiêu khích độc giả và dùng ngôn ngữ mạ lị.  Bài viết này diễn giải sai lệch lịch sử và văn hóa Việt Nam, xúc phạm lòng yêu nước của hàng triệu người con đất Việt ở trong nước và hải ngoại.

 

Trong blog Nguyễn Giang viết nhằm xoa dịu dư luận, tôi không thấy Nguyễn Giang có bất kỳ ý định thừa nhận các sai phạm nghiêm trọng về biên tập và sửa sai nhanh và sửa rõ ràng.  Tôi muốn nhấn mạnh về nội dung của bài báo đầu tiên của cô Bích chứ không chỉ việc giả mạo hàm học vị và nơi làm việc. Nguyễn Giang đã không sửa lại những ngôn ngữ mạ lị và chẳng hề thừa nhận những câu từ này là sai trái thì làm sao có thể sửa sai được. 

 

Tóm lại, Nguyễn Giang phải bị sa thải ngay lập tức và tôi kêu gọi Ban Lãnh Đạo BBC mở cuộc điều tra khẩn cấp, độc lập. Không dùng cấp trên của Nguyễn Giang để điều tra, hầu những việc sai trái này được phơi bày.

 

Quí vị và đồng bào có ý kiến gì, xin viết thư cho Ban Lãnh Đạo BBC theo địa chỉ sau đây:

 

BBC TRUST,

180 Great Portland Street,

London W1W. 5QX

 

Trust.enquiries@bbc.co.uk

www.bbc.co.uk/complaints/

 

Hoặc gửi riêng cho chúng tôi tại địa chỉ email: anvietuk@aol.com.  Hay DIỄN DÀN thảo luận tại địa chỉ: http://diendanvebbc.blogspot.com/

 

VŨ KHÁNH THÀNH Mphil, MBE

Giám Đốc Hội An Việt tại Vương Quốc Anh

Nguyên Nghị Viên Thành Phố Hackney London

(2002 -2006)

 

www.anvietuk.org

www.anviettoancau.net

 

                                               ĐỖ NGỌC BÍCH

Một cách nhìn khác về tinh thần dân tộc

Đỗ Ngọc Bích

Gửi cho BBC Việt ngữ từ Hoa Kỳ

 

Trong vài năm gần đây, người dân Việt Nam, ở trong nước cũng như ở hải ngoại thường lên tiếng bài xích nhà nước cộng sản Việt Nam, bênh vực những blogger dũng cảm đấu tranh vì Hoàng Sa - Trường Sa, rên rỉ rằng nhục quá vì Việt Nam dần dần cứ dâng đất cho Trung Quốc v.v.

Dân Việt Nam ở hải ngoại, đặc biệt là những người thuộc chính quyền Việt Nam Cộng Hòa phải tị nạn sau biến cố tháng 4/1975 'ghét' nhà nước cộng sản Việt Nam và nhà nước cộng sản Trung Quốc từ xưa thì rõ rồi.

Trung quốc đã hỗ trợ Bắc Việt Nam rất lớn trong cuộc chiến tranh Việt Nam, 'đánh bại' người Mỹ và 'lật đổ' chính thể Việt Nam cộng hòa.

Vì vậy không rõ là họ bài xích Việt Nam và Trung Quốc là do sự thù hằn nội chiến đó, hay là thực sự muốn bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam, đau xót uất hận khi thấy Việt Nam “mất đất”?

Song những người dân có tri thức ở trong nước, những blogger gần đây gặp vấn đề về chính trị mà phần đông là những thanh niên đầy tâm huyết và lý tưởng thì có lẽ khác.

Họ có vẻ như không bị ảnh hưởng bởi tư tưởng chống Cộng, chỉ đơn giản là yêu nước thôi. Thế mới có chuyện đáng bàn.

Chuyện đáng bàn

Tác giả phản biện các quan điểm được cho là 'bài xích' Trung Quốc từ trong nước.

Những thanh niên này hầu hết đều lớn lên vào những năm 1980, chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa dân tộc có điều khiển của nhà nước Việt Nam sau cuộc chiến tranh biên giới 1979, bài xích Trung Quốc, tố cáo Trung Quốc 'hơi nhiều.'

Họ không nhận ra được rằng Việt Nam thực ra cũng là một phần trong da thịt của Trung Quốc, chia sẻ nguồn gốc văn hóa và tư tưởng, và nhận được khá nhiều ân huệ từ Trung Quốc trong suốt hơn 20 năm chiến tranh (1950-1975).

