Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.405 tác phẩm
2.747 tác giả
580
116.790.527
 
Nam nữ thụ thụ
Đỗ Nhựt Thư

 

      Nhân 100 năm sinh hạ Phạm Duy

 

Tự nhiên thật huyền vi, khó bề giải thích.

 

Vạn vật được sinh ra và tương hổ nhau để cân bằng sinh thái thật lạ lùng. Như loài cây hấp thụ các-bon-níc rồi thải ra ô-xy đề con người tồn tại, …, rồi cái ta gọi là ‘thiên mệnh’ mới tuyệt vời: như mèo sinh ra để bắt chuột , như chó để giữ nhà (chỉ hù doạ người lạ còn chủ dù bạc đãi vẫn sợ sệt vâng lời) …, dù khoa học hiện đại chế tạo những dụng cụ khác có tinh vi đến đâu vẫn không bằng được(lệ thuộc vào năng lượng, tuổi thọ). Xin ngẫm mà đồng cảm cho.

Vạn vật lại có 2 giới âm dương, đực cái, nam nữ để kết giao mà sinh sôi nẩy nở. Nghe là phấn cây tử đinh hương bay lang thang trong gió xa cả ngàn dặm rồi sa vào chính nhuỵ hoa cái để kết quả. Tin không? Nhìn loài chó lúc động dục cũng thấy là một trời linh diệu. Không thể dùng lý tính mà giải được sự sắp bày của tạo hoá. 

            Kinh Dịch nói: "Nhất âm nhất dương chi vị đạo", haikhí âm và dương tác động lẫn nhau là động lực thúc đẩy sự hình thành và chuyển hóa của sự vật, tức là Đạo. Đạo do 1 Âm 1 Dương tác động ảnh hưởng lẫn nhau để sinh ra, chuyển biến hoá và phát triển vạn vật trong vũ trụ, không ngừng trong mối liên quan giữa Trời, Đất và Con người trong mô hình trật tự của hai chiều âm và dương.

 

            Tính dục là việc quan trọng, thiết yếu với sự tồn tại của con người.Nhu cầu tình dục là một nhu cầu tự nhiên và cần thiết cho con người. Tùy thuộc vào các đặc điểm cơ thể cũng như môi trường sống mà nhu cầu tình dục mỗi người là khác nhau và thể hiện khác nhau theo đạo lý, luật lệ.

Xã hội loài người thời mông muội sống như động vật cấp cao, tiến bộ dần dần mà sinh lề luật. Cái bản năng truyền giống là một ma lực, dễ gây lắm chuyện bất hạnh. Nam nữ mà cứ gần gũi đụng chạm nhau thế nào cũng sinh chuyện

Nếu không có quy ước thì loạn.Vì thế người Á Đông xưa đã đề ra quan niệm ‘nam nữ thụ thụ bất thân’ (nam nữ trao nhận không được gần gũi) nhằm làm rào cản những quan hệ không đúng phát sinh.Nhưng không cứng nhắc nhé, Á thánh Mạnh Tử (372 – 298 TCN) có nói: “Nam nữ thụ thụ bất thân, lễ dã, tẩu nịch viên chi dĩ thủ, quyền dã”. Nghĩa là thời ông nam nữ đã bất thân rồi nhưng trong trường hợp này là người chị dâu đuối nước thì em trai phải đưa tay ra cứu đó là quyền biến, không nên câu nệ.

 

Tính cách con người vô cùng phức tạp và ba yếu tố bao gồm Bản năng, Bản ngã, và Siêu ngã. Theo thuyết phân tâm học về tính cách của Freud, bản năng là thành tố tính cách tạo nên nguồn năng lượng tâm lý vô thức, làm thỏa mãn những thôi thúc, nhu cầu và ham muốn cơ bản nhất.

Freud ví tính cách như một tảng băng. Phần chóp của tảng băng ở trên mặt nước đại diện cho ý thức. Phần băng lớn hơn chìm dưới mặt dưới tượng trưng cho trạng thái vô thức, nơi tất cả những ham muốn, suy nghĩ và ký ức ẩn giấu tồn tại. Đây cũng là nơi cư ngụ của bản năng.

Bản năng hoạt động như một nguồn sức mạnh dẫn dắt tính cách. Nó không chỉ ra sức lấp đầy những ham muốn cơ bản nhất của chúng ta – trong đó, nhiều ham muốn còn liên hệ mật thiết đến sự sinh tồn, mà nó còn mang đến nguồn năng lượng cần thiết để điều khiển tính cách.

