Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.405 tác phẩm
2.747 tác giả
342
116.791.924
 
Phạm Duy, bóng hồng và danh tác
Đỗ Nhựt Thư

 

      Nhớ Ông nhân ngày sinh thứ 100.

 

 

Phạm sinh ngày 05/10/1921.

Hai tuổi, cha – nhà văn Phạm Duy Tốn mất. Gia đình dần khó khăn, 16 tuổi dù học giỏi nhưng ông anh bắt cậu đi học nghề, năm sau cậu đã tham gia lao động để tự lo cho đời mình vì cốt cách bản nhiên thượng đẳng, bất cần đời, không dựa dẫm, không khuất phục, chìu luỵ.

      Như một thiên mệnh cậu luôn luôn tìm hiểu nghiên cứu dân ca của nước nhà, tích luỹ tri thức uyên bác về âm nhạc. Năm 1942 đã có sáng tác đầu tay Cô hái mơ phổ thơ Nguyễn Bính gây được tiếng vang, nhiều người ngưỡng mộ.

    21tuổi (1943) vào làm gánh hátĐức Huy tại Hải Phòng, vừa là quản lý và là ca sĩ hát tân nhạc phụ vào chương trình chính thức.

   Gánh hát hoạt động quanh đồng bằng Bắc bộ rồi Nam tiến, đến từng thị trấn dọc đường cái quan, nhờ đó cậu được sống khắp mọi miền đất nước để trở thành chứng nhân hiếm có của nước nhà.Với giai đoạn này, nhạc sĩ Văn Cao gọi Phạm Duy là "kẻ du ca đã gieo nhạc buồn của tôi khắp chốn". Ông từng được vua Bảo Đại mời đến tư dinh hát riêng cho vua nghe ở Phan Rang trong chuyến lưu diễn xuyên Việt này. 

     Cách mạng tháng 8 bùng nổ, 10/1945 ông ra Hà Nội, tham gia hoạt động.

1946 toàn quốc kháng chiến ôngvàođoàn Văn nghệ, sau về Cục Chính trị quân đội VNDCCH, rồi vào các đội văn nghệ các khu, đi phục vụ khắp các chiến trường Miền Bắc, từ biên giới Lạng Sơn đến Bình Trị Thiên và lấy cảm hứng để sáng tác.

1949 cưới ca sĩ Thái Hằng tại Thanh Hoá dưới sự chủ hôn của tướng Nguyễn Sơn – Tư lệnh khu IV.

4 tháng sau Phạm có Sự Vụ Lệnh của TW điều lên Việt Bắc, vợ chồng đi bộ đường núi gần 800 km hơn 1 tháng trời (hic!). Ông sinh hoạt trong Hội Nhạc sĩ kháng chiến do nhạc sĩ Nguyễn Xuân Khoát làm Chủ tịch và được Tố Hữu quý mến, được gặp Bác Hồ.

    Hè năm 1950 ông tham dự Đại hội Văn nghệ Nhân dân, nhà văn Nguyên Hồng, … là Chủ tịch đoàn. Các ông Trường Chinh, Tố Hữu, Trần Độ, … tham dự

    Đại hội này đãđưa rađường lối văn nghệ hiện thực xã hội chủ nghĩa.

    Các văn nghệ sĩ được tranh luận theo ngành sáng tác, ông Tố Hữu có tiếng nói quyết định và không ai dám phản đối; đã bỏ cải lương, kịch thơ (khiến Hoàng Cầm phải treo cổ tập kịch thơ của mình). Phạm cũng bị Tố Hữu phê bình các ca khúc Bao giờ anh lấy được đồn Tây (Quê nghèo), Bà mẹ Gio Linh và khuyến khích khai tử bài hát Bên cầu biên giới được cho là uỷ mỵ đang rất thịnh hành nhưng ông tảng lờ.

   Sauđó lấy cớ đưa Thái Hằng vào khu IV sinh Phạm xin về Thanh Hoá, Tố Hữu đồng ý và còn hổ trợ một số tiền.

1/5/1951 Phạm cùng gia đình vợ ‘dinh tê’ về Hà Nội. Ngày 9/6 năm ấy cả gia đình vào Sài-gòn, sau đó thành lập Ban hợp ca Thăng Long trình diễn tại phòng trà Đêm màu hồng đình đám một thời.

Tháng 4/1975 gia đình Phạm di tản qua Mỹ. Đất nước thống nhất, nhạc Phạm bị cấm nhưng nhiều người vẫn hát với nhau và tồn tại trong dân gian cùng năm tháng. Nghe là trước đó ông Tố Hữu cho người gặp bảo ông ở lại nhưng bị trễ.