Cho dù Trung quốc giúp Việt Nam là vì tính toán chính trị của họ, được giúp đỡ để chiến thắng cũng là điều tốt mà 'mình nên nhớ'. Câu “yêu ai yêu cả đường đi, ghét ai ghét cả tông ti họ hàng” trong tình huống này có lẽ đúng.

Điều này làm tôi liên tưởng tới hàng vạn người Trung Quốc trong những năm 1990 đã là nạn nhân của cái gọi là "state-controlled nationalism" (chủ nghĩa dân tộc có sự điều khiển) khi họ đấu tranh lên án Nhật vì những điều đã xảy ra trong chiến tranh thế giới thứ II, đòi công bằng và chủ quyền với Nhật Bản.

Những thanh niên đó đã quá bị ảnh hưởng bởi tư tưởng chống Nhật trong Trung Quốc những năm dưới quyền Mao. Khi tình hình đất nước thay đổi, họ không thay đổi kịp.

Đỗ Ngọc Bích

Họ cũng đã bị công an Trung Quốc đàn áp, bịt miệng vì khi đó nội các Trung Quốc đang muốn giải quyết “ngoại giao cấp cao” với Nhật Bản và không muốn làm mất lòng các nhà đầu tư Nhật Bản.

Những thanh niên đó đã quá bị ảnh hưởng bởi tư tưởng chống Nhật trong Trung Quốc những năm dưới quyền Mao.

Khi tình hình đất nước thay đổi, họ không thay đổi kịp. Mao đã từng tuyên truyền rằng trong vụ thảm sát Nam kinh, hàng chục vạn người Trung Quốc đã bị giết, nhưng gần đây con số thống kê đó đã được đem ra xem xét lại về tính xác thực của nó.

Những blogger của Việt Nam bị bắt giữ gần đây cũng vậy. Họ không thích nghi theo kịp được môi trường ngoại giao giữa Việt Nam và Trung Quốc trong những năm 1990, vẫn tiếp tục sống trong cái “anti-China nationalism” (chủ nghĩa dân tộc chống Trung quốc hay bài Trung) của những năm 1980.

Câu hỏi đặt ra

Bản đồ hình 'lưỡi bò' được cho là bằng chứng về chiến lược và tham vọng của Trung Quốc trên Biển Đông.

Có một câu hỏi đặt ra là “Tại sao người dân thanh niên trí thức Việt nam có tư tưởng phê phán, sẵn sàng nghi ngờ, bác bỏ những điều mà nhà nước Việt Nam đang tuyên bố và thi hành, mà lại không sẵn sàng phê phán chính hiểu biết về lịch sử của họ hay những điều mà nhà nước Việt Nam tuyên bố và thi hành từ 50 năm trở lại đây?”

Chúng ta quen nghe “Lịch sử Việt Nam 4.000 năm dựng nước,” liệu có bao giờ tự hỏi xem cái con số 4.000 ngàn năm ấy lấy ở đâu ra? Liệu có đúng như vậy không? Mảnh đất Việt nam có hình thù thế nào trước thời Triệu Vương?

Một thực tế là lịch sử Việt Nam suốt hơn 2.000 năm từ thời Triệu Đà đến thời Nguyễn, cho dù thỉnh thoảng có tuyên bố "Sông núi nước Nam, Vua Nam ở," thì Việt Nam vẫn luôn là một phần của Trung Quốc.

Những blogger đấu tranh cho chủ quyền lãnh thổ đã bao giờ đọc Đại Việt Sử Ký, Đại Việt Sử Lược, Đại Việt Sử Ký Toàn Thư hay Việt Nam Sử Lược ở dạng nguyên bản, chưa qua biên soạn, cắt xén chưa?

Đỗ Ngọc Bích

Người dân Việt Nam bắt nguồn từ Trung Quốc, Vua của Việt Nam cũng khởi tổ từ người Trung Quốc, coi vua Trung Quốc như anh như cha... từ Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh, hay Lý Công Uẩn, rồi các gia tộc họ Trần, Lê, Nguyễn, v.v...

Chúng ta đã bao giờ tự hỏi mình xem lịch sử Việt Nam mà chúng ta học có đúng là lịch sử không?

Những blogger đấu tranh cho chủ quyền lãnh thổ đã bao giờ đọc Đại Việt Sử Ký (Lê Văn Hưu), Đại Việt Sử Lược (tác giả khuyết danh thời Trần), hay Đại Việt Sử Ký Toàn Thư (Ngô Sĩ Liên), hay Việt Nam Sử Lược (Trần Trọng Kim,) ở dạng nguyên bản, chưa qua biên soạn, cắt xén chưa?

