Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.384 tác phẩm
2.747 tác giả
830
116.681.162
 
Đọc : Thức đến sáng và mơ.
Vũ Quần Phương

(Thơ Phạm Thị Ngọc Liên NXB văn nghệ Tp.Hồ Chí Minh, 2004-Tặng thưởng về thơ của hội nhà văn 2005)

 

T

ập thơ 99 bài. Sáu bài đầu là thơ về bố mẹ và các con

Làm nên nội dung chính của tâp thơ này là 92 bài thơ tình yêu, đúng hơn là thơ về một mối tình đã mất. khối lượng ấy quả là cho riêng một đề tài nhưng Phạm Thị Ngọc Liên không bị trùng lặp. Chị làm thơ như viết nhật ký. Mỗi ngày một nỗi lòng. Nhiều cung bậc tâm trạng. Chỉ riêng buồn thôi nó có nhiều gương mặt, và buồn cũng có nhiều nụ cười. nhận ra gương mặt thật của nỗi buồn, nghĩa là khám phá tâm trạng của chính mình trong mỗi khoảnh khắc, nắm bắt và thể hiện được thần thái nó là phần đóng góp của tập thơ này. Việc đó không dễ làm. Tác giả cần đủ mê để nhập mình vào từ trường của mối tình đã mất, vào nỗi  đau muôn vẻ  và thấm thía của sự thất tình. Lại cần đủ tỉnh để đưa những nhát rạch phẫu thuật chính xác vào khối tâm sự mình làm bộc lộ từng dáng vẻ đích thực của buồn đau. Thức đến sang và mơ. Mà, đúng ra, mơ đến sáng thì thức. bài thơ thức tỉnh là bài thơ sau cùng, được in ở đầu tập, như một lời đề từ, nó là cảm  giác lúc bình minh gạt mồ hôi trán, quay đầu nhìn lại những đoạn được mình đã vượt trong đêm.

 

Rượu thì đỏ lắm

Em uống từng giọt, từng giọt

Ngắm nghía nỗi buồn mình

Trong mỗi lúc cụng ly

 

Chị cứ ngỡ nhúng buồn vào rượu và rượu sẽ tan ra chị những muốn cắn vỡ khoảng cách đợi anh. Chị bị lưu đày trong ký ức, bị tình yêu giam cầm chị chới với cầu xin: hỡi người tôi yêu/ đừng thổi tắt ngọn nến/ soi cho tôi về với cuộc tình. Chị ví nỗi buồn như chiếc bóng .chị không thoát được nó, Phạm Thị Ngọc Liên tinh tế và mơ mộng trong hoài niệm quét mùa thu lá mục ủ mối tình xa xưa  để nuôi sự chờ đợi. nhưng bi kịch là tình yêu mất mà người yêu lại còn , nhưng anh ta đã thành người khác, thuộc về cõi khác hoàn toàn xa lạ. người đàn bà bị phụ tình đến mê sảng ấy lại có những cơn thức tỉnh tự ý thức, tự cảm nhận ra sắc sảo mỏi mệt nằm nhìn đời mình thấy bỗng trẻ bỗng già bất chợt. trong khoảng tỉnh, đôi lúc có cái nhìn bao quát như trùm lên cả đời người Cái thoáng chốc của một thời tuổi trẻ / cái đè đặt của tuổi già rớm lệ. những mạch thơ có tính nhận thức ấy đan xen vào những tức tưởi chua chát tiếc nuối buồn thương tạo nên chiều sâu cho tình cảm hướng thơ về phía khám phá cái phức tạp của tâm hồn con người thơ không chỉ giãi bày mà còn tực đúc lấy kinh nghiệm sống. nỗi đau thất tình tự chữa bằng nhận thức. nhận thức từ những kênh tình cảm vốn có, không phải nhận thức từ giáo lý sách vở. tác giả kéo người đọc sống vào cõi trân trở của mình, cùng thức đến sáng với mình, điều chị không bắt người ta phải mơ như chị, mà chỉ cung cấp dữ liệu cho người cắt nghĩa và cảm thông những cơn mơ rất đàn bà của chị.

 

Rạo rực như chồi non

em nảy mầm cảm giác từ cái nhìn nồng nàn của anh

Rồi mục nát như than cây già cỗi

 

Có thể tóm tắt toàn bộ cuộc tình bằng ba câu thơ ấy. cũng từ ba câu thơ ấy có thể thấy đặc điểm thi pháp của Phạm Thị Ngọc Liên . đó là một cách nghĩ bằng hình ảnh: tình yêu như chồi non, rồi lại như thân cây già cỗi thì mục nát. Đó là lối tư duy mạch lạc trong cốt lõi triết lý nhưng khéo vùi trong nỗi mơ hồ của diễn đạt tình yêu nảy mầm từ cảm giác, cảm giác bảy mầm từ cái nhìn nồng nàn của anh không còn cái nhìn ấy nữa thì mầm non đang rạo rực kia hóa thân cây già cõi tự mục nát. . phạm thị ngọc li6n không thơ mộng hòa nỗi buồn mà chị truy kích nó, truy kích chính lòng mình, tìm ra tình cảm đích thực của mình xác định tính chất con người mình, không nhận ra mình thì không đánh giá được người trong cái “ mặt trận “ tay đôi này

 

Người đàn bà đi qua những quán rượu

Tìm lại gương mặt tình nhân

Tìm lại một quá khứ nhân từ

Dày dạn và rỗng tuyếch

Dỗ dành mộng mị trong đêm

 