Tháng 5/2005, đã 84 tuổi, ông xin về sống tại quê nhà để được nằm xuống trong lòng đất Mẹ, chính quyền đồng ý và nhạc Phạm đã được công diễn dần dần tạo nên giá trị cao cho nền âm nhạc VN.

27/01/2011 ông mất, thọ 91 tuổi, gây thương tiếc cho rất nhiều người.

 

*

            Ông là một nhân tài của nước Việt. Với hơn 1000 ca khúc đủ mọi dạng thức của một tâm hồn nghệ sĩ kỳ tài.Một người đàn ông đích thực, một kẻ sĩ đáng trân trọng. Việc đờihình như ông xem nhẹ như không, chỉ có những cảm xúc tiên thiên dẫn lối và nhờ đó ông trở thành nhân vật lớn của nước nhà.Thi thoảng nước ta mới xuất hiện 1 người như thế, (còn những người bình thường thì đừng dại mà sống như những bậc thiên tài.)

Thời kỳ cả nước xung trận giành độc lập đã khơi nguồn nhiệt huyết nên ông sáng tác hăng say. Những ca  khúc vang danh: Phục vụ kháng chiến có: Gươm chiến sĩ, Chiến sĩ vô danh, Việt Bắc, Đường về quê, Tiếng hát sông Lô, Khúc hát hành quân xa, … Tình yêu quê hương có: Nương chiều,  Quê nghèo, Gánh lúa, … và mảng nhạc tình: Tình kỹ nữ,  Bên cầu biên giới, Tiếng đàn tôi,

Vào Sài Gòn ông ray rứt nhớ quê nhà và những kỷ niệm của một thời ngang dọc đã sáng tác nhiều tác phẩm để đời:Tình ca, Tình hoài hương, Bà mẹ quê, Em

bé quê, Thuyền viễn xứ (thơ Huyền Chi)

 

Hình như cả đời ông đau đáu với tình yêu quê hương, mê đắm tình yêu nam nữ nên những sáng tác về các thiên tính ấy của ông rất hay, đã đi vào hồn người và trở thành bất tử.

Ngoài 2 tình yêu lớn ông dành cho vợ và người tình nhỏ Alice, Phạm có một đời tình phong phú, bất tuyệt,đó là niềm hứng khởi cho ông viết những danh tác để đời. Từ tư liệu và hồi ký của chính ông, người viết đọc trên Wikivà xin mạn phép tóm tắt lại những bóng hồng đã đi qua đời ông gây thăng hoa tột đỉnhđể ông sáng tác những tác phẩm bất hủ:

+ Từ Hồi ký Phạm Duy (xin tóm tắt):

Năm 1946 ông đã có người yêu là ca sĩ Thương Huyền lại sống tạm bợ với người tình là vũ nữ Định, nàng này gây cảm hứng cho ông viết ca khúc Tình kỹ nữđầy xa xót.

    Hè 1947 khi cùng nhạc sĩ Văn Cao ở Quán Biên Thuỳ  lại ‘bắt tình’ với một chiêu đãi viên vốn là vũ nữ ở Hà Nội và sáng tác bài hát Bên cầu biên giới, bài hát khiến Phạm nỗi tiếng như cồn.

     Năm 1948 ở quán Thăng Long ở chợ Đại có Thái Hằng mà chàng lơ, đêm đêm đàn hát, yêu đương trong còn đò bềnh bồng trên sông với nàng Hiếu bốc lửa, là cảm xúc cho ông viết bài Tiếng đàn tôi.

+ Thi sĩ Hoàng Cầm có bài viết tháng 12/1993 kể lại: năm 1947 ông phụ trách đội văn nghệ khu 12, Phạm cùng nhạc sĩ Ngọc Bích, tay kèn clarinette Ngọc Hiền đến tham gia để được hoạt đônh phục vụ cách mạng, được ngao du ca hát, hưởng thụ và yêu đương. Một lần đã xúi thi sĩ họ Hoàng lỡ hẹn trình diễn cho một trung đoàn chuẩn bị ra trận ở đường 4 để theo các sơn nữ người Nùng về bản của các cô, họ vui chơi suốt đêm đếnnỗi sáng hôm sau Phạm ỉu xìu, không quàng nỗi cây đàn lên cổ để ra đi.

    Thật là khác thường!

 

            Rồi tình yêu lớn với Thái Hằng, cho ra đời những ca khúc lưu danh:

Năm 1949 về hoạt động văn nghệ tại khu IV với tướng Nguyễn Sơn, tán tỉnh Thái Hằng đầy tâm lý, soạn ca khúc Đêm Xuân để vực hồn nàng ra khỏi đớn đau của tình cũ và soạn lời Việt cho những ca khúc lừng danh nước ngoài, trong đó có bài Trở về mái nhà xưa tặng nàng.