Họ tin rằng Hoàng Sa và Trường Sa thuộc về Việt Nam trên cơ sở nào, hay chỉ biết thế từ sách giáo khoa lịch sử Việt Nam và từ các thông tin trên đài báo chính thống của Việt Nam lưu hành từ sau năm 1975?

Từ khi nào?

Một cuộc biểu tình của thanh niên trong nước đòi chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa.

Chúng ta coi Trường Sa và Hoàng sa thuộc về Việt Nam từ khi nào?

Hiệp ước Tự Đức hiến đất Cochinchina cho Pháp (1862), Hiệp ước nhà Thanh thỏa hiệp với Pháp về quyền cai trị An-nam và Ton-kin (1885), hay các tuyên ngôn độc lập tự chủ sau này có nhắc đến chủ quyền của mấy cái đảo ấy không?

Chính quyền Việt Nam Cộng Hòa có bao giờ tuyên ngôn chủ quyền các đảo đó không, hay chỉ mãi đến năm 1974 mới điều hải quân ra trấn giữ và bảo vệ? Chúng ta đã bao giờ dành thời gian nghiên cứu xác nhận thông tin trước khi đấu tranh đòi chủ quyền chưa nhỉ?

Chủ nghĩa dân tộc mù quáng đôi khi cũng tai hại không kém gì chủ nghĩa bành trướng đế quốc vậy.

Đỗ Ngọc Bích

Chỉ biết là bắt đầu từ đầu thập niên 1970, khi giá trị của dầu mỏ trở nên rõ ràng, khi thông tin về trữ lượng dầu ở mấy đảo đó được xác nhận, và người ta nhận ra tầm quan trọng của việc xây dựng sân bay, điểm cất cánh trung chuyển và căn cứ quân sự ở Đông Nam Á, thì một loạt 6, 7 nước cùng xông vào nhận nó là của mình với những “bằng chứng lịch sử” đáng ngờ.

Xét cho cùng, đất nước Việt Nam, lãnh thổ Việt Nam hiện nay có được là nhờ sự “mở mang bờ cõi” Nam tiến vào lãnh thổ Chiêm Thành, Khơ-me.

Lịch sử là vậy, đất đai dân cư di dời, sở hữu chuyển đổi, do thỏa thuận cũng như do xâm lấn.

Rút cục, có thể nói chủ nghĩa dân tộc mù quáng đôi khi cũng tai hại không kém gì chủ nghĩa bành trướng đế quốc vậy.

Bài viết phản ánh quan điểm riêng và lối hành văn của tác giả. Bà Đỗ Ngọc Bích đã hoàn tất chương trình tiến sĩ môn Hoa Kỳ Học của Đại Học Hawaii, hiện đang sống ở New Haven và chuẩn bị bảo vệ luận án, trong khi tham gia giảng dạy tiếng Việt ở Trung Tâm Ngôn Ngữ và dịch tài liệu lịch sử cho khoa Lịch sử, ĐH Yale.

 

Vũ Khánh Thành
Số lần đọc: 1945
Ngày đăng: 25.04.2010
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Kiểm duyệt Trung hoa chặn và ngáng trên internet. (tiếp theo) - Hiếu Tân
Kiểm duyệt Trung Hoa chặn và ngáng trên Internet - Hiếu Tân
Thông báo phát hành Báo Nhớ về Quốc học - Nhiều Tác Giả
Giải thưởng dành cho sự khác lạ - Inrasara
Phát hành số đặc biệt Sông Hương tháng 3 năm 2010 - Nhiều Tác Giả
Kính gửi: Ban lãnh đạo Tỉnh Bình Định, Huyện và Phòng văn hóa huyện An Nhơn - Lâm Bích Thủy
Phát biểu của nhà thơ Nguyễn Linh Khiếu tại lễ trao giải cuộc thi thơ và truyện ngắn 2008 - 2009 của tạp chí Văn nghệ quân đội - Nguyễn Linh Khiếu
Nhà Thơ Ngô Nguyên Nghi ễm ra Mắt Tập Sách :Tác Giả Tác Phẩm – Người Đồng Hành Quanh Tôi. - Trần Hữu Dũng
Lê Thị Việt Hà: Luận văn Thạc sĩ về thơ Inrasara - Nhiều Tác Giả
Một cuốn sách, nhiều suy nghĩ - Nguyễn Đức Tùng