Người đàn bà ấy nhìn ra mối tình cũ vừa nhân từ vừa rỗng tuếch, nó thường núp vào bóng tối và có sức dỗ dành đầy mộng mị, cả tỉnh và mê cũng tác động mới tạo nên cái nhìn ấy. và đấy  là một yếu tố tạo nên những khám phá tình được, tình mất của Phạm Thị Ngọc Liên. Chị là người dám cho nên không tiếc, chẳng còn gì để tiếc Chị say đắm cái hôn mật ngọt cùng úc tê giá trong cái nhìn lạnh lùng của “ đối tác “. Chị rất nhạy trong cảm nhận và tinh tế trong diễn đạt những nghịch lý ấy, cảm giác, cảm xúc. Đây cũng là biểu hiện của tính nữ trong thơ phạm thị ngọc liên. Hầu hết trong tập này là thơ không vần, câu dài ngắn tự do, nhằm diễn đạt trực tiếp hơn, chính xác hơn những khám phá tâm lý

 

Chất thơ nằm ở những khám phá đó.tứ của bài thơ lỏng lẻo, toàn tập này có thể coi như một bài, bởi chúng chung một không gian cảm xúc, một giọng tâm sự, bù lại ý của câu thơ khá chặc chẽ, các chi tiết khi đã thả vào trong bài thường được vận dụng tối đa và kết dính với nhau trong những liên hệ về ý, hoặc về ngôn ngữ. người viết tỏ ra chủ động trong bút pháp, biết làm nhạt đi những kỹ xảo tu từ, để dồn sức vào những khám phá tâm lý, và chính những khám phá ấy thu hút người đọc. có những trái khoáy rất có lý:

 

Em biết khi chúng ta dày vò nhau bằng

Ngôn ngữ của loài rắn độc

ấy là lúc chúng ta yêu nhau        

 

muốn có đậm đặc vị trái khoáy ấy, chị dùng tới nọc độc của loài rắn để làm chứng cho tình yêu. Chị diễn tả nỗi hẫng hụt hoang vắng của những thói quen không trở lại, khi trơ trụi không vần

 

thỉnh thoảng lại muốn gọi điện trong đêm

một con số hú họa

một con số ám ảnh

để nghe tiếng gắt gỏng bên kia đầu dây

ai gọi đó.

 

Khi du dương vần điệu, dù viết liền dòng như văn xuôi người xa xăm tưởng như ngàn dặm – thoảng bên tai lời hứa ngày nào. Môi tê dại cắn vào nỗi nhớ- tình bây giờ còn một ta sao

Thì ấn tượng đọng lại trong người đọc, vẫn là bản thân những hành động gọi điện, môi tê dại cắn vào nỗi nhớ. Chất thơ nằm ở đó. Chứ không phải ở ngôn ngữ. ngôn ngữ như chiếc thuyền chở tâm hồn đi, mục dích là đến bên (người đọc), không cần thuyền đẹp, không nương tựa vào sự lộng lẫy của thuyền.

 

Như người vẽ sơ đồ một lộ trình thất tình, chị không bỏ sót sắc thái của nó. Giữ lại vẻ phong phú, đa sự của lòng mình. Người ta có thể tra trong thơ chị như tra trong tự điển bệnh học thơ phạm ngọc liên dù ở một đề tài thuần túy tình cảm này vẫn có khuynh hướng vươn tới trí tuệ. Nhằm đạt cái hay ở phía nhận thức. đó là một khuynh hướng đúng , một sự trưởng thành của cảm xúc, đáp ứng đòi hỏi trí tuệ của bạn đọc. nhưng thơ chị còn thiếu một sự ấm nồng thật sự của đời, có lẽ do chất liệu, chị giỏi dùng hình ảnh, nhưng hình ảnh lại thường ước lệ, có ý nghĩa biểu tượng, ẩn dụ, (sông suối mặt trời, hoa, chim, đêm, giấc mơ, ánh sang,…) nó mất đi nhiều lắm  bụi bạm của đời thường vốn để cảm, để nhận, dễ thân với mọi người. hơn nữa, với ngót trăm bài thơ chị thu lại trong một chuyện thất tình, không phải không làm người đọc “ sốt ruột” .

Vũ Quần Phương
Số lần đọc: 2562
Ngày đăng: 07.03.2006
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Nhân kỉ niêm 200 năm sinh Andersen: - Trần Quốc Toàn
Nghệ sĩ BẢO CƯỜNG trên quê người hồn ở tận CỐ ĐÔ - Võ Quê
Đôi câu triết luận giữa đời - Nguyễn Thị Thu Hiền
Ghi nhận về Hồ Biểu Chánh - Huỳnh Phan Anh
Tác phẩm của TRIỆU XUÂN những trang viết tâm huyết , giàu tính tư tưởng. - Hoài Anh
Ngày tình yêu, Đọc TÌNH YÊU CỔ ĐIỂN của NHÀ VĂN DƯ HOA (TRUNG QUỐC)-- 3. - Triệu Xuân
Ngày tình yêu, Đọc TÌNH YÊU CỔ ĐIỂN của NHÀ VĂN DƯ HOA (TRUNG QUỐC) -- 4 tiếp theo và hết.. - Triệu Xuân
Ngày tình yêu, Đọc TÌNH YÊU CỔ ĐIỂN của NHÀ VĂN DƯ HOA (TRUNG QUỐC) -- 2. - Triệu Xuân
Những đọan viết ngắn... - Triệu Từ Truyền
Kỷ niệm 100 năm ngày sinh và 42 năm ngày mất của nhà văn Lê Văn Trương, Nhà xuất bản Văn học vừa xuất bản bộ sách Lê Văn Trương - Ngô Thanh Hương
Cùng một tác giả