Từ khi mới sinh ra, trước khi những thành tố khác của tính cách bắt đầu thành hình thì trẻ đã bị thống trị bởi bản năng. Thỏa mãn những nhu cầu cơ bản nhất như đồ ăn, thức uống, trạng thái thoải mái là những nhiệm vụ tối quan trọng nhất.

Khi con người lớn lên hành xử để thỏa mãn nhu cầu của bản năng khi cảm thấy bị thôi thúc, có nhu cầu và ham muốn. Cũng may là những thành tố khác của tính cách dần hình thành khi ta dần trưởng thành, cho phép ta kiểm soát những đòi hỏi của bản năng và hành xử theo cách được xã hộichấp nhận.

 

*

            A, có một số người bị bệnh hoang dâm điển hình như Võ Tắc Thiên bên TQ, VN ta có Tống thị thời chúa Thượng Nguyễn Phúc Lan (1601- 1648), …

     Ngay cả vua chúa có hàng ngàn mỹ nữ vẫn để cho ma lực dẫn đường lưu lại xú danh ngàn năm. Như Thời Xuân Thu, TQ. Thôi Trữ (620? – 546) là Tướng quốc nước Tề, có người vợ tên Đông Đường Khương, vốn là một đại mỹ nhân đương thời. Không ngờ, Tề Trang Công gặp nàng (~ 550 TCN) cũng mê mẩn, nên thường lợi dụng lấy thân phận quân vương để lén lút thông dâm với Đường Khương đến nỗi bị Thôi giết chết.

 Mạc Mậu Hợp say đắm tửu sắc. Nguyễn thị là phu nhâncủa Sơn quận công Bùi Văn Khuê, có em gái là hoàng hậu nên thường ra vào trong cấm cung. Mậu Hợp thích Nguyễn thịnên muốn giết Văn Khuê để chiếm đoạt. Văn Khuê biết chuyện, bèn đem quân bản bộ tự ý rút về Gia Viễn, không chịu vào chầu. Mậu Hợp sai quân đến bức bách để bắt, Văn Khuê sai con trai là Văn Nguyên chạy vào Thanh Hoa đầu hàng và xin cứu viện với nhà Lê (Trịnh). Trịnh Tùng ưng nhận và mừng rỡ nói: ‘Văn Khuê đầu hàng, thế là trời giúp cho ta được chóng thành công. Đất đai bản triều có thể hẹn ngày khôi phục được”. Vì thế nhà Mạc suy vong.

            Đàn ông vốn phóng túng, VN ta xưa ‘năm thê bảy thiếp’, phụ nữ ‘chính chuyên một chồng’ đầy bất công. Thờidân chủ này thì xin trích tư liệu của ông Google:Theo nhiều khảo sát, nghiên cứu cho thấy tỷ lệ ngoại tình của đàn ông và phụ nữ ngày càng đáng báo động, trong đó nam giới chiếm 70%, nữ giới chiếm 60%…..28 thg 5, 2021(?),nhiều vụ hiếp dâm như loài thú: có lẽ vì nền giáo dục không hoàn thiện, sự buông thả đạo đức và … vàkhông có ‘lầu xanh’để giải quyết nhu cầu bản năng khi bị ách tắc chăng?.

 

*

            Phạm sinh năm 1921, bản chất nhân bản tiên thiên, tin vào lương tâm mà xem thường mọi chuyện. 10 tuổi đã thuộc lòng truyện Kiều,13 tuổi đã làu làu thơ mới, 17 tuổi đã xông pha sương gió, 23 tuổi theo gánh hát rong cầm ca, trai gái từ Bắc chí Nam, vua Bảo Đại mời gặp mặt tại Phan Rang, về tận mũi Cà Mau ngắm sóng nước mênh mông, ý tình ngày càng dào dạt.

Phạm coi đời nhẹ tênh, năm 1945 xung phong hoạt động văn nghệ trong công cuộc giành độc lập và sau đó tay đàn tay nãi đi khắp xứ Bắc phục vụ kháng chiến vừa sáng tác, vừa thoả chí tang bồng vừa thoả mãn cái đam mê trời đày.Phạm là một nhạc sĩ nỗi danh, ông sáng tác những ca khúc về kháng chiến, về tình yêu quê hương đi vào hồn người được khắp nơi truyền tụng, là những khúc ca bất tử của nền âm nhạc VN. Ông cưới vợ - ca sĩ Thái Hằng, 4 tháng sau có lệnh về Việt Bắc, vợ chồng cuốc bộ 800 km đường rừng ròng rã cả tháng trời để về Yên Giã tụ hợp ngành văn học nghệ thuật cách mạng, được Tố Hữu tôn trọng, được gặp Bác Hồ.