Và rồi trước khi lấy nàng làm vợ đã xung phong vào hoạt động tại chiến trường Bình Trị Thiên 6 tháng. Ở đây ông đã sáng tác một số bài để đời: với Quảng Bình: Bao giờ anh chiếm được đồn Tây (sau sửa lời đặt lại tên Quê nghèo), ở Quảng Trị: Bà mẹ Gio Linh, đến Thừa Thiên: Về miền Trung; và khi tự hào trên thuyền vượt biển trở về với ý trung nhân ngập tràn cảm xúc với ca khúc: Vợ chồng quê.

    Tuần trăng mật ông còn sánh tác ca khúc Chú Cuội để tặng vợ.

Tâm lý đến thế là cùng.

           

Và một mối tình thanh nhã lạ lùng với Alice để ông viết những ca khúc bất tử:

Duyên nợ là vào năm 1944 gánh hát Đức Huy dừng chân ở Phan Thiết, ông quen Hélene – một goá phụ trẻ mang hai dòng máu Việt – Anh. Mối tình nhẹ nhàng và trong sạch.

    Hơn 10 năm sau họ lại gặp nhau ở Sài-gòn. Nàng mời chàng nhạc sĩ tài hoa ghé thăm nhà và … gặp Alice - con nàng vừa 16. Phạm đang bị scandane tình ái, mẹ con Hélene vốn lai Tây nên phóng khoáng, ân cần an ủi, rồi chú Phạm với cháu Alice cứ la cà tâm sự, thơ nhạc hằng tuần, khiến cho cái lưới ái tình tung lên và họ là tình nhân vào mùa thu 1957 – khi đó Phạm đã 46.

    Đó là một mối tình cao thượng, năm 1956 ông sáng tác ca khúc Thương tình ca tặng nàng, lại bắt đầu hơn 10 năm bột khởi những bản nhạc tình lừng danh của Phạm. Những bài hát Ngày đó chúng mình, Đừng xa nhau, Cỏ hồng, Nha Trang ngày về, Tóc mai sợi ngắn sợi dài, Nụ tầm xuân, Bài ca sao, Đố ai, … ra đời. Rồi vì nàng yêu thơ, thường làm thơ tặng ông nên ông còn phổ nhạc những bài thơ nỗi tiếng của các nhà thơ cho ra đời những tác phẩm xuất sắc: Ngậm ngùi, Vần thơ sầu rụng, Hoa rụng ven sông, Kiếp nào có yêu nhau, …để tặng nàng.

     Người tình nhỏ Alice đã viết hơn 300 bài thơ để tặng ông. Ông đã phóng tác một bài thơ của nàng thành 1 bài bình ca hoan lạc: Tôi đang mơ giấc mộng dài.

     Sau Tết Mậu Thân 1968 nàng tạ từ ông để lấy chồng, đầy cảm xúc ông sáng tác ca khúc Nghìn trùng xa cách – một trong những bài hát hay nhất của một đời nghệ sĩ.

     Chắc ông thường nhớ tiếc nên đầu năm 1975 lại viết ca khúc cuối cùng cho nàng: Chỉ chừng đó thôi.

            Thế thôi!

 

*

 

            Ông là một nhạc sĩ vĩ đại của dân tộc, yêu quê hương tha thiết, thích tự do sáng tác theo cảm xúc thiên tiên.

     Ông mê tình ngoại hạng, đó là chất xúc tác diệu kỳ của người nghệ sĩ đích thực vượt ngoài cương toả để ông sáng tác những khúc ca đi vào hồn người và trở thành bất tử.

            Xin đội ơn ông.

 

                10/2021

 

Đỗ Nhựt Thư
Số lần đọc: 877
Ngày đăng: 08.10.2021
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Có một Phạm Duy như thế - Phan Trang Hy
Hoài Khanh, mây của trời rồi gió sẽ mang đi… - Hoàng Kim Oanh
Làm thơ - Võ Công Liêm
Nguyễn Tường Thiết, một niềm vui còn mãi - Nguyễn Chí Kham
Milano Sài Gòn đang về hay sang, ngỡ ngàng dõi theo dòng sông chảy - Đặng Châu Long
Thơ Lê Chí và những niềm khắc khoải nhân sinh… - Trần Hoài Anh
Baudelaire « nhà thơ của tâm trạng » - Võ Công Liêm
Trò chuyện với thiên thần: sự mới lạ của một cây bút quen - Vũ Ngọc Tiến
Nhật Nguyệt chờ… iêu - Trương Văn Dân
Thương nhớ một người anh - Võ Quê