     Mùa hè năm 1950 trên tổ chức Đại hội Văn nghệ Nhân dân, chủ trương văn nghệ hiện thực xã hội chủ nghĩa, người người đều chấp nhận tuyên bố từ bỏ những sáng tác lãng mạn, Phạm lòng không đồng ý bèn giả lơ dù bị nêu tên và yêu cầu khai tử ca khúc Bên cầu biên giới đang nỗi tiếng. Thời gian sau lấy lý do đưa vợ vào khu IV sinh. Gặp gia đình vợ gần thủ đô rồi ngày 1/5/1951 Phạm cùng họ ‘dinh tê’ về Hà Nội, rồi ngày 9/6 cả gia đình kéo vào Sài-gòn thành lập Ban hợp ca Thăng Long nỗi tiếng hoạt động văn nghệ để kiếm sống.

            K.N sinh năm 1937 tại Hà Nội, mê văn nghệ, năm 1951 cũng vào Sài-gòn ca hát, là giọng hát nỗi tiếng lúc bấy giờ nên được vào Ban Thăng Long, sau này cô là vợ của nhạc sĩ PĐC – em vợ Phạm, một nhạc sĩ khá nỗi tiếng.

K.N còn ước muốn được là diễn viên điện ảnh. May thay vào một đêm cuối năm 1955, sau khi trình diễn ca nhạc tại một rạp chiếu bóng ở Sài Gòn, K.N đã được các chuyên viên điện ảnh Mỹ và Philippines đại diện cho một hãng điện ảnh Philippines sang hợp tác với VN sản xuất bộ phim Exodus và đang đi tìm một nữ diễn viên chọn trúng. Sau đó, đã được đạo diễn César Amigo chọn đóng chung với các nam tài tử Philippines, trong phim còn xuất hiện hai chị em Thái Thanh, Thái Hằng và Phạm Duy. Từ bộ phim này, K.N đi vào con đường điện ảnh, vai chính trong phim Đất lành của hãng Đông Phương Films do đạo diễn Ramon Eatells thực hiện theo kịch bản César Amigo và Phạm Duy, tiếp theo là cuốn phim màu Chim lồng do chính Phạm Duy làm đạo diễn rồi tham gia phim Ràng buộc của hãng Alpha Films.

            Có lẽ từ vụ qua Manila cùng Phạm để hoàn tất cuốn phim Exodus, gần gũi nhau quá, phạm lời dặn ‘thụ thụ bất thân’, người mạnh mẽ, kẻ bốc lửa, rồi sống giữa lối sống phóng túng của dân Philippines đã bùng cháy luyến ái trời bày.

Trong cuốn Hồi ký Phạm Duy (tập 3), ông viết: "Sự buông thả không kiềm chế trong sáng tác cũng như trong đời sống hằng ngày đẩy tôi vào một cuộc tình đáng lẽ tôi nên tránh. Thành thực mà nói, tôi muốn tránh cũng không được. Vì nhu cầu của công tác điện ảnh, tôi sống quá gần gũi với người vợ của em vợ, đôi khi còn phải sống chung ở Hồng Kông hay Manila để hoàn tất cuốn phim".

 

*

            Thế là cả 3 đều đau khổ lâu dài, nhưng họ cũng đã để lại những danh tác bất hủ cho đời. Nguyên dolà môi trường sinh hoạt phóng túng, sốngthiếu kiềm chế, bị bản năng thiên phú dẫn dắt -quên lời người xưa đã dạy: ‘thụ thụ bất thân’ mà ra. (Còn lối sống hiện đại giải phóng tình dục của Tây phương từ thập niên 1960 thì đòi hỏi trình độ dân trí phải cao để sống dứt khoát, rõ ràng và xem nhẹLễ - Nghĩa).

10/2021

 

 

 

Đỗ Nhựt Thư
Số lần đọc: 623
Ngày đăng: 29.10.2021
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Câu thơ lục bát - Nguyễn Đức Tùng
Thơ Quang Dũng nhìn từ tâm thức văn hóa Việt* - Trần Hoài Anh
Nguyễn Du với người đẹp Dương Quý Phi - Nguyễn Anh Tuấn
“Công án” Phi Nhung - Nguyễn Anh Tuấn
Nguyễn Thị Hoàng ”Đâu biết đời kia vẫn đợi chờ”… - Hoàng Kim Oanh
Phạm Duy, bóng hồng và danh tác - Đỗ Nhựt Thư
Có một Phạm Duy như thế - Phan Trang Hy
Hoài Khanh, mây của trời rồi gió sẽ mang đi… - Hoàng Kim Oanh
Làm thơ - Võ Công Liêm
Nguyễn Tường Thiết, một niềm vui còn mãi - Nguyễn Chí